Bouke De Vries: Nghệ sĩ tái sinh lại những mảnh gốm đã vỡ

Bouke De Vries – một nghệ sĩ người Hà Lan cùng với sự sáng tạo của mình đã tái tạo lại mảnh gốm vỡ thành những tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp nhằm tôn vinh “vẻ đẹp của sự hủy hoại“. 

Ông sinh ra ở Utrecht, Hà Lan và theo học tại học viện thiết kế Eindhoven, và trường đại học nghệ thuật Central Saint – LonDon Martins. Ông cũng từng làm việc trong lĩnh vực thời trang cao cấp trước khi chuyển sang bảo tồn và phục hồi đồ gốm sứ. Với kỹ năng phục hồi và tái chế hơn người, người nghệ nhân này đã tái sinh lại những sản phẩm gốm sứ bị hư hỏng, cũng như thổi một làn gió mới lạ cho những tác phẩm mới này.

Các tác phẩm của Bouke De Vries hiện đang được trưng bày tại hai cuộc triển lãm, tại một ngôi nhà hiện đại ở London. Trong bài viết này, chúng ta cùng lắng nghe những chia sẻ thú vị của nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo độc đáo này.

Nguồn: adriansassoon.com

Điều gì đã khiến anh chuyển từ phục chế gốm sứ sang một hoạt động nghệ thuật tôn vinh “vẻ đẹp của sự hủy diệt”?

Bouke De Vries: Mặc dù tôi học đại học nghệ thuật khi còn là một thiếu niên, nhưng tôi không phát triển hoạt động nghệ thuật của riêng mình, cho đến cuối những năm hai mươi tuổi với danh xưng người phục chế đồ gốm sứ. Tôi đã từng cảm thấy sáng tạo nghệ thuật trong mình thật sự chưa được phát huy, dần dần tôi quyết định tìm kiếm các chất liệu, kỹ thuật và tìm ra được loại hình nghệ thuật dành cho mình. Tôi đã xem xét các câu hỏi về sự hoàn hảo so với sự không hoàn hảo, vẻ đẹp của sự hủy diệt và vị trí của gốm sứ trong lịch sử thế giới, làm thế nào mà một thứ như đồ sứ xanh và trắng trở thành một phần của câu chuyện thương mại và văn hóa toàn cầu.

Nguồn: adriansassoon.com

Làm thế nào anh bắt đầu một tác phẩm mới? Với những mảnh gốm đã vỡ hay tìm thấy một đồ vật bằng gốm mà anh thích và đập nó thành từng mảnh để tạo ra một cái gì đó mới?

Bouke De Vries: Vật liệu thường là đồ gốm vỡ – những thứ đã hỏng và thường bị bỏ đi hoặc mất giá vì hư hỏng. Nhưng đối với tôi, ngay cả một mảnh nhỏ không đáng kể cũng có thể mang đến sức mạnh của sự sáng tạo. Khi tôi bắt đầu một tác phẩm, bản thân vật thể bị hỏng sẽ gợi ý tôi nên làm gì với nó. Khi đã có được ý tưởng, tôi bắt đầu thực hiện.

Tiêu chí chọn những mảnh gốm vỡ của anh là gì? Hay anh sử dụng bất kỳ mảnh vỡ mà anh tìm kiếm được?

Bouke De Vries: Tiêu chí chính của tôi là vật liệu gốc phải có chất lượng tốt. Tất nhiên đây là ý kiến chủ quan nhưng tôi muốn có một tác phẩm mang tính thẩm mỹ nhất định với những đồ vật phù hợp. Hầu hết đồ gốm tôi sử dụng có xuất xứ từ Trung Quốc; chất lượng tuyệt vời, thêm vào đó họ là những nhà sản xuất gốm sứ lớn nhất trong suốt lịch sử.

Nguồn: adriansassoon.com

Trong một số tác phẩm, anh sử dụng sơn mài vàng để làm nổi bật các vết nứt đã sửa chữa. Điều gì đã thúc đẩy anh quan tâm đến kỹ thuật Kintsugi?

Bouke De Vries: Triết lý đằng sau Kintsugi (nghệ thuật dùng vàng ròng hàn gắn gốm vỡ) rất phù hợp với một trong những điểm xuất phát điểm của tôi. Tôi tin rằng một cái gì đó bị hư hỏng vẫn có thể đẹp. Với Kintsugi, sự hư hại được coi là một phần lịch sử của một tác phẩm: thay vì che giấu nó, kintsugi lại tôn vinh như một phần không thể thiếu. Tôi cố gắng thể hiện điều đó theo cách của riêng mình.

Nguồn: adriansassoon.com

Gần đây anh có thiết kế sản phẩm cho không gian triển lãm mới Sotheby với bộ sưu tập Sassoon adrian. Tầm nhìn và quá trình của anh đằng sau những tác phẩm quy mô lớn này là gì?

Bouke De Vries: Tôi muốn tạo ra một cái gì đó gây ấn tượng, một cái gì đó táo bạo và bất ngờ. Tôi chất đống mảnh gốm vỡ (tất nhiên là nguyên liệu thô cơ bản cho tác phẩm điêu khắc của mình) nhằm tôn vinh các cấu trúc cổ cũng như nghệ thuật gốm sứ.

Ảnh: tristan fewings
Nguồn: adriansassoon.com
Nguồn: adriansassoon.com
Nguồn: adriansassoon.com
Nguồn: adriansassoon.com
Nguồn: adriansassoon.com

Biên tập: Thao Lee
Theo: designboom

Cùng tác giả

#Tag

Bouke De Vries cảm hứng inspiration Kintsugi nghệ nhân gốm sứ nghệ thuật từ gốm vỡ phỏng vấn nghệ sĩ vẻ đẹp của sự huỷ hoại

iDesign Must-try

Mãn nhãn với những tác phẩm gốm sứ tinh tế đầy mê hoặc lấy cảm hứng từ hoa cỏ
Mãn nhãn với những tác phẩm gốm sứ tinh tế đầy mê hoặc lấy cảm hứng từ hoa cỏ
Thế giới đa dạng của cỏ cây và hoa lá là nguồn cảm hứng say mê đối với nghệ nhân gốm sứ Avital Avital, người đã chế tác ra những…
Đạt Đỗ và bộ chữ Việt - ‘Mình lấy chất liệu như thế nào, thể hiện điều đó ra sao?’
Đạt Đỗ và bộ chữ Việt - ‘Mình lấy chất liệu như thế nào, thể hiện điều đó ra sao?’
“Tới hiện tại mình vẫn không nhận bản thân là nhà thiết kế con chữ, mình chỉ tự nhận là người truyền cảm hứng dựa trên các câu chuyện về…
Họa sĩ Jenny Lelong: Phần khó nhất của làm việc đa ngành là giữ được bản sắc riêng
Họa sĩ Jenny Lelong: Phần khó nhất của làm việc đa ngành là giữ được bản sắc riêng
Những bức tranh minh họa dễ thương, với cảm hứng Nhật Bản của Jenny Lelong (Niniwworthy) đã mang lại nhiều màu sắc và niềm vui cho người xem. Dù mới…
Bộ lịch 2022 truyền tải vẻ đẹp làng quê Việt của Nhật Thắng
Bộ lịch 2022 truyền tải vẻ đẹp làng quê Việt của Nhật Thắng
Những ngày Tết đến xuân về thường là dịp để tôn vinh văn hoá truyền thống cũng như hướng về quê hương. Vẻ đẹp của văn hoá Việt Nam thể…
Chức năng của Nghệ thuật
Chức năng của Nghệ thuật
Nghệ thuật có tác dụng gì? Câu hỏi về chức năng của nghệ thuật trở nên nổi bật trong đề tài tranh luận này. Liệu nghệ thuật có thể được…
12 bộ lịch đẹp cho năm mới 2022
12 bộ lịch đẹp cho năm mới 2022
Năm 2022 đã sắp gõ cửa, và những trang lịch mới cũng sắp được lật giở. Hãy cùng iDesign khám phá các tác phẩm thiết kế lịch của các họa…