Ngắm nhìn thế giới sáng tạo đa hình hài của Shaun Tan qua tranh vẽ và diễn giải ngắn

Quyển graphic novel đầu tay của họa sĩ Shaun Tan – The Arrival – kể về trải nghiệm của một người nhập cư mà không dùng bất kì từ ngữ nào.

Trong bài viết này, chính Shaun sẽ giải thích lí do tại sao những chủ đề đa dạng truyền tải mọi thông điệp anh viết và vẽ cũng như tại sao anh “vẫn là đứa trẻ ngồi trên sàn nhà với một cây bút chì, cố công tìm hiểu mọi điều”.


*Ảnh & lời: Shaun Tan


Lối dẫn chuyện bằng thị giác của quyển The Arrival hoàn toàn không cần đến việc phải dịch lại bằng ngôn từ. Đó là câu chuyện giản đơn đã quen thuộc với bao gia đình xuyên suốt lịch sử, về người đàn ông đi tìm một tương lai tốt đẹp hơn cho gia đình mình ở xứ người. Tôi đã tưởng tượng tới một đất nước hoàn toàn xa lạ theo ý nghĩa chân thật nhất nó có thể, thứ chỉ tồn tại trên trang giấy mà thôi.

The Arrival: Một thế giới cũ xưa.

Đây là cái nhìn thoáng qua của đất nước bị bỏ lại phía sau, bởi những lí do vừa bí ẩn vừa rõ ràng. Thật thú vị là mặc dù có những yếu tố rất vô lý, người đọc chưa bao giờ hỏi tôi ý nghĩa đằng sau của những cảnh trí này là gì. Tôi tin rằng tất cả chúng ta đều có thể ngầm hiểu sâu xa rằng số phận của xã hội loài người có phần hỗn loạn và phi lý.

The Arrival: Chuyến hành trình.

Không gian và thời gian có lúc cùng sụp đổ chỉ trong một bức tranh, và điều tôi yêu thích về việc vẽ đó là sự mơ hồ nhất định về kích cỡ, khả năng tách biệt khỏi thời gian trong trạng thái hợp nhất tĩnh tại của những nét chì bé nhỏ. Điều này rất có ích khi ta cố gắng để truyền đạt thứ gì đó như một chuyến hải trình hùng tráng chỉ trong vài trang ngắn ngủi.

The Arrival: Thành phố mới.

Một cảnh được lấy cảm hứng từ những bức tranh về người nhập cư đến New York, đặc biệt là trong thời kì mà con người không biết được điều đó sẽ dẫn tới đâu: một nơi thậm chí còn ít quen thuộc hơn cả mặt trăng.

The Arrival: Cảnh đường phố.

Tôi hiếm khi nào tự cho hình ảnh của mình mang tính siêu thực theo đúng nghĩa, hay nói theo cách khác, được lấp đầy bởi tiềm thức phi lý. Tôi hứng thú hơn với việc thiền định đơn giản rằng, thực tế là mọi thực tại, từ quá khứ đến hiện tại, cơ bản đều kì lạ: một cái nồi sục sôi nóng chảy của thiên nhiên lẫn văn hóa, nó là bất kì thứ gì chứ không thể nào là “bình thường” được.

The Arrival: Bạn cùng phòng.

Một sinh vật nhỏ bé đến cuối đóng vai trò quan trọng trong câu chuyện, dù cho tôi vẫn không hoàn toàn hiểu chắc nó có ý nghĩa gì! Thứ gì đó như sự ưng thuận, khi mà người nhập cư phải chia sẻ một căn hộ nhỏ với sinh vật này, một trong những tập tục của thế-giới-mới mà ta không thể nào giải mã.

The Arrival: Khách mời của buổi ăn tối.

Nhân vật chính của chúng ta là người bị lệ thuộc, như những người lữ hành vốn dĩ, bởi lòng tốt của dân bản địa. Đây là cảnh gia đình ở thế-giới-mới mời anh một bữa ăn gia đình theo cách thức mà anh chưa từng thấy trước đây. Xuyên suốt quyển sách này, tôi vẽ theo kinh nghiệm của mình trong những lần du lịch ở Châu Âu và châu Á.

The Arrival: Đêm của những gã khổng lồ.

Mỗi người dân của thế giới mới đều có câu chuyện riêng để kể và lí do mà họ từ bỏ cuộc sống họ từng biết để đến cuộc sống họ chưa từng nếm trải. Đây là một trong những chuyện kể kịch tính nhất, lấy cảm hứng từ mô tả về các cuộc bức hại ở những quốc gia áp đặt chế độ chuyên chế: một xã hội với sự đa dạng phức tạp bị xóa bỏ vì một ‘chân lí’ duy nhất.

The Arrival: Những bức chân dung.

Tất cả chi tiết trong quyển The Arrival đều dựa vào những cuộc nghiên cứu, đặc biệt về lịch sử qua truyền miệng, được ghi lại bởi dân nhập cư từ châu Âu và châu Á đến Úc và Bắc Mỹ. Tôi nhận được vô số phản hồi từ những người di cư tự thấy mình được xác định sâu sắc ở các chi tiết trong The Arrival, như thể là cuộc hành trình như mơ song song với của họ.

Đây là bức tranh tôi vẽ cho một thư viện công cộng tại thành phố Perth, miền tây nước Úc. Nó dựa trên một tấm hình bé xíu, được tìm thấy ở bảo tàng địa phương, và một bức ảnh gia đình trong khoảng những năm 1910-1920, khoảng thời gian mà vùng ngoại ô phần lớn vẫn là những khu hoang vắng. Tôi cảm thấy hứng thú với cách mà văn hóa Anh di cư được diễn tả kì lạ bất ngờ.

The Rabbits là câu chuyện về việc thực dân hóa, dựa trên văn bản của tác giả John Marsden. Nó là quyển sách khá gây tranh cãi khi xuất bản lần đầu tại Úc, một phần vì vẫn có suy nghĩ rằng tất cả các sách tranh đều dành cho thiếu nhi (nhưng không phải vậy). Một khía cạnh khác nữa là việc vẫn còn nhiều người Úc khó chấp nhận một vài sự thật của lịch sử.

Một bản phác thảo concept cho vài sinh vật xuất hiện thoáng qua trong bộ phim hoạt hình chuyển thể cùng tựa sách – The Lost Thing (một sự hợp tác sản xuất giữa Anh và Úc). Tôi đặc biệt luôn yêu thích những nhân vật này – Iron Lung (*sinh vật có hình dạng như phổi với chất liệu bằng sắt), Incubator (*sinh vật tương tự như một cái máy ấp trứng) và các con của chúng – như sự gợi mở về nét hài hòa mà không thật sự liên quan đến tính đồng nhất nào cả.

Tales from Outer Suburbia: No Other Country*. Đây là một câu chuyện ngắn về gia đình nhập cư người Địa Trung Hải. Họ chuyển tới vùng xa ngoại ô của nước Úc, tìm thấy sự khuây khỏa trong một phát hiện ở lỗ hổng trên không gian mái nhà dẫn tới ‘đất nước xưa cũ’ khác.

*Tạm dịch:
Những chuyện kể ở vùng phía xa của ngoại ô:
Không một quốc gia nào khác.

Tên đầu là tựa sách và tên thứ hai là
tựa đề của một trong những
câu chuyện ngắn được tập hợp lại.

Những chuyện kể ở vùng phía xa của ngoại ô: mấy món đồ chơi bị hỏng. Câu chuyện về một thợ lặn người Nhật bị lạc, lấy cảm hứng từ nhiều bi kịch được kể lại về số phận thợ lặn ngọc trai ở vùng tây bắc nước Úc chết bởi những khúc ngoặt ở vùng nước sâu. Tôi tin rằng việc kể chuyện là cần thiết để đem lại tiếng nói cho những thành phần thấp cổ bé họng trong xã hội và lịch sử.

Những chuyện kể ở vùng phía xa của ngoại ô: Cỗ máy mất trí. Có lẽ là câu chuyện đen tối nhất trong các truyện của quyển sách này, và không may là nó lại liên quan nhiều nhất khi nhắc đến tình hình lãnh đạo hiện tại của dân Úc*. Đây chỉ là một cỗ máy kì quặc được điều khiển qua những vùng ngoại ô đầy dân cư, đi theo một chiếc xe bán kem ở trước mỗi lần bầu cử. Không ai thật sự nhớ được nó có chức năng gì.

*Tác giả viết bài này
vào năm 2014.

Tựa đề cho câu chuyện này, Alert But Not Alarmed (tạm dịch: Cảnh Giác Nhưng Không Hoảng Loạn) đến từ một chiến dịch phát tờ rơi của chính phủ về mối nguy hiểm của khủng bố, tương tự cũng có thể nói việc “kinh sợ nhưng không cảnh giác” là cách mà các chính phủ đang muốn việc bầu cử công của họ diễn ra.

Series phần đầu: Dogma and Tree (Giáo lý và cây). Hai bức trong một series về các bức tranh cá nhân không xuất bản, là một phần của triển lãm tại Illustrationcupboard Gallery (London, Anh). Chúng gợi mở cho nhiều cách giải thích khác nhau, nhưng có thể được hiểu như là sự biểu đạt của cảm xúc và đức tin thoáng hoặc truyền thống.

Our Tuesday Afternoon Reading Group (tạm dịch: Nhóm Đọc Vào Chiều Thứ Ba Của Chúng Tôi). Ai lại chẳng muốn là thành viên của câu lạc bộ này? Vốn dĩ nó là minh họa biên tập cho một hướng dẫn đọc bổ sung, bức tranh có nhiều điều để diễn giải về cách mà sách kết nối nhiều con người khác nhau lại mà không nhấn mạnh việc yêu cầu bất kì điều gì về sự đồng nhất.


Nguồn: The Guardian
Dịch: Lệ Lin

Cùng tác giả

#Tag

giới thiệu họa sĩ giới thiệu sách graphic novel illustration illustrator minh hoa sách shaun tan

iDesign Must-try

Ngắm Rồng Việt qua nét vẽ của artist Việt
Ngắm Rồng Việt qua nét vẽ của artist Việt
Đến hẹn lại lên, thời khắc chuyển giao năm cũ, chào đón năm mới là dịp để các artist Việt tham gia vào cuộc chơi “Vẽ linh vật của năm”.…
Minh họa sách thiếu nhi trong trẻo của Mark Janssen
Minh họa sách thiếu nhi trong trẻo của Mark Janssen
Mark Janssen là một họa sĩ minh họa xuất thân tại học tại Học viện Nghệ thuật ở Maastricht, Hà Lan. Sau khi tốt nghiệp năm 1997, ông vẽ minh…
Thế giới Ghibli ma mị của Julia Tveritina
Thế giới Ghibli ma mị của Julia Tveritina
Lấy cảm hứng từ những bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Studio Ghibli như Cô bé người cá Ponyo, Hàng xóm của tôi là Totoro, Lâu đài bay của…
Những ngôi nhà nhuốm màu thời gian của họa sỹ Francisco Fonseca
Những ngôi nhà nhuốm màu thời gian của họa sỹ Francisco Fonseca
Francisco Fonseca là một nghệ sĩ đường phố và họa sĩ minh họa sống ở Porto, Bồ Đào Nha. Bị mê hoặc bởi những kiến trúc nhuốm màu thời gian…
Minh họa ‘Vũ Trụ Cò Bay’ của Phương Mỹ Chi: Cái khó ở chỗ điều tiết sự tham lam khi khai thác chất liệu 
Minh họa ‘Vũ Trụ Cò Bay’ của Phương Mỹ Chi: Cái khó ở chỗ điều tiết sự tham lam khi khai thác chất liệu 
Ngày 18/09 vừa qua, ca sĩ Phương Mỹ Chi chính thức công bố album mới mang tên “Vũ Trụ Cò Bay”, đánh dấu chặng đường 10 năm ca hát của…
‘Women of Colours’ của Duckie: ‘Sự kết hợp mới lạ sẽ dễ tiếp cận với mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ’
‘Women of Colours’ của Duckie: ‘Sự kết hợp mới lạ sẽ dễ tiếp cận với mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ’
“Women of Colours” (tạm dịch: Sắc Nữ) là dự án tranh minh họa lấy cảm hứng về nỗ lực phát triển, khẳng định bản thân và giành quyền bình đẳng…