Câu hỏi muôn thuở: Làm việc kiếm tiền hay làm việc vì đam mê?

Sự sáng tạo trong mỗi người đến từ mỗi thời điểm khác nhau, chúng ta không biết được tương lai sẽ đưa ta đến đâu, mỗi người mỗi bản ngã và… chúng ta cũng không biết được công việc liệu có những “khúc cua ngoạn mục” nào hay không. Chúng ta nên can đảm theo đuổi con đường mà trái tim khao khát hay một công việc “thực sự” đúng nghĩa? Trong bài viết này, ta sẽ theo chân Mike Sager – một người đã dũng cảm bỏ học tại Trường luật Georgetown để theo đuổi cuộc sống sáng tạo.

Mike Sager – tác giả của nhiều tác phẩm bán chạy và nhà báo từng đoạt giải thưởng. Là một nhà văn lâu năm của Esquire, ông được gọi là “nhà thơ Beat của báo chí Mỹ, một phóng viên hiếm hoi có thể làm cho văn học thoát khỏi hiện thực tồi tàn”. Từ năm 2012, ông cũng thành viên của nhà xuất bản The Sager Group, một tập đoàn gồm các nghệ sĩ và nhà văn đa phương tiện, với mục đích uỷ quyền cho những người làm nghệ thuật.


“Tôi có thể đã là một luật sư.”

Tôi có thể là một chàng trai thức dậy sớm mỗi sáng để cạo râu, đeo cà vạt và đi làm; một anh chàng với lương tháng cố định và thu nhập thêm từ khách hàng – thay vì một gã chỉ làm việc tại nhà và xung quanh là giấy và bút.

Và dưới đây là đặc thù công việc hiện tại của tôi…

Công việc mà tôi phải luôn theo sát khách hàng, đó là một số tập đoàn giá hàng triệu đô la với sản phẩm lên đến hàng trăm đô, nhưng họ phải mất khoảng 9 tháng để hoàn thành thanh toán lương.

Mặc dù tôi vội vã gấp rút hoàn thành công việc, nhưng đến phút cuối lại bị thay đổi hoàn toàn sản phẩm mà tôi đã dày công chỉnh sửa, họ thay thế nó thành câu chuyện mà tôi đã hoàn thành vài tháng trước, chỉ bởi vì tổng biên tập không thường xuyên có mặt để đọc và phê duyệt (Họ gọi đây là bản chỉnh sửa tốt nhất, nhưng tôi tự hỏi: Điều đó có nghĩa tôi luôn là người đứng cuối phải không?). Những phút thăng trầm là thế, nhưng tôi vẫn cảm thấy đam mê với công việc viết lách hiện tại của mình.


Tôi đoán tôi luôn muốn trở thành một nghệ sĩ. Tôi muốn người khác biết được điều mình thực sự yêu thích. Sau một thời gian, tôi nhận ra rằng tôi chưa đủ thuyết phục để chứng minh điều mình thực sự yêu thích. Khi bạn cần làm điều gì đó. Bạn phải chứng minh. Bạn phải tạo ra một cái gì đó để lại ấn tượng.

Khi học cấp hai, tôi nghĩ đam mê của mình là âm nhạc. Với mái tóc dài và một cây guitar điện Les Paul, tôi đã hát những bài tự sáng tác. Khi làm kiểm tra về năng khiếu, âm nhạc luôn là lựa chọn hàng đầu. Một số người nói tôi là tay guitar khá giỏi. Nhiều cô gái theo đuổi tôi vì khiếu âm nhạc. Nhưng tôi không thể nhớ hợp âm của các bài hát đã viết và phải lưu chúng vào một cuốn sổ nhỏ. Tôi cũng không thể đọc và chuyển đổi hợp âm thuần thục như cách ghi nhớ bảng cửu chương, hay công thức toán học. Và thành thật mà nói, mặc dù luyện tập nhiều, nhưng những ngón tay của tôi không đủ dài hay nhanh nhẹn để tạo ra đúng âm thanh tôi muốn nghe. Tôi muốn trở nên đặc biệt, nhưng dù có làm việc chăm chỉ đến đâu, đây không phải là môi trường tôi có thể phát triển tốt.

Ở trường trung học, tôi hướng sự sáng tạo của mình (tôi nghĩ thế) vào thể thao. Bộ môn khiêu vũ giúp tôi vừa thể hiện được sự cảm nhạc lẫn tinh thần thể thao. Bất cứ ai đã chơi hoặc theo dõi một môn thể thao đều hiểu về sự cạnh tranh của bộ môn đó. 

Trong một lần, tôi cũng nhận ra mình có mắt thẩm mỹ về nhiếp ảnh, thậm chí đã giành được một giải thưởng trong cuộc thi được tài trợ bởi tờ báo địa phương. Nhưng vào thời đó, nhiếp ảnh đòi hỏi làm việc trong một phòng tối và rất nhiều hóa chất tạo hiệu ứng. Càng đi sâu vào nó, tôi càng bắt đầu cảm thấy nó như một môn hóa học. Bộ não và trái tim tôi không thể giao tiếp với ngón tay, bởi chúng cần quá nhiều kỹ thuật.

Minh họa bởi Aliaga Mirguseinov

Và sau đó, trong khoảng thời gian học đại học, một người anh lớn tuổi đã giới thiệu tôi đến với vị trí biên tập cho tạp chí văn học của trường. Anh đã từ bỏ vị trí này vì không còn hứng thú và muốn tốt nghiệp sớm. Nếu ngân sách cho vị trí này không được sử dụng, tiền sẽ trở lại quỹ của trường đại học. Vì vậy chúng tôi phải bàn bạc để đưa ra các giải pháp sử dụng hợp lý số tiền này.

Những gì tôi nhớ trong tòa soạn báo của trường đại học là một căn phòng với toàn người mới, mỗi người được trang bị một con dao rọc giấy X-Acto. Không ai biết chúng tôi đang làm gì. Chúng tôi đã dành cả đêm làm việc với nhau để giải quyết vấn đề này. Thật là bực bội và khó khăn, nhưng cũng thật tuyệt vời. Tất cả chúng tôi làm việc trong một căn phòng, cùng nhau sáng tạo ra thứ gì đó từ hư vô. Cảm giác giống như một trong những bộ phim cũ có sự tham gia của Mickey Rooney và Judy Garland, chúng tôi giống như những đứa trẻ quyết định đưa mình vào vở nhạc kịch.

Sau đó tôi được tham gia vào tờ soạn báo. Tôi đã trở thành người phụ trách chuyên mục và một biên tập viên. Hầu như mỗi đêm, trong suốt nhiều giờ sau khi tất cả các anh em đồng nghiệp đã đi ngủ, thì tôi lại ngồi trên một chiếc ghế ở bàn poker trong phòng khách, viết bài mới nhất của mình.

Cuối cùng, tôi đã tìm thấy một lối thoát cho sự sáng tạo mà tôi muốn thể hiện, đó là viết lách và những con chữ. Mẹ luôn nói tôi là một kẻ chỉ giỏi nhảm nhí. Có lẽ ‘tài năng’ đó lại giúp tôi thực hiện rất tốt công việc của mình. Dù sao đi nữa, bằng cách sử dụng từ ngữ, tôi thấy rằng bản thân có thể nói những điều mình muốn nói, mặc dù phải mất nhiều năm để tìm kiếm và theo đuổi đúng đam mê của mình.

Hơn bất cứ điều gì, tôi yêu sự viết. Tôi yêu thích việc xây dựng các từ thành câu, các câu thành đoạn văn, v.v. Tôi yêu những nhịp điệu và âm thanh. Tôi yêu sự chỉnh lý văn bản để tạo ra những phiên bản tốt hơn cho một bài viết. Thành thật mà nói, tôi yêu tất cả mọi thứ về nó – lướt bàn phím, tự đọc thầm, tiếng bấm chuột lách tách, sự kết hợp điêu luyện của hai sáu ký tự để tạo thành những dòng văn bản.

Theo thời gian, kết quả là minh chứng cho giá trị bản thân. Những bài viết với từ ngữ trau chuốt là kết quả cho sự sáng tạo của mình. Không ai có thể tranh cãi.

Minh họa bởi Tammy Taabassum

Bạn có thể tự hỏi. Nếu tôi yêu thích viết lách nhiều như vậy, làm thế nào tôi lại học ở trường luật?

Có một công việc “truyền thống và lương cao” là mong muốn của bố mẹ. Đó có vẻ là một điều hợp lý. Bản thân lại đam mê trở thành một nhà văn, thế nhưng tôi không biết làm thế nào để thực hiện ngay, mà phải loay hoay tìm kiếm và không ai xung quanh biết điều đó. Có lẽ điều này giúp phân biệt tôi với những nhà văn khác, đó là một nhà văn bước ra từ trường luật.

Tôi chưa bao giờ giỏi làm những việc mình không thích, nhưng tôi không hề biết điều này. Tôi đã chọn trường luật không phải vì thích nó hay muốn làm điều đó. Tôi đã từng làm luật sư khi còn học đại học và mệt mỏi gần như mỗi phút, chỉ vì nó trông có vẻ ‘trưởng thành’. Bây giờ tôi đã thực sự là một người trưởng thành, cách tốt nhất để luôn hạnh phúc với công việc là lập kế hoạch và gắn bó với đam mê.


Biên tập: Thao Lee
Tác giả: Mike Sager

Cùng tác giả

#Tag

kiếm tiền làm việc Mike Sager nội tâm nhà sáng tạo personal growth phát triển bản thân phát triển kĩ năng đam mê

iDesign Must-try

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta “lỡ đụng tay” vào tác phẩm nghệ thuật
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta “lỡ đụng tay” vào tác phẩm nghệ thuật
“Những cú chạm của sự tò mò và ngây thơ” là cách mà con người muốn tận hưởng cảm giác gần gũi với ý tưởng kiệt xuất của sáng tạo.…
Sao chép trong hội họa: Ăn cắp hay công cụ học tập?
Sao chép trong hội họa: Ăn cắp hay công cụ học tập?
Quá trình sao chép thật chất là một cách học tuyệt vời về việc kiểm soát chất lượng tác phẩm và phát triển phong cách cá nhân khi bạn có…
Tại sao chúng ta không thể ngừng việc chạm tay vào các tác phẩm nghệ thuật?
Tại sao chúng ta không thể ngừng việc chạm tay vào các tác phẩm nghệ thuật?
Nghệ thuật luôn có một vẻ quyến rũ khó cưỡng và chỉ chờ đợi sơ hở của con người để cám dỗ sự vuốt ve của chúng ta. Bạn đang…
‘Kiến trúc có thể chữa lành’: Katie Swenson chia sẻ về loại hình kiến trúc mà cô theo đuổi
‘Kiến trúc có thể chữa lành’: Katie Swenson chia sẻ về loại hình kiến trúc mà cô theo đuổi
Katie là một nhà lãnh đạo thiết kế, nhà nghiên cứu, nhà văn và nhà giáo dục được công nhận trên toàn quốc. Trước khi gia nhập MASS vào đầu…
Bạn sáng tạo vì đâu? Như ‘Garfield’ hay ‘Calvin and Hobbes’?
Bạn sáng tạo vì đâu? Như ‘Garfield’ hay ‘Calvin and Hobbes’?
‘Garfield’ và ‘Calvin and Hobbes’ là ví dụ cho hai phương thức sáng tạo rất khác biệt, dù có chung một hình thức là comic strip (các khung truyện tranh…
4 bí kíp để tập luyện tự tin giữa muôn vàn sáng tạo
4 bí kíp để tập luyện tự tin giữa muôn vàn sáng tạo
Có thể rất khó để giữ được tự tin, thậm chí khi mọi thứ quanh ta rất thanh bình. Và thật không may thời gian gần đây mọi thứ không…