Chủ nghĩa hiện đại đã thay đổi ngành thiết kế như thế nào?

Chủ nghĩa hiện đại (modernism) là một làn sóng tư tưởng cho rằng sức mạnh của con người, với sự hỗ trợ của khoa học, công nghệ và thí nghiệm thực tiễn, có thể tạo nên, cải thiện và biến đổi môi trường.

Thuật ngữ này cũng ám chỉ các phong trào chính trị, văn hóa và nghệ thuật có căn nguyên từ những thay đổi của xã hội phương Tây cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX. Nhìn chung, Chủ nghĩa hiện đại bao gồm một chuỗi phong trào cách tân văn hóa đối với nghệ thuật, kiến trúc, âm nhạc, văn học và nghệ thuật ứng dụng trước năm 1914. Đón nhận sự thay đổi và tư duy hiện tại, chủ nghĩa hiện đại bao gồm tất cả tác phẩm của những nghệ sĩ, triết gia, nhà văn và nhà thiết kế muốn chống lại tư duy học thuật và lịch sử ở cuối thế kỉ XIX và đối mặt với những phương diện mới mẻ từ nền kinh tế, xã hội và chính trị của thế giới hôm nay.

Đến 1930, Chủ nghĩa hiện đại trở thành một phần của nền văn hóa đại chúng và dần được xem là nguồn cảm hứng để đương đầu với những vấn đề thời đại trong bối cảnh sự đô thị hóa diễn ra dồn dập. Tách biệt với văn hóa tinh chuyên, chủ nghĩa hiện đại có những mối quan tâm riêng, đặc biệt là sự sản xuất hàng loạt, từ đó đã thúc đẩy nhiều cách tân. Những ý tưởng nghệ thuật hiện đại bắt đầu xuất hiện trong những mẫu quảng cáo và logo, điển hình là logo Hệ thống tàu điện ngầm London với thiết kế rõ ràng và bắt mắt. Một trong những thay đổi rõ rệt trong thời điểm này chính là sự chấp nhận những công cụ sản xuất hiện đại vào đời sống hằng ngày. Điện, điện thoại, xe ô tô cùng với nhu cầu sở hữu, duy trì và chung sống với chúng tạo nên một hình thái ứng xử và giao tiếp xã hội mới. Những giây phút tiếp xúc với công nghệ ngắn ngủi của những năm 1880 đã trở thành chuyện thường ngày. Tốc độ giao tiếp dành riêng cho dân buôn cổ phiếu nay đã thành một phần của cuộc sống.


Art Deco, còn được biết tới với tên Style Moderne hoặc Phong cách 1925, là một trào lưu vào thế kỉ XX trong giới nghệ thuật trang trí, tác động đến kiến trúc, thiết kế, thời trang và nghệ thuật thị giác. Cái tên Art Deco đến từ Internationale des Arts Décoratifs et Industriels Modernes, một Triển lãm toàn cầu tổ chức ở Paris, Pháp vào năm 1925, dù thuật ngữ này không được sử dụng rộng rãi trước thập niên 60. Art Deco đã tác động tới nhiều nền văn hóa, đặc biệt là Châu Âu trước Thế chiến thứ nhất. Phong trào này diễn ra đồng thời và cũng là câu trả lời đối với bối cảnh xã hội-công nghệ phát triển liên tục ở đầu thế kỉ XX.

Kết quả hình ảnh cho Internationale des Arts Décoratifs et Industriels Modernes

Theo đó, Art Deco có đặc điểm là sử dụng những chất liệu như nhôm, thép không gỉ, sơn dầu, gỗ khảm, da cá mập và da ngựa vằn. Điển hình ở Art Deco còn là sự ứng dụng táo bạo hình zigzag, bậc thang và những đường cong nhẹ (khác biệt với những đường cong lượn sóng của Art noveau), họa tiết chevron, họa tiết mặt trời. Những mo-tif này rất thịnh hành, ví dụ như hoạ tiết mặt trời được sử dụng sáng tạo vào giày của phái nữ, mặt nạ xe hơi, thiết kế thính phòng của Nhà hát Radio City và đỉnh tháp tòa nhà Chrysler. Nét sang trọng của Art Deco là phản ứng đối với sự khắc khổ giả tạo gây ra bởi Thế chiến thứ nhất. Sự giàu có và trù phú này phù hợp với các bối cảnh hiện đại như nội thất của rạp chiếu phim hay du thuyền, ví dụ như chiếc Ile de France và chiếc Normandie. Một trào lưu cùng thời là Phong cách sắp xếp hiện đại (Streamline Moderne hoặc Streamline). Phong cách này bắt nguồn từ kỹ thuật sản xuất và làm thon (streamline) đạn dược, du thuyền, v..v.. có liên quan tới khí động học. Khi thiết kế chiếc Chrysler Airflow thắng lớn vào năm 1933, dáng “thon” bắt đầu được sử dụng cho cả những vật thể như đồ chuốt viết chì và tủ lạnh.

Kết quả hình ảnh cho Chrysler Airflow 1933
Chrysler Airflow.
Kết quả hình ảnh cho Ile de France boat
Du thuyền Ile de France.

Cuối cùng, phong cách này đã bị kết thúc bởi sự khắc nghiệt của Thế chiến thứ hai. Ở những nước thuộc địa như Ấn độ, nó trở thành nền móng cho Chủ nghĩa hiện đại và vẫn tiếp tục được sử dụng cho đến những năm 1960. Vào thập niên 80 của thế kỉ XIX , sự quan tâm đối với Art Deco được khôi phục qua những thiết kế đồ họa và sau đó, trong những mẫu quảng cáo trang sức và thời trang bởi nó làm người ta hoài niệm về phim noir và sự huy hoàng của thập niên 30. South Beach, Miami, Floria là vùng có bộ sưu tập kiến trúc Art Deco lớn nhất ở Bắc Mỹ.


Adolphe Mouron Cassandre (1901 – 1968) là một họa sĩ poster và nhà thiết kế typeface trứ danh gốc Ukraine-Pháp. Cassandre thành công đến mức ông và các cộng sự của mình đã có thể lập nên một công ty quảng cáo riêng tên Alliance Graphique. Vào thập niên 30 của thế kỉ XX, những tác phẩm của ông cho công ty rượu Dubonnet là một trong những poster đầu tiên có thiết kế có thể được nhận thấy rõ ràng khi đang di chuyển với tốc độ nhanh. Những poster của ông gây ấn tượng bởi phương pháp đồ họa sáng tạo cũng như làm gợi nhớ đến những họa sĩ như Max ErnstPablo Picasso. Ngoài ra, ông dạy thiết kế đồ họa tại trường Ecole des Arts Décoratifs và sau đó tại trường Ecole d’Art Graphique.

Khi typography dần trở thành một yếu tố quan trọng trong thiết kế poster, công ty Cassandre đã tạo thêm nhiều phong cách typeface mới. Cassandre phát triển Bigur vào năm 1929, và sans-serif Acier Noir vào năm 1935, và vào 1937, một typeface đa mục đích tên Peignot. Vào năm 1936, những tác phẩm của ông được triển lãm tại Nhà triển lãm Nghệ thuật Hiện Đại ở thành phố New York, và Harper’s Bazzar đã chọn ông làm nhà thiết kế bìa.


Những posters của chương trình WPA: Tương phản sâu sắc với sự trù phú của Art Deco là sự nghèo khó được tạo ra bởi cuộc Đại Suy thoái ở Mỹ. Kì thú thay, một số tác phẩm thiết kế đồ họa ấn tượng nhất lại đến từ WPA, vốn là một chương trình cứu trợ việc làm nhằm tạo cơ hội cho người thất nghiệp trong thời điểm suy thoái lúc này. Chương trình đã xây dựng thành công nhiều tòa nhà công, đường xá cũng như vận động nhiều dự án nghệ thuật tầm cỡ. Cho đến khi bị chấm dứt vào năm 1943, WPA là nhà tuyển dụng lớn nhất cả nước và hiển nhiên, là lớn nhất trong hầu hết các bang. Chỉ có những người thất nghiệp cần cứu trợ mới có thể tham gia chương trình. Tiền công cũng ở mức cơ bản theo khu vực, nhưng những người tham gia không được phép làm hơn 20-30 giờ/tuần. Trước 1940, cũng không hề có bất cứ sự đào tạo nào để họ học thêm kỹ năng mới.

Xem thêm poster tại: http://memory.loc.gov/ammem/wpaposters/wpahome.html


Thiết kế truyền thông báo chí giữa 2 cuộc chiến: Tạp chí Fortune được sáng lập bởi nhà đồng sáng lập Time, ông Henry Luce vào tháng 2/1930, 4 tháng sau sự kiện Phố Wall Sụp đổ vào năm 1929, đánh dấu sự khởi đầu của Đại Suy thoái. Briton Hadden, đối tác của Luce, không tin tưởng mấy vào ý tưởng. Tuy nhiên sau cái kết của Hadden vào ngày 15/10/1929, Luce đã tiến hành kế hoạch. Ông gửi lời nhắn tới hội đồng công ty Time vào tháng 11/2929, “Chúng ta sẽ không lạc quan thái quá. Hãy ghi nhận rằng cơn khủng hoảng có thể kéo dài cả năm.”

Số đầu tiên của tạp chí Fortune có giá 1$ trong khi tờ New York Times lúc này chỉ ở mức 5 cents. Khi các ấn phẩm báo chí chỉ dừng ở mức đưa ra thông tin và số liệu với hai màu trắng đen, tạp chí Fortune có kích cỡ 11”x14”, sử dụng giấy màu kem dày dặn và có trang bìa bắt mắt được in bằng quy trình đặc biệt. Tạp chí Fortune cũng đầu tư vào phần hình ảnh khi sử dụng những tác phẩm của nhiều nhiếp ảnh gia như Margaret Bourke White. Walker Evans đảm nhiệm vị trí biên tập hình ảnh từ 1945 – 1965. Có lời đồn cho rằng giám đốc nghệ thuật T M Clelland đã in thử giá $1 lên bìa của số đầu tiên bởi chưa ai quyết định được giá bán chính thức; sau đó tạp chí được in trước khi mọi người nhận ra và khi xuất bản, ai cũng nghĩ tạp chí này ắt hẳn phải có nội dung xuất sắc lắm. Sự thật là, vào lúc đấy, đã có 30.000 người đăng kí để mua số đầu tiên.

Không xét đến những ảnh hưởng kinh tế và xã hội, tạp chí Fortune đã khơi mào một làn sóng trong thiết kế tạp chí và truyền thông, từ cách dàn trang, cho đến cách sử dụng hình ảnh, tranh minh họa và typography mà chúng ta còn có thể cảm nhận được ngày nay.

Xem thêm tư liệu và hình ảnh tại:
http://www.fulltable.com/VTS/f/fo.htm
http://money.cnn.com/magazines/fortune/

Người dịch: Thanh Phạm
Nguồn: The History of Visual Communication

Cùng tác giả

#Tag

art deco art movement chủ nghĩa hiện đại graphic design lịch sử thiết kế modernism

iDesign Must-try

Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 2)
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 2)
Tiếp theo phần 1, trong phần 2 này hãy cùng iDesign khám phá thêm 5 xu hướng thiết kế sẽ oanh tạc vào năm 2022 nhé! Xu hướng thiết kế…
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 1)
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 1)
Năm 2022 sắp đến gần và nhiều chuyên gia dự đoán đây là một năm phá vỡ mọi quy tắc về thiết kế đồ họa. Mọi thứ đều phá vỡ và…
Kanban - Nghệ thuật tinh tế từ những bảng hiệu quảng cáo của người Nhật
Kanban - Nghệ thuật tinh tế từ những bảng hiệu quảng cáo của người Nhật
Có gì ở nghệ thuật truyền thống Kanban ở Nhật Bản? Vì sao nét đẹp này từng suýt bị quên lãng?
8 xu hướng thiết kế đồ họa lên ngôi năm 2022 (Phần 2)
8 xu hướng thiết kế đồ họa lên ngôi năm 2022 (Phần 2)
Tiếp nối phần 1, ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu thêm những xu hướng thiết kế đồ họa nào sẽ là lựa chọn hoàn hảo để xây…
8 xu hướng thiết kế đồ họa lên ngôi năm 2022 (Phần 1)
8 xu hướng thiết kế đồ họa lên ngôi năm 2022 (Phần 1)
Những xu hướng đổi mới nào trong thiết kế sẽ thống trị lĩnh vực thiết kế đồ họa vào năm 2022? Cùng chúng mình xem qua các xu hướng thiết…
Édouard Manet (Phần 1)
Édouard Manet (Phần 1)
Édouard Manet, cùng với Gustave Courbet, là hai hoạ sĩ dẫn dắt cho chủ nghĩa Hiện thực và cũng là chủ nghĩa đầu tiên được coi là thuộc chủ nghĩa…