Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 3): Các tác phẩm tiêu biểu

Trong phần cuối cùng của chuỗi bài Hiện thực, chúng ta cùng tìm hiểu các tác phẩm nổi bật và quan trọng đối với trào lưu – được sắp xếp theo trình tự thời gian. Bên cạnh các tác phẩm của Gustave Courbet và Édouard Manet, một số tác phẩm đến từ các hoạ sĩ Pháp khác và cả ngoài Pháp là Mỹ và Nga cũng có tầm ảnh hưởng đáng kể, cũng như tính chất riêng, quan điểm riêng không nhất thiết là đồng nhất với hai người dẫn đầu trào lưu là Courbet và Manet.

1834: Rue Transnonain, 15 tháng 4 năm 1834 của Honoré Daumier

In thạch bản trên giấy – Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, New York 

Ngay từ trước khi chủ nghĩa Hiện thực xuất hiện như một xu hướng nhất quán vào những năm 1840, các bản in và tranh biếm họa của Daumier đã gắn liền với những bất công xã hội mà sau này sẽ là nguồn cảm hứng cho các tác phẩm của Courbet và những hoạ sĩ khác. 

Cuộc nổi dậy chống lại chế độ quân chủ của Louis Philippe I đã lên đến đỉnh điểm vào tháng 4 năm 1834, khi một sĩ quan cảnh sát bị giết trong cuộc bạo loạn diễn ra tại khu phố của tầng lớp lao động. Để trả đũa, các lực lượng chính phủ đã tàn sát dã man những cư dân trong tòa nhà mà chúng cho là kẻ giết người đang ẩn náu. 

Thông qua bức Rue Transnonain, le 15 Avril 1834 Daumier đã bộc lộ sự quá đáng của chính phủ bằng một hình ảnh gây kích động cảm xúc để phô bày hậu quả của cuộc đáp trả hết sức thiếu công bằng của chính phủ, hướng sự tập trung vào thi thể một thường dân không vũ trang nằm đè lên đứa con đã chết của ông ấy. Bức tranh này ngay từ đầu đã đi theo đề tài tố cáo chế độ quân chủ, góp phần vào cuộc công kích của trường phái Hiện thực lên các thể chế chính quyền truyền thống.

1849-50: Lễ chôn cất tại Ornans của Gustave Courbet

Sơn dầu trên toan – Bảo tàng Musée d’Orsay 

Với Lễ chôn cất tại Ornans (A Burial at Ornans), Courbet đã đưa tên tuổi của mình gắn liền với phong trào Hiện thực đang còn non trẻ. Bằng cách mô tả một lễ an táng đơn giản ở vùng nông thôn ở thị trấn nơi ông sinh ra, Courbet đã đạt được nhiều điều. 

Thứ nhất, ông đã vẽ một bức tranh về chủ đề trần tục với những người không rõ là ai (mỗi người tham dự được đều được hoạ bằng hình ảnh chân dung được cá nhân hóa) trên quy mô truyền thống dành riêng cho tranh lịch sử. 

Thứ hai, ông tránh xa bất kỳ giá trị tinh thần nào vượt lên bản thân buổi lễ; bức tranh, thường được so sánh với bức Chôn cất Bá tước Orgaz (Burial of Count Orgaz)(1586) của El Greco, mà bỏ đi phần miêu tả của El Greco về Chúa Kitô và các tầng trời. 

Thứ ba, cách miêu tả gan góc của Courbet cho những người đi Salon thời thượng ở Paris thấy công bằng chính trị mới của họ ở trong nước, vì cuộc Cách mạng năm 1848 đã thiết lập quyền phổ thông đầu phiếu cho nam giới. Trên phương diện nghệ thuật, câu phát biểu của Courbet: “Lễ an táng tại Ornans thực tế cũng là nấm mồ của chủ nghĩa Lãng mạn” đã đi vào lịch sử, mở ra một phong cách hình ảnh mới cho một xã hội ngày càng hiện đại.

1849-50: Những người phá đá của Gustave Courbet

Sơn dầu trên toan – Bị phá hủy do cuộc đánh bom ở Dresden trong Thế chiến thứ hai 

Tại Salon năm 1850-51 nơi Lễ an táng tại Ornans đã làm dậy sóng dư luận, Courbet cũng trưng bày Những người phá đá (The Stone Breakers). Bức tranh của Courbet vẽ hai người lao động, một già, một trẻ, thể hiện một khoảnh khắc tả thực về cuộc sống hàng ngày đồng thời còn là ngụ ngôn cho bản chất của sự nghèo khó. 

Trong khi hình ảnh được lấy cảm hứng từ cảnh hai người đàn ông đang rải đá sỏi lên những con đường, là một trong những công việc nặng nhọc nhất và được trả lương ít nhất có thể tưởng tượng được, Courbet đã che đi khuôn mặt của các nhân vật để khiến họ trở thành những người ẩn danh đại diện cho những giai cấp thấp nhất của xã hội Pháp. Mọi sự chú ý được dồn vào bộ quần áo lao động bẩn thỉu, rách nát, đôi tay khỏe khoắn, phong trần và mối gắn kết của họ với nền đất hơn là các đặc điểm để nhận biết danh tính. Tuy nhiên, kích thước to lớn và được miêu tả bằng một phẩm chất trầm lặng dù sao cũng rất phù hợp với cách mà họ sẵn sàng làm những công việc không ai thấy, không ai nghe, nhờ đó mà cuộc sống hiện đại đã được xây dựng nên.

1857: Những người mót lúa của Jean-François Millet

Sơn dầu trên toan – Bảo tàng Musée d’Orsay 

Là một mảnh ghép trong “bộ ba” các bức tranh tôn vinh những cư dân nông thôn của Pháp, Những người mót lúa đóng vai trò như một phiên bản nữ của tác phẩm Những người phá đá của Courbet (1849-50). Công việc mót lúa có lẽ là loại hình lao động thấp kém nhất đối với phụ nữ trong xã hội Pháp, trong đó các nữ nông dân được phép lùng sục khắp ruộng sau khi thu hoạch, “mót” những hạt thóc còn sót lại; đánh đổi hàng giờ gập người để lấy một lượng lương thực rất ít. 

Chắc chắn Millet đã muốn sử dụng tác phẩm này để thu hút sự quan tâm đến cảnh ngộ nghèo nàn ở nông thôn. Tuy nhiên, có thể thấy phụ nữ trong tranh của Millet đều gắn liền với hình ảnh ruộng đất, họ cúi gập cơ thể xuống song song với đường chân trời, mang đến một phẩm chất trầm lặng và cảm giác thân thuộc. Ngược lại với sự ấm áp êm đềm mà đối tượng của Millet được khắc hoạ, ông đã phải nhận sự chỉ trích dữ dội dành cho Những người mót lúa từ giới nghệ thuật thượng lưu phải đối diện với những lo ngại đương thời về khả năng xảy ra cuộc Cách mạng Xã hội chủ nghĩa bạo lực bắt nguồn từ việc bóc lột giai cấp vô sản.

1862-63: Bữa trưa trên bãi cỏ của Édouard Manet

Sơn dầu trên toan – Bảo tàng Musée d’Orsay

Sau succès de scandale (thành công từ tai tiếng) của Courbet tại Salon năm 1850-51, Manet là họa sĩ Hiện thực quan trọng tiếp theo khiến các cuộc tranh cãi nổ ra. Bữa trưa trên bãi cỏ (Le déjeuner sur l’herbe), được triển lãm tại Salon des Refusés năm 1863, là một ví dụ với hai gã người Paris ăn mặc bảnh bao vui chơi cùng hai người phụ nữ – một khỏa thân, một bán khỏa thân – trong một buổi dã ngoại ngoài trời. 

Quả thật, tác phẩm này có liên quan đến việc mua bán dâm ở Bois de Boulogne, một công viên nơi nam giới trung lưu ở thành phố lui tới cùng các kĩ nữ họ thuê. Ngoài việc thể hiện một sự bê bối xã hội bằng cảnh khiêu dâm của một nhóm ô hợp, Manet cũng kết hợp một tập hợp hình tượng nhân vay mượn từ một số tác phẩm của Bậc thầy Cổ điển với thẩm mỹ phô bày hiện trạng và được làm phẳng của chủ nghĩa Hiện thực, khiến nhiều nhà phê bình nghệ thuật giận dữ. 

Manet kêu gọi chú ý đến sự cải tiến sai lầm của giới giàu có ở Paris, với những hình ảnh khoả thân trưng bày tại bảo tàng và gái gọi khỏa thân trong rừng, đồng thời tạo ra một tác phẩm hiện đại hoá hội họa cổ điển. Phối cảnh méo mó của ông, không tuân theo khuôn mẫu thời kỳ Phục hưng trên bức tranh như một “cửa sổ nhìn ra thế giới”, đã chính thức đặt nền móng cho việc thử nghiệm của trường phái Ấn tượng và các phong trào sau này.

1861-62: Giao hưởng màu trắng, số 1: Cô gái bận đồ trắng của James Whistler

Sơn dầu trên toan – Phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia, Washington, D.C. 

Mặc dù Whistler được coi là một trong số các nghệ sĩ theo trường phái Hiện thực nhờ phong cách vẽ tranh trực tiếp và bác bỏ các tiêu chuẩn hàn lâm, ông vẫn được biết đến như một người ủng hộ thẳng thắn cho lý tưởng “nghệ thuật vị nghệ thuật”. Whistler tuyên bố một cách công khai rằng “nghệ thuật nên độc lập với tất cả các tiếng vỗ tay cổ vũ – nên đứng biệt lập… và là hấp dẫn đối với các cảm nhận bằng mắt hoặc tai, mà không bị nhiễu bởi những cảm xúc hoàn toàn xa lạ với những cảm nhận đó như sự tận tâm, lòng trắc ẩn, tình yêu, lòng yêu nước và những điều tương tự.”

Thay vì đưa ra những tuyên bố mang tính xã hội, ông đặt tên các tác phẩm của mình những tựa đề như Giao hưởng màu trắng, sử dụng các thuật ngữ âm nhạc gợi ý tới những bố trí hài hòa trong một “nốt” (hợp âm) thống trị. Ý tưởng này đã định hình trước các mối liên hệ được tạo ra giữa âm nhạc và nghệ thuật trừu tượng trong thế kỷ 20 bởi các nghệ sĩ như Georges Braque và Wassily Kandinsky. 

Tuy nhiên, các nhà phê bình vẫn chọn mổ xẻ các ý nghĩa từ bức Giao hưởng màu trắng, cho rằng mái tóc rối bù và bó hoa lăn lóc của cô gái mô tả cho việc mất đi sự ngây thơ hoặc trinh tiết. Về phần mình, Whistler phẫn nộ với ý kiến ​​cho rằng tác phẩm nghệ thuật của ông mang ẩn ý bên ngoài những gì được thể hiện ngay trên toan vẽ.

1863: Olympia của Édouard Manet

Sơn dầu trên toan – Bảo tàng Musée d’Orsay

Manet đã lợi dụng sự chú ý của công chúng đạt được từ Bữa trưa trên bãi cỏ (1862-63) tai tiếng để trưng bày Olympia tại Salon năm 1865. Khuôn mẫu bố cục của Olympia phỏng theo bức Thần vệ nữ của Urbino (1538), có thể được hiểu như một bức chân dung của một cô dâu trẻ trong ngày cưới hay là một loại “hình ảnh khiêu dâm thượng lưu”: mô tả một vị kỹ nữ cao cấp. 

Dù giải thích theo cách nào đi chăng nữa, bức hoạ của Manet rõ ràng vẽ về một cô gái điếm do có bông hoa lan cài trên tóc và những món trang sức khác nhau trên người, hoàn toàn tương phản với làn da phẳng lì, nhợt nhạt và căn phòng nhỏ tối tăm. Ánh mắt bất chấp, thách thức mà cô ấy đặt vào người xem (từ trên nhìn xuống) chắc chắn là ý đồ Manet nhằm thách thức những quan niệm đạo đức giả của xã hội Pháp về sự đúng đắn, theo một phong cách khiêu gợi nằm trong khuôn khổ.

1870-73: Những người kéo xà lan trên sông Volga của Ilya Repin

Sơn dầu trên toan – Bảo tàng Nhà nước Nga, St.Petersburg 

Cộng hưởng chính trị của chủ nghĩa Hiện thực đã có sự tác động mạnh mẽ đến nghệ thuật bên ngoài nước Pháp, khi các nghệ sĩ khắp châu Âu và xa hơn nữa sử dụng chủ nghĩa này để kêu gọi sự chú ý đến bất bình đẳng xã hội ở quốc gia của họ. 

Ilya Repin trở thành họa sĩ nổi tiếng nhất trong thời của mình tại Nga nhờ những bức tranh khắc họa đầy thiện cảm về truyền thống nông dân và lao động tầng lớp thấp. Sau cuộc cải cách năm 1861 của Sa hoàng Alexander II, hơn 22 triệu nông nô được giải phóng, các nghệ sĩ Nga bắt đầu điều chỉnh nghệ thuật theo hướng phù hợp với giai cấp thấp hơn. 

Trong Những người kéo xà lan trên sông Volga (Barge Haulers on the Volga), một nhóm công nhân nghèo khổ, bị áp bức kéo một con tàu ngược dòng. Bị gông xiềng cứ như những con súc vật trong trang trại, họ thể hiện sự bần cùng và mất niềm tin, nhưng mạnh mẽ, và Repin được giới phê bình ca ngợi về việc mô tả sức mạnh của tinh thần người Nga. 

Những người đàn ông đi xung quanh một gã trẻ hơn, là điểm nhấn trong bức tranh vì đã bước ra khỏi hàng, cho thấy khả năng của một sự vượt thoát anh hùng khỏi cực nhọc của tầng lớp thấp hơn. Nhờ đó, Repin đã có được một sự cân bằng rất khó đạt: vừa làm hài lòng Sa hoàng vừa xác định được tiềm năng không tưởng trong thế giới bị bóc lột của nông dân lao động. Những người kéo xà lan được ví như một hình ảnh báo trước về những căng thẳng sẽ bùng nổ ở Nga vào đầu thế kỷ 20.

1875: Phòng khám Gross của Thomas Eakins

Sơn dầu trên toan – Bảo tàng Nghệ thuật Philadelphia 

Bức chân dung cao hơn 2m về bác sĩ phẫu thuật – giáo sư Samuel Gross của Eakins là một kiệt tác của chủ nghĩa Hiện thực Mỹ. Sự miêu tả trực diện của máu và nội tạng của cơ thể bệnh nhân đang được mổ phanh đã cập nhật sự sạch sẽ, trang nhã giả tạo trong Tiết học giải phẫu của Bác sĩ Nicolaes Tulp (The Anatomy Lesson of Dr. Nicolaes Tulp) (1632) của Rembrandt, bằng tính hiện thực không thỏa hiệp. Được nộp cho Triển lãm Centennial năm 1876 ở Philadelphia, người ta nhận xét bức tranh quá kích thích về mặt thị giác để trưng bày, mặc dù vậy ngay cả những kẻ gièm pha cũng phải thừa nhận sự mãnh liệt và sức mạnh của nó. 

Eakins, theo nhiều mặt, là suối nguồn của chủ nghĩa Hiện thực Mỹ, sau khi tạo ra bức phong cảnh Lãng mạn truyền thống theo Trường phái Hudson River. Phần lớn các họa sĩ Hiện thực thế hệ tiếp theo của Trường phái Ashcan đến từ quê hương Philadelphia của Eakins và rõ ràng họ chịu ảnh hưởng bởi sức mạnh của sự khách quan, sự quan sát và cách miêu tả của ông.

1884: Khúc hát chim sơn ca của Jules Breton

Sơn dầu trên toan – Viện nghệ thuật Chicago 

Là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của chủ nghĩa Hiện thực Pháp, Khúc hát chim sơn ca của Jules Breton đã nhận được sự ca ngợi rộng rãi với tư cách là một phiên bản ít gây tranh cãi hơn và được chấp nhận rộng rãi hơn của hội hoạ Hiện thực. 

Chủ nghĩa Hiện thực cuối thế kỷ của Breton mang gợi ra một nét ngụ ngôn thơ mộng, bởi chim sơn ca là biểu tượng truyền thống cho bình minh. Cô gái nông dân của ông đứng giữa cánh đồng, tay cầm lưỡi hái, khi mặt trời đang ló rạng ở nơi chân trời. Màu sắc dịu nhẹ của bầu trời tạo nên một bối cảnh tuyệt đẹp cho người nông dân chân trần đầy nghị lực. 

Việc Breton tôn vinh thành quả lao động đã khiến bức tranh trở nên cực kỳ phổ biến nơi quê nhà ông như một biểu tượng cho lòng kiên cường của người dân Pháp và là một tác phẩm sùng đạo của nước Mỹ phần lớn theo đạo Tin lành và đang trong thời kỳ tái kiến thiết. Thật vậy, những tác phẩm của ông vẽ về những người phụ nữ nông dân đơn côi trên cánh đồng phổ biến đến mức Breton đã cho in rất nhiều bản và đôi khi còn làm ra các bản vẽ tay khác.

Dịch: CM Ngô


Về chủ mục

Lê Hương Mi (Hương Mi Lê) | mi-mimi

Sinh năm 1991 tại Hà Nội, hiện Mi là giảng viên môn Lịch sử Thiết kế Đồ họa và môn Typography tại Học viện Nghệ thuật & Thiết kế Monster Lab, là dịch giả, biên tập sách và nhà quản lý dự án nghệ thuật tự do. Mi làm việc với các đơn vị như Thái Hà Books, Noirfoto Darkroom-Studio-Gallery, viện Nghiên cứu Hán-Nôm, VCCA… Bên cạnh đó, Mi cũng là một nhà thơ và một nghệ sĩ thị giác, hoạt động dưới cái tên mi-mimi.

Mi từng theo học Thiết kế Truyền thông tại Học viện Nghệ thuật Thị giác, Frankfurt, Đức và Nhân học tại Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Hà Nội, Việt Nam.

Một số sự kiện nghệ thuật mà Mi từng tham gia với tư cách nghệ sĩ: Animal Theater 2019 – Á Space (Hà Nội), Poetry Plus – Performance Plus 2019 – Mot+++ (TP HCM), Khi Đàn Chim Trở Về / When the Birds Fly Home – Triển lãm Nhiếp ảnh và Kể chuyện, đồng sáng tác – Bảo tàng Phụ Nữ (2016, Hà Nội).

Cùng tác giả

#Tag

chủ nghĩa hiện thực Heirstory Hương Mi Lê Lê Hương Mi may Series Lịch sử thiết kế đồ họa

iDesign Must-try

Maybe bạn nên … Đi! Tháng 04/2024
Maybe bạn nên … Đi! Tháng 04/2024
/Maybe bạn nên … Đi/ là series giới thiệu những sự kiện nổi bật trong tuần hoặc trong tháng mà bạn không nên bỏ lỡ 1. Triển lãm ‘Hoạ Chiêu…
Dự án Rebrand GHTK: ‘DNA của một ‘kỳ lân logistics’ thuần Việt phải đến từ những góc phố, cung đường thân thuộc của đất nước’
Dự án Rebrand GHTK: ‘DNA của một ‘kỳ lân logistics’ thuần Việt phải đến từ những góc phố, cung đường thân thuộc của đất nước’
Giao Hàng Tiết Kiệm (GHTK) là nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển và giao hàng lớn nhất và hàng đầu tại Việt Nam. GHTK đóng vai trò quan trọng…
/Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ - Vincent Van Gogh
/Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ - Vincent Van Gogh
Series /Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ là loạt bài giới thiệu và phân tích về chùm tranh tự họa của các họa sĩ…
Triển lãm cá nhân của Hà Ninh Pham: ‘Fugitive Zone’ sắp sửa mở cửa đón công chúng tại Paris
Triển lãm cá nhân của Hà Ninh Pham: ‘Fugitive Zone’ sắp sửa mở cửa đón công chúng tại Paris
Đã 7 năm kể từ khi Hà Ninh Pham bắt đầu xây dựng cho mình một thế giới riêng trong dự án My Land [1] (Đất Mình), từ lúc còn…
Sans-Phố Typeface: Dự án thiết kế mặt chữ lấy cảm hứng từ các bảng hiệu thủ công trên khắp đường phố Việt Nam
Sans-Phố Typeface: Dự án thiết kế mặt chữ lấy cảm hứng từ các bảng hiệu thủ công trên khắp đường phố Việt Nam
Sự náo nhiệt, hối hả và phần nhìn vô cùng đặc trưng của đường phố Việt Nam luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những nhà sáng tạo Việt.…
Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
A’ Design Award & Competition – Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ theo đuổi mục tiêu vinh danh các công trình thiết kế xuất sắc đã được đề…