Đồ án tốt nghiệp TK: thiết kế bộ nhận diện thương hiệu “Trầm Việt”

Ca dao có câu: “Xuân về thắm đủ trăm hoa; Mùi trầm hương thiếu vẫn là chưa xuân”. Bằng tất cả sự yếu mến dành cho trầm hương nước Việt, Nguyễn Thị Thu Sương (sinh viên khoa MTCN, trường ĐH Kiến Trúc) đã xây dựng hình ảnh thương hiệu Trầm Việt, tôn vinh giá trị và màu sắc sản phẩm trong đồ án tốt nghiệp 2019.

Cảm xúc và ngẫu hứng thường trở thành nền tảng của nhiều tác phẩm nghệ thuật. Với Thu Sương cũng vậy. Song, khác biệt ở chỗ nguồn cảm hứng là đèn soi đường và tiêu chuẩn nghệ thuật cơ bản: thiết kế hợp lý, mới mẻ và phù hợp với thời đại chính là bản lề cho các tác phẩm nghệ thuật của cô. 

“Cơ bản trong nghệ thuật thì không có đúng hoặc sai vì mỗi người sẽ có một quan điểm khác nhau.” – Thu Sương nhận định.

Thêm vào đó, dưới mái trường Đại học Kiến Trúc TPHCM, Thu Sương có cơ hội học hỏi kiến thức, từ đó rèn giũa, định hình, phát triển phong cách nghệ thuật và con đường sự nghiệp cho riêng mình. “Trong quá trình học tập, mình nhìn nhận bản thân có thể phát triển mảng thiết kế về Branding và mong muốn sau này sẽ có cơ hội đề tham gia vào một đề tài liên quan đến giá trị của Việt Nam.”

Với may mắn được sinh ra trên mảnh đất trầm Đắk Lắk, Thu Sương nắm ngay lấy cơ duyên nghệ thuật về trầm hương và quảng bá văn hoá trầm trong đồ án tốt nghiệp lần này của mình. Từ thuở Âu Lạc đến nay, trầm hương có lẽ là cái tên thân thuộc với người dân, là một nét tinh hoa trong văn hoá Việt. Trầm tựa dược thần chữa bách bệnh, làm đẹp, giải phiền muộn. Thu Sương mong rằng với sự hiểu biết, tìm tòi của mình về trầm hương, cô có thể lan toả nét đẹp thắm Việt này đến mọi người, đem văn hoá trầm hương về đúng giá trị linh thiêng trong xã hội bộn bề lo âu như thời nay.

Dẫu đồ án “Trầm Việt” thành công cán đích là thế, nhưng quá trình thực hiện đồ án lại là một câu chuyện dài. Ngay từ bắt đầu, đề tài không được đánh giá cao và khó khai thác để thiết kế bởi hình tượng không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn. Thu Sương phải loay hoay và mất khá nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu và thuyết phục giáo viên hướng dẫn cho bạn tiếp tục với đề tài này. Dù có nhiều thay đổi từ lúc ban sơ đến khi đã vạch ra những hướng đi, nhưng trong cái rủi cũng có cái may. Thu Sương đã định hướng rõ ràng cho mình phong cách thiết kế thương hiệu ngay từ ban đầu và đồng hành cùng cô còn có giáo viên hướng dẫn giàu kinh nghiệm về thiết kế thương hiệu. Nhờ vậy, khó khăn cũng phần nào vơi đi.

“Đối với thương hiệu, thiết kế cần đơn giản, khác biệt và dễ nhận diện.” – Cô nêu quan điểm cá nhân trong thiết kế.

Thu Sương mở lòng chia sẻ bộ nhận diện thương hiệu “Trầm Việt” đánh mạnh vào tính chất và sản phẩm là chủ yếu. Với Logo, cô sử dụng font chữ tượng hình T&V kết hợp cùng biểu tượng làn khói, gợi tả dáng dấp vân gỗ. Phần trên của làn khói vẽ lại hình ảnh chiếc nón lá, thể hiện tinh thần Việt đúng với tên thương hiệu. Ba poster quảng cáo gợi lên tính chất đặc trưng của ba sản phẩm chính trong “Trầm Việt”. 

Sau mỗi chặng đường thành công, chúng ta chắc chắn sẽ có những kỷ niệm cảm xúc để lưu giữ. Riêng Thu Sương, cô nhớ nhất về hôm laptop của mình bị hư chỉ cách ngày nộp bài hai tuần. “Ôm laptop đi sửa. Vừa chạy xe, vừa khóc. Đến nơi để sửa được báo bị hư main phải để lại sửa rất lâu. Lúc đó mình phải chạy khắp nơi mượn máy để tiếp tực thực hiện đồ án trong giai đoạn cuối.”– Cô nàng sinh viên tâm sự. Đây cũng chính là kỷ niệm khó quên của cô trong đợt thực hiện đồ án lần này. 

“Trầm Việt” của Thu Sương nhất định sẽ toả hương đến với mọi trái tim yêu mến màu sắc, văn hoá Việt. Con đường theo nghề của cô nàng sẽ còn trải dài thênh thang khi trái tim cô luôn nhiệt thành vì sáng tạo nói chung và giá trị văn hoá Việt Nam nói riêng.

Nhấp vào đây, để xem toàn bộ đồ án của bạn Nguyễn Thị Thu Sương hoặc đến với triển lãm MPoint 2019, trực tiếp chiêm ngưỡng nhiều đồ án lấy cảm hứng từ văn hoá Việt. 


Với vai trò là nhà bảo trợ truyền thông cho sự kiện MPoint 2019, iDesign có cơ hội phỏng vấn 14 sinh viên có đồ án tốt nghiệp xuất sắc nhất 2019 của sinh viên khoa MTCN, trường Đại học Kiến Trúc. Các đồ án này đều được trưng bày tại triển lãm MPoint 2019. Là sự kiện triển lãm thường niên của khoa MTCN, với các ngành thiết kế đồ hoạ, tạo dáng và thiết kế thời trang, MPoint 2019 với chủ đề “Shape of Design” – biến hoá đa dạng trong thiết kế là nơi trưng bày các đồ án tốt nghiệp độc đáo nhưng vẫn mang tính ứng dụng cao của các sinh viên tài năng. 

Địa điểm tổ chức: Sảnh trường đại học Kiến trúc (196 Pasteur, Phường 6, Quận 3, Hồ Chí Minh) 
Thời gian: 7:30 – 18:00, từ 14/10 – 20/10/2019 (vào cửa tự do)

Viết bài: Jane
Ảnh: Behance

Cùng tác giả

#Tag

branding branding identity MPoint 2019 Nguyễn Thị Thu Sương Trầm Việt văn hoá Việt

iDesign Must-try

Facebook công bố nhận diện thương hiệu mới
Facebook công bố nhận diện thương hiệu mới
Meta đã công bố giai đoạn đầu tiên của quá trình làm mới thương hiệu cho Facebook, vẽ lại logo và wordmark, đồng thời giúp màu xanh đặc trưng của…
Dự án rebranding Chuồn Chuồn Bistro & Bar: ‘Lựa chọn yếu tố cảm xúc là điều đầu tiên InSpace nghĩ đến’
Dự án rebranding Chuồn Chuồn Bistro & Bar: ‘Lựa chọn yếu tố cảm xúc là điều đầu tiên InSpace nghĩ đến’
Tôn trọng thiên nhiên và phát triển bền vững là xu hướng kinh doanh trong những năm gần đây của nhiều doanh nghiệp, trong đó có lĩnh vực F&B. Không…
Bộ nhận diện sang trọng và lạ mắt cho sản phẩm nhang ‘Nguyện’
Bộ nhận diện sang trọng và lạ mắt cho sản phẩm nhang ‘Nguyện’
Với tên sản phẩm Nguyện (trong “cầu nguyện”, “ước nguyện”), team thực hiện dự án đã nghiên cứu, tìm kiếm trong rất nhiều từ ngữ Hán-Việt để lựa chọn một…
Đưa khung cảnh ruộng bậc thang hùng vĩ vào bộ nhận diện trà PuriTea - H’Mong Vietnamese Tea
Đưa khung cảnh ruộng bậc thang hùng vĩ vào bộ nhận diện trà PuriTea - H’Mong Vietnamese Tea
PuriTea là loại trà xanh mọc hoang được các gia đình người H’Mông ở tỉnh Hà Giang thu hoạch. Điều khác biệt với các loại trà xanh khác là sản…
Joshua Roberts: ‘Tôi tin rằng thẩm mỹ tối giản sẽ loại bỏ sự ồn ào và giúp các thương hiệu tiếp cận khách hàng của họ’
Joshua Roberts: ‘Tôi tin rằng thẩm mỹ tối giản sẽ loại bỏ sự ồn ào và giúp các thương hiệu tiếp cận khách hàng của họ’
Giữa bức tranh muôn màu của thế giới sáng tạo, không khó để tìm kiếm sự liên kết giữa các lĩnh vực khác nhau, nhưng làm thế nào để từ…
Họa sĩ Jenny Lelong: Phần khó nhất của làm việc đa ngành là giữ được bản sắc riêng
Họa sĩ Jenny Lelong: Phần khó nhất của làm việc đa ngành là giữ được bản sắc riêng
Những bức tranh minh họa dễ thương, với cảm hứng Nhật Bản của Jenny Lelong (Niniwworthy) đã mang lại nhiều màu sắc và niềm vui cho người xem. Dù mới…