Florence: Trò chơi về một câu chuyện tình từ “cha đẻ” của Monument Valley

Florence là một trò chơi về hành trình hai cá thể gặp gỡ, yêu nhau rồi dần dần chia xa. Câu chuyện trong trò chơi bắt đầu từ nhân vật chính Florence Yeoh 25 tuổi, với những hoạt động thường ngày và mối quan hệ với Krish – một nghệ sĩ violin.

*Lưu ý: Bài viết có tiết lộ nội dung trò chơi

Trò chơi (được ra mắt vào lễ Tình nhân) đã được giới chuyên môn công nhận, đạt được giải thưởng Apple Design Award. Đây cũng là lần thứ hai Ken Wong nhận giải thưởng này sau thành công của Monument Valley.

Monument Valley, trò chơi đầu tiên thành công vang dội của Ken

“Với Monument Valley, tôi đã được một nhà xuất bản chú ý
và họ đã tài trợ cho dự án này.
Lúc đầu tôi lập nhóm và suy tính nên làm gì đây.
Cuối cùng chúng tôi cũng tìm ra được hướng đi,
dù có hơi đáng sợ một chút.”

Trò chơi gồm nhiều mini-game dẫn dắt câu chuyện của Florence qua 20 chương, phần lớn xoay quanh những tương tác xã hội thông thường và hoạt động thường ngày. Chẳng hạn như mini-game này xúc tiến đối thoại giữa các nhân vật.

Trái: Bức ảnh đầu của cấp độ “First Dates” với cách chơi là ghép màu.
Phải: Cấp cuối cùng của game là ghép hình.

“Tôi nghĩ các mini-game như phép ẩn dụ. Làm thế nào để bạn có cảm nhận về các nhân vật qua tương tác trên màn hình? Một trong những ẩn dụ mạnh nhất là trong trò chơi cuối cùng, khi các nhân vật hẹn hò lần đầu và bạn xếp các ô thoại với nhau. Mọi người thường nói đó là cấp độ họ thích nhất. Ý tưởng của màn này giống như sắp xếp từ ngữ, nhưng khi cuộc hẹn tiếp diễn và các nhân vật thoải mái trò chuyện với nhau, ô xếp hình trở nên dễ dàng hơn nhiều.”

Đánh răng cũng là một mini-game lặp đi lặp lại nhiều lần.

Trái: Phác thảo đầu tiên về mini-game đánh răng.
Phải: Phác họa cuối cùng trong trò chơi.

“Đánh răng đại diện cho những việc nhỏ nhặt trong cuộc sống hằng ngày. Trong truyện tranh gọi đó là “lát cắt cuộc sống”, một hành động dựa trên cuộc sống và trải nghiệm thực của con người. Trò chơi này không khó, mọi người đều có thể hoàn thành và đó là một trải nghiệm vui vẻ. Về sau, Krish bắt đầu hiện diện trong cuộc sống của Florence, và đánh răng hình tượng hóa cho hoạt động chung mỗi ngày của cả hai.”

Trò chơi Morning Makeup Madness của Jenny Jiao Hsia

“Nguồn cảm hứng lớn của tôi đến từ Jenny Jiao Hsia. Phần lớn các trò chơi của cô ấy là về các hoạt động mỗi ngày. Cô ấy đã từng làm một trò chơi về yoga – lần này là về trang điểm trong 10 giây, kết quả cuối cùng thật lộn xộn. Đây cũng là cảm hứng của mini-game đánh răng.”

Nhiều mini-game đã được thay đổi trong quá trình phát triển, như mini-game về việc cãi nhau của hai nhân vật chính.

Trái: Ý tưởng ban đầu cho chương truyện về cãi nhau.
Phải: Luật cãi nhau trong trò chơi.

“Về cơ bản, ý tưởng đại diện cho chương cãi nhau là một mảnh ghép hình chỉ hiện một nhân vật, và bạn phải xếp đến khi hiện ra nhân vật còn lại. Đây là một ý tưởng đơn giản nhưng có vẻ không thể hiện rõ ý nghĩa của việc tranh cãi.”

Trò chơi cuối cùng thể hiện sự tranh cãi bằng những ô thoại sắc nhọn.

Trái: Bản phác thảo nụ hôn đầu của Florence và Krish.
Phải: Ảnh hoàn thiện trong trò chơi.

“Tôi cố gắng làm ra một trò chơi ai cũng có thể chơi.
Nghe có vẻ như một trò chơi đơn giản nhưng các nhà thiết kế trò chơi truyền thống lại xem nhẹ điều đó… nên đã làm ra các trò chơi thật sự khó! Tôi thích những trò chơi thật sự đơn giản khi bạn không phải học các cách chơi đặc biệt hay phải luyện tập khoảng 100 giờ – bạn chỉ cần nắm cách chơi và câu chuyện rồi cứ chơi thôi. Tôi nghĩ mọi người thật sự trân trọng cả Monument Valley và Florence – vì họ có thể chơi đến hết và chia sẻ với bạn bè.”

. . .

Đồ họa trong Florence được vẽ tay đem lại cảm giác riêng biệt về tổng thể.

“Những quyển phác thảo này là cách chúng tôi thực phần đồ họa cho trò chơi – một phần là thiết kế, một phần là ảnh hoàn thiện. Tôi không muốn Florence trong như một trò chơi bình thường mà phải nổi bật giữa App Store một cách khác biệt và tươi mới. Tôi scan những ảnh phác thảo này và điều chỉnh bằng Photoshop.”

“Ban đầu trò chơi có nhiều yếu tố siêu thực, nhưng chúng tôi thấy câu chuyện sẽ mạnh hơn nếu sát với thực tế. Cấp độ này là ngoại lệ, khi âm nhạc của Krish quá cuốn hút làm Florence lâng lâng như bay lên.”

Nhân vật trong trò chơi cũng đã được vẽ đi vẽ lại nhiều lần.

Bức vẽ đầu tiên về cặp đôi

“Chúng tôi muốn kể câu chuyện về những người có xuất thân khác biệt. Điều này làm chúng tôi hạnh phúc vì nhiều phụ nữ châu Á và các thanh niên Ấn Độ đồng điệu với nhân vật. Nhiều người đã viết cho chúng tôi rằng họ chưa bao giờ mình trong game nhiều như thế trước đây!”

“Đây là một trong những hình ảnh chúng tôi cảm thấy đại diện cho tinh thần của phim. Hai nhân vật đang nhìn nhau, hạnh phúc và thoải mái khi ở bên nhau. Họ có vẻ vô định về tương lai nhưng lại rất lạc quan. Băng ghế đổi màu dựa theo diễn biến câu chuyện. Lúc này, họ đang ngập tràn hạnh phúc, băng ghế có màu vàng. Trong một trò chơi mà không dùng từ ngữ để kể chuyện, hình ảnh như thế này rất quan trọng.”

Thiết kế của Krish tương đối đồng nhất trong cả câu chuyện, còn Florence lại có nhiều thay đổi.

“Thiết kế ban đầu có cặp mắt kiếng. Nhưng vấn đề là vị trí mắt của cô ấy khi đeo kiếng trông như đang nhìn theo nhiều hướng khác nhau. Vì thế cuối cùng phải thay đổi hình ảnh. Ngoài ra còn có thay đổi kiểu tóc mà phiên bản ban đầu không có.”

“Đây là một trong những hình ảnh đầu tiên về thiết kế hoàn thiện cuối cùng của Florence. Ý tưởng là dùng mái tóc thể hiện cá tính của cô ấy – hơi khó kiểm soát và rối tung. Với tôi, cuộc sống của cô ấy hơi lộn xộn một tí và cũng khó kiểm soát nữa.”

Cả phần đồ họa và trò chơi đều được thiết kế nhằm thể hiện các cung bậc nội tâm lẫn cảm xúc của nhân vật.

“Hình ảnh này từ lần chạy thử nghiệm ban đầu, thể hiện hình ảnh hai nhân vật đang trải qua nhiều kiểu tổn thương khác nhau. Krish trông như đang tách mình với mọi người, còn Florence cảm thấy như đang tan vỡ. Lý do mà hình ảnh này không hiệu quả là vì không có tương tác với người chơi mà chỉ có hình ảnh thôi.”

Nhiều khía cạnh của concept này được lưu giữ cho chương “Drifting” ở trò chơi cuối cùng.

Trái: Bản phác thảo ban đầu của cấp độ”Drifting”.
Phải: Hình ảnh hoàn thiện trong trò chơi.

. . .

Cả nhóm giữ storyboard (tạm dịch: bảng vẽ câu chuyện) đầy đủ cho trò chơi, sẽ được thay đổi liên tục dựa theo diễn biến của câu chuyện.

“Chúng tôi treo cả storyboard của trò chơi trên tường để theo dõi. Theo từng diễn biến, chúng tôi sẽ lặp lại và thay đổi các chương truyện cho phù hợp.”

Phiên bản ban đầu của storyboard là chương “Reunion” khi Florence và Krish gặp lại sau nhiều năm. Nhưng phiên bản cuối cùng lại không có ý tưởng này.

”Ý tưởng ban đầu thì đây là câu chuyện của cả hai.
Nhưng theo mạch truyện, có vẻ như đây là câu chuyện của Florence và Krish chỉ là một phần trong đó. Dường như điều quan trọng nhất với Florence là từ bỏ Krish lúc cuối – thật sự chia xa, không quay lại, không có cơ hội thứ hai. Tôi đã đấu tranh với ý tưởng này rất nhiều vì tôi muốn biết ‘Còn Krish thì sao? Krish sẽ không sao chứ?’ Nhưng đó không phải là vấn đề của Florence nữa. Không nhất thiết phải có kết cục hạnh phúc.”

Đội ngũ thực hiện Florence. Từ trái sang: Sam Crisp (lập trình viên), Tony Coculuzzi (trưởng nhóm lập trình), Kamina Vincent (sản xuất), Ken Wong (giám đốc sáng tạo).

Florence hiện có trên cả App Store và Google Play.


Người dịch: Long Hwarang

Nguồn: Medium.muz.li

Cùng tác giả

#Tag

creativity design gaming illustration inspiration monument valley

iDesign Must-try

Ngắm Rồng Việt qua nét vẽ của artist Việt
Ngắm Rồng Việt qua nét vẽ của artist Việt
Đến hẹn lại lên, thời khắc chuyển giao năm cũ, chào đón năm mới là dịp để các artist Việt tham gia vào cuộc chơi “Vẽ linh vật của năm”.…
Minh họa sách thiếu nhi trong trẻo của Mark Janssen
Minh họa sách thiếu nhi trong trẻo của Mark Janssen
Mark Janssen là một họa sĩ minh họa xuất thân tại học tại Học viện Nghệ thuật ở Maastricht, Hà Lan. Sau khi tốt nghiệp năm 1997, ông vẽ minh…
Thế giới Ghibli ma mị của Julia Tveritina
Thế giới Ghibli ma mị của Julia Tveritina
Lấy cảm hứng từ những bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Studio Ghibli như Cô bé người cá Ponyo, Hàng xóm của tôi là Totoro, Lâu đài bay của…
Những ngôi nhà nhuốm màu thời gian của họa sỹ Francisco Fonseca
Những ngôi nhà nhuốm màu thời gian của họa sỹ Francisco Fonseca
Francisco Fonseca là một nghệ sĩ đường phố và họa sĩ minh họa sống ở Porto, Bồ Đào Nha. Bị mê hoặc bởi những kiến trúc nhuốm màu thời gian…
Minh họa ‘Vũ Trụ Cò Bay’ của Phương Mỹ Chi: Cái khó ở chỗ điều tiết sự tham lam khi khai thác chất liệu 
Minh họa ‘Vũ Trụ Cò Bay’ của Phương Mỹ Chi: Cái khó ở chỗ điều tiết sự tham lam khi khai thác chất liệu 
Ngày 18/09 vừa qua, ca sĩ Phương Mỹ Chi chính thức công bố album mới mang tên “Vũ Trụ Cò Bay”, đánh dấu chặng đường 10 năm ca hát của…
‘Women of Colours’ của Duckie: ‘Sự kết hợp mới lạ sẽ dễ tiếp cận với mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ’
‘Women of Colours’ của Duckie: ‘Sự kết hợp mới lạ sẽ dễ tiếp cận với mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ’
“Women of Colours” (tạm dịch: Sắc Nữ) là dự án tranh minh họa lấy cảm hứng về nỗ lực phát triển, khẳng định bản thân và giành quyền bình đẳng…