Hành trình từ người hâm mộ đến nhà thiết kế của tạp chí danh tiếng The New York Times

“Làm việc tại tạp chí là một quá trình hợp tác liên tục, giữa các phòng ban khác nhau hoặc giữa các nghệ sĩ, các hình ảnh thiết kế và nhiếp ảnh gia chúng tôi phải làm việc với nhau mỗi tuần”.

Ben Grandgenett lớn lên ở Wahoo, Nebraska, một thị trấn nông thôn nhỏ ở vùng Trung Âu. Cách New York hơn 1.000 dặm, Wahoo chưa bao giờ nhận được một tờ tạp chí The New York Times nào, nhưng đó lại là nơi Ben hiện đang làm việc với vai trò là một nhà thiết kế.

Ben chia sẻ, “Chính việc thấy được tờ tạp chí này ở trường đại học đã thay đổi cuộc sống của tôi. Thiết kế thông minh, táo bạo và đầy ý niệm”. Ben nói với trang It’s Nice That, “Các tranh minh họa và ảnh chụp luôn rực rỡ, và nội dung vô cùng hấp dẫn”. Các bài biên tập khác nhau đã đánh thức sự quan tâm của ông, “từ tuần này sang tuần khác, tờ báo viết về mọi thứ, từ một bản mô tả về nhạc sĩ đến bản báo cáo chuyên sâu về tình trạng chính trị trong nước cũng như nước ngoài, hay bài luận ảnh một số tình huống thảm khốc nhất trên toàn cầu”. Từ đó Ben đã bị thuyết phục: “Sau khi khám phá ra tờ tạp chí ấy, tôi biết mình phải tìm cách để làm việc ở đó.”

Ben đang học tại trường Nghệ thuật thị giác (Visual Arts), New York khi ông đọc được các trang tạp chí thông tin bóng loáng ấy. Hành trình của ông từ người hâm mộ tới nhân viên nhờ vào một dự án sinh viên. Ông giải thích: “Tôi đã chọn Tạp chí The New York Times một phần vì một dự án mà tôi đã làm khi còn là sinh viên. Giáo viên hướng dẫn – thầy Carin Goldberg – đã chỉ định lớp học typography của chúng tôi phải tái thiết kế lại Tạp chí The New York Times”. Nhanh chóng chuyển sang năm thứ hai thời đại học, Ben đã được liên lạc với bà Gail Bichler, người lúc đó là giám đốc nghệ thuật của tạp chí. “Tôi đã gửi cho bà một tin nhắn rằng tôi yêu mến tạp chí này và hỏi rằng tạp chí có nhận thực tập sinh không, và đó chính là cơ hội giúp tôi có thể bắt đầu làm việc tại The New York Times.” Chỉ sau hai tháng, đạo diễn thiết kế Arem Duplessis “đã tạo cơ hội cho tôi, cho tôi một công việc như là một nhà thiết kế cơ sở, và tôi bắt đầu làm việc một tuần sau khi tốt nghiệp vào năm 2013”. Bốn tháng sau, Ben đã được thăng chức lên vị trí nhà thiết kế và làm việc từ đó tới bây giờ.

Ben cho biết, “Làm việc tại tạp chí là một quá trình hợp tác liên tục, giữa các phòng ban khác nhau hoặc giữa các nghệ sĩ, các hình ảnh thiết kế và nhiếp ảnh gia chúng tôi phải làm việc với nhau mỗi tuần”. “Mỗi ngày, tôi thiết kế những thứ khác nhau, từ việc thiết kế những hình ảnh cốt lõi và các trang sách bìa, đến việc làm những nhiệm vụ của một nhà vẽ tranh minh họa và lên ý tưởng tiếp cận cho các câu chuyện hoặc vấn đề sắp tới”. Sau khi Arem Duplessis chuyển tới Apple năm 2014, Gail trở thành giám đốc thiết kế của ấn phẩm, giám sát trực tiếp công việc của Ben. “Một trong những điều yêu thích của tôi khi làm việc trên tạp chí hàng tuần có lúc lại là thách thức nhiều nhất – nhịp độ nhanh như tia chớp ở nơi này”. Sự thay đổi chặt chẽ của Tạp chí The New York Times khiến Ben dành “thường từ một đến ba ngày cho một câu chuyện, từ khi thiết kế đến lúc kết thúc”, ông giải thích. “Mặc dù điều này làm cho mọi thứ trở nên thú vị và thỏa mãn mong muốn của tôi khi làm việc với thật nhiều ý tưởng từ tuần này sang tuần khác, nhưng nó cũng có nghĩa là tất cả mọi người phải làm việc rất nhanh chóng và quyết tâm.”

Nhà thiết kế cho biết, tốc độ tia chớp của công việc cũng có nghĩa là anh “luôn lấy cảm hứng từ những thiết kế, nghệ thuật và nét văn hoá trong quá khứ và hiện tại”. “Tuy nhiên, dường như những ảnh hưởng lớn nhất của tôi luôn luôn là những gì tôi may mắn được tình cờ tiếp xúc”. Ví dụ, những người dạy kèm đã giúp Ben bước vào ngành này, “Carin Goldberg, James Victore, John Gall, Debbie Millman , tất cả họ mang những nét riêng độc đáo cho ý tưởng và cách tiếp cận của tôi”. Hiện tại, ở văn phòng Tạp chí The New York Times, Ben nói rằng chính những người đồng nghiệp đã thúc đẩy sự sáng tạo của ông. “Tôi đã có cơ hội làm việc cùng với một nhóm thực sự tuyệt vời trong những năm qua: Arem Duplessis, Gail Bichler, Matt Willey, Kathy Ryan, Jake Silverstein và các nhân viên khác ở mọi khía cạnh của thiết kế, hình ảnh và biên tập”.

Cùng xem qua những tác phẩm của Ben Grandgenett đăng trên tờ Tạp chí The New York Times:

Người dịch: Thảo Tăng

Nguồn: ItsNiceThat

Cùng tác giả

#Tag

graphic design magazine New York Times thiết kế tạp chí

iDesign Must-try

Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 2)
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 2)
Tiếp theo phần 1, trong phần 2 này hãy cùng iDesign khám phá thêm 5 xu hướng thiết kế sẽ oanh tạc vào năm 2022 nhé! Xu hướng thiết kế…
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 1)
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 1)
Năm 2022 sắp đến gần và nhiều chuyên gia dự đoán đây là một năm phá vỡ mọi quy tắc về thiết kế đồ họa. Mọi thứ đều phá vỡ và…
8 xu hướng thiết kế đồ họa lên ngôi năm 2022 (Phần 2)
8 xu hướng thiết kế đồ họa lên ngôi năm 2022 (Phần 2)
Tiếp nối phần 1, ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu thêm những xu hướng thiết kế đồ họa nào sẽ là lựa chọn hoàn hảo để xây…
8 xu hướng thiết kế đồ họa lên ngôi năm 2022 (Phần 1)
8 xu hướng thiết kế đồ họa lên ngôi năm 2022 (Phần 1)
Những xu hướng đổi mới nào trong thiết kế sẽ thống trị lĩnh vực thiết kế đồ họa vào năm 2022? Cùng chúng mình xem qua các xu hướng thiết…
Top 10 công cụ online hữu ích dành cho dân thiết kế
Top 10 công cụ online hữu ích dành cho dân thiết kế
Trong bài viết này, iDesign sẽ chia sẻ đến các bạn những công cụ trực tuyến hữu ích trong việc thiết kế đồ họa & thiết kế web. 1. Gingersauce:  Tạo…
‘Emotion Recovery Project’: Thí nghiệm phục hồi cảm xúc con người ở thì tương lai của Khang Ng.
‘Emotion Recovery Project’: Thí nghiệm phục hồi cảm xúc con người ở thì tương lai của Khang Ng.
Ngày 27/06/2058, trích từ bản tin The World Times: “Phòng thí nghiệm THE EMOTION LAB (gọi tắt là T.E.L) được thành lập với mục đích khôi phục lại ‘tài sản’…