Hé lộ 2 chiếc áo khoác “kì dị” lấy cảm hứng từ những công trình kiến trúc nổi tiếng trong Louis Vuitton Thu/Đông 2021

Louis Vuitton mới đây đã trình làng BST nam giới Thu/Đông 2021 của Virgil Abloh trong không gian lấy cảm hứng từ sảnh đường Barcelona – một tòa nhà được thiết kế vào năm 1929 bởi Mies Van Der Rohe và Lily Reich. 

Các cấu trúc vật liệu của tòa nhà và sự kết hợp các khía cạnh của sân khấu trong chương trình được Abloh mô tả hết sức sống động bởi lý do đơn giản mà anh chia sẻ “Mies là Michael Jordan khác của tôi”. Như một phần của buổi trình diễn, Abloh – người được bổ nhiệm làm Giám đốc nghệ thuật của dòng thời trang nam của Louis Vuitton vào năm 2018 đã thiết kế một cặp áo khoác phồng lấy cảm hứng từ các dự án kiến trúc nổi tiếng.

Được coi là “cảnh quan thu nhỏ có thể đeo được”, những chiếc áo khoác này ám chỉ đến trình độ học vấn kiến trúc của Abloh, cho phép người mặc “di chuyển tự do trong khu vực thành phố của mình.” nhà thờ Notre-Dame, The Louvre và tháp Eiffel đều được kết hợp với nhau trong thiết kế này. Chiếc áo khoác thứ hai, có tên là “áo khoác đường chân trời của thành phố New York” có mặt các tòa nhà chọc trời từ nhiều thành phố khác nhau, bao gồm cả New york và Chicago – quê hương của Abloh.

Được quay tại giữa Paris và một ngôi làng ở vùng núi Thụy Sĩ, buổi trình diễn được dựa theo tiểu luận “Stranger in the village” của James Baldwin từ năm 1953 thông qua một loạt các buổi biểu diễn được thể hiện bằng khiêu vũ, trượt băng, thơ ca và nghệ thuật sân khấu. Buổi trình diễn có sự tham gia của dàn diễn viên bao gồm Kandis Williams, Tosh Basco, Saul Williams, Yasiin Bey, Black Cracker, và Steven Sofah.

Trong “Stranger in the village”, Baldwin rút ra những điểm tương đồng giữa trải nghiệm của anh với tư cách là một du khách người Mỹ gốc Phi tại ngôi làng Leukerbad miền núi Thụy Sĩ vào những năm 1950 – người da màu duy nhất – và cuộc sống của anh như một công dân da đen của Mỹ. Nó đề cập đến trải nghiệm được công nhận và bị xem là khác biệt, không thể đọc được, thậm chí là xa lạ. Tiêu biểu cho hoàn cảnh này, “Stranger in the village” cũng thể hiện trải nghiệm là người da đen ở châu Âu và là một nghệ sĩ da đen ở nơi khai sinh ra nghệ thuật châu Âu. Màn trình diễn là hiện thân của những cuộc đối đầu về thể chất với những hạn chế tâm lý được khám phá trong bài luận của Baldwin.

Người dịch: Nam Vu

Nguồn: designboom

Cùng tác giả

#Tag

art artist fashion fashion designer Louis V

iDesign Must-try

Dẫu là nhật ký hay tư liệu, Iva Mikles cũng đều tạo nên những trang chia sẻ đáng yêu
Dẫu là nhật ký hay tư liệu, Iva Mikles cũng đều tạo nên những trang chia sẻ đáng yêu
Với mong muốn chia sẻ tất thảy những gì mình biết về nghệ thuật và sáng tạo, để mọi người được truyền cảm hứng và tạo nên những điều xinh…
Chú ếch tròn ủm cùng các động tác yoga dẻo dai của Ding Hu
Chú ếch tròn ủm cùng các động tác yoga dẻo dai của Ding Hu
Với tạo hình mũm mĩm, chú ếch của Ding Hu tự tin thả dáng với nhiều động tác yoga, từ cơ bản đến khó nhằn. Tuy thoạt nhìn, các khung…
Thiết kế đồ hoạ là Nghệ thuật
Thiết kế đồ hoạ là Nghệ thuật
Chúng ta đã cùng tìm hiểu đâu là những điểm khác nhau nhằm phân biệt giữa Nghệ thuật và Thiết kế. Nhưng xét cho cùng, Thiết kế có được coi…
Sự khác nhau giữa Nghệ thuật và Design
Sự khác nhau giữa Nghệ thuật và Design
Điều gì giúp phân tách Nghệ thuật và Thiết kế là một câu hỏi phức tạp và được tranh luận sôi nổi bấy nay. Nghệ sĩ và designer đều tạo…
Vai trò của Nghệ thuật trong Thiết kế sản phẩm
Vai trò của Nghệ thuật trong Thiết kế sản phẩm
Khi một nhà thiết kế bắt đầu làm việc, họ biết trước những gì mình phải đạt được. Họ được thúc đẩy bởi một mục tiêu, một kế hoạch, một…
Thế giới thời trang hoa lệ qua nét vẽ của giám đốc nghệ thuật Spiros Halaris
Thế giới thời trang hoa lệ qua nét vẽ của giám đốc nghệ thuật Spiros Halaris
Spiros Halaris là họa sĩ, nhà thiết kế đồ họa kiêm giám đốc nghệ thuật hoạt động trong đa lĩnh vực. Tác phẩm của anh là sự kết hợp giữa…