‘I Still Believe in Our City’: Chuỗi tác phẩm nghệ thuật đại chúng về phân biệt chủng tộc tại Brooklyn

Sau làn sóng phân biệt dân tộc châu Á, nghệ sĩ Amanda Phingbodhipakkiya muốn “biến những tổn thương này thành những thứ đẹp đẽ.” Các tác phẩm nghệ thuật của cô sẽ là nhân tố làm thay đổi trạm tàu ngầm ở Brooklyn.

Hình ảnh các tác phẩm của Amanda Phingbodhipakkiya cho chuỗi tác phẩm nghệ thuật công cộng “I Still Believe in Our City”.

Người dân thành phố New York đi ngang qua ga tàu điện ngầm Atlantic Avenue-Barclays Center sẽ chứng kiến sự chuyển mình của nơi đây với các bức chân dung của người da đen, châu Á và dân cư ở Pacific Island cùng thời những thông điệp chống lại nạn phân biệt chủng tộc như “Tôi không hề khiến bạn buồn nôn”“Tôi không phải là đối tượng giơ đầu chịu báng cho bạn.”

Đây là chuỗi các tác phẩm của nghệ sĩ từng là nhà khoa học thần kinh Amanda Phingbodhipakkiya (đọc là PING-bodee-bak-ee-ah). Vào tháng 8, bà Phingbodhipakkiya được trao danh hiệu Nghệ sĩ Công chúng tại thành phố New York thông qua một chương trình liên kết các nghệ sĩ với những tổ chức trong thành phố từ năm 2015. Bà là một trong hai nghệ sĩ nằm trong Ủy ban Nhân quyền của thành phố.

Chuỗi tác phẩm “I Still Believe in Our City” của bà Phingbodhipakkiya ra đời như lời đáp trả cho định kiến hung tàn. Từ tháng 2 đến tháng 9, ủy ban đã nhận được hơn 566 báo cáo về các trường hợp phân biệt, miệt thị và bất công liên quan đến tình hình dịch bệnh COVID-19 với 184 trường hợp trong số đó là phân biệt người châu Á. Đây là một vấn nạn không chỉ xuất hiện tại New York mà còn ở các cộng đồng người Mỹ gốc Á trên khắp đất nước.

“Mục tiêu của tôi khi tạo chuỗi tác phẩm này là để biến nỗi đau này thành điều gì đó đẹp đẽ và mạnh mẽ,”Phingbodhipakkiya chia sẻ trong buổi phỏng vấn qua điện thoại. Bà nói thêm, “Tôi thật sự mong muốn tìm một cách nào đó để chia sẻ dù cho mọi thứ chúng tôi, cộng đồng người Mỹ gốc Á và người dân New York, đã và đang đối mặt, rằng tôi vẫn tin tưởng thành phố New York.”

Từ ngày 3 tháng 11 đến ngày 2 tháng 12, 45 tác phẩm sẽ được trưng bày tại Atlantic Terminal ở Brooklyn, một trung tâm phục vụ nhiều nhóm người dân thành phố New York. Bà Phingbodhipakkiya nói rằng đây cũng là nơi xảy ra trường hợp bị phân biệt đối xử liên quan đến dịch bệnh COVID-19 vào tháng 3 khi một người đàn ông người Mỹ gốc Á 26 tuổi nói rằng anh bị đánh đập.

Mô tả vụ ẩu đả này được đưa vào một trong các tác phẩm cùng với các bức chân dung của người châu Á và hoa mà bà Phingbodhipakkiya nói rằng chúng mang ý nghĩa biểu tượng ở văn hóa Trung Hoa và Đông Á. Các tác phẩm khác cung cấp thông tin và ngữ cảnh lịch sử về đạo luật loại trừ người Trung Quốc năm 1882 và số liệu thống kê về các doanh nghiệp do người châu Á làm chủ.

Một tác phẩm từ “I Still Believe in Our City” bao gồm các đoạn văn tường thuật về trường hợp phân biệt diễn ra
trong ga tàu ngầm the Atlantic Avenue. Nguồn: Amanda Phingbodhipakkiya.

Chuỗi tác phẩm cũng khắc họa chân dung của người da đen như một dòng hòa chung với phong trào Black Lives Matter, đồng thời cũng là lời kêu gọi chấm dứt nạn phân biệt chủng tộc đế chế hóa.

“Khi đi ngang qua các cổng và nhìn vào những gương mặt của người châu Á và người da đen đầy cương quyết, mạnh mẽ cũng như biết được sự bất công mà họ đã và đang đối diện, bạn sẽ không thể nào không nhìn nhận ra vấn đề và cảm thấy rằng chúng tôi đang thực hiện cải tạo lại không gian nơi đây.”Phingbodhipakkiya chia sẻ.

Đối với bà Phingbodhipakkiya, bà có ba mẹ là người Thái Lan và Indonesia, chuỗi tác phẩm này mang đậm tính chất cá nhân. Lớn lên trong vùng Georgia trước khi chuyển sang New York 14 năm trước, bà chia sẻ rằng đó là lần đầu tiên bà và gia đình trải qua cảm giác bị phân biệt vì là người châu Á. Thông qua chuỗi tác phẩm này, bà muốn thể hiện rõ ràng những trải nghiệm ấy cũng như những nỗi đau của các cá nhân khác trong cộng đồng thường xuyên bị bỏ qua.

“Các tác phẩm nghệ thuật của tôi luôn làm sáng tỏ những thứ không được nhìn thấy,” bà chia sẻ. “Tôi đã khám phá mọi thứ từ vũ trụ hiển vi cho đến không gian vũ trụ cũng như những thứ không thể được nhìn nhận qua con mắt trần tục. Tôi nghĩ rằng những khó khăn trong cộng đồng da màu thường không được nhìn nhận nghiêm túc.”

Sau một thời gian trưng bày tại Atlantic Terminal, các tác phẩm từ chuỗi tác phẩm này sẽ xuất hiện ở nhiều nơi trong thành phố, từ trạm dừng xe buýt, các buồng LinkNYC hay tủ hàng trưng bày tại Bộ Giao Thông. Bên cạnh đó cũng có các kế hoạch xây dựng tác phẩm tranh treo tường vẽ bằng tay cho thành phố và vị trí chính xác đặt các tác phẩm này vẫn chưa được thông báo.

Tác giả: Lauren Messman
Người dịch: Đáo
Nguồn: The New York Times

Cùng tác giả

#Tag

Amanda Phingbodhipakkiya art news arts asian racism black lives matter phân biệt chủng tộc

iDesign Must-try

Lý do chúng ta cần nghệ thuật trong thời kỳ khủng hoảng
Lý do chúng ta cần nghệ thuật trong thời kỳ khủng hoảng
Trong những hỗn loạn do đại dịch COVID-19 tạo nên, mọi người đều chịu những ảnh hưởng nhất định. Tổn thương chắc chắn ai cũng có, dù là một vết…
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 2/2021
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 2/2021
Xin chào… Xin chào, các bạn chơi Tết sao nhỉ? Chơi thả ga nhưng cũng đừng quên là chúng mình có hẹn với nhau vào mỗi đầu tháng để điểm…
Câu chuyện về khát vọng và năng lượng đô thị tại Việt Nam được kể qua các công trình kiến trúc ‘Southern Modern Architecture’
Câu chuyện về khát vọng và năng lượng đô thị tại Việt Nam được kể qua các công trình kiến trúc ‘Southern Modern Architecture’
Kiến trúc hiện đại phát triển mạnh mẽ ở miền Nam Việt Nam kể từ năm 1945 đến năm 1975, trở thành thời kỳ hoàng kim cho lối kiến ​​trúc…
6 thể loại phim tài liệu đặc trưng nhất của nền điện ảnh thế giới
6 thể loại phim tài liệu đặc trưng nhất của nền điện ảnh thế giới
Phim tài liệu là một phần quan trọng góp phần tạo nên tính đa dạng, đặc sắc của nền công nghiệp điện ảnh. Trong bài viết này, hãy cùng iDesign…
‘Tiếng Thét’ của Edvard Munch ẩn chứa một thông điệp bí mật - và cuối cùng chúng ta cũng biết là ai đã viết
‘Tiếng Thét’ của Edvard Munch ẩn chứa một thông điệp bí mật - và cuối cùng chúng ta cũng biết là ai đã viết
Bảo tàng quốc gia của Na Uy đã xác nhận - sau nhiều năm suy đoán - rằng câu chữ gần như vô hình trong "Tiếng thét" của Edvard Munch…