Ikko Tanaka - Đi đầu trong thiết kế tối giản cho những doanh nghiệp Nhật

Từ hình ảnh trong những triển lãm quốc tế cho đến hãng nội thất Muji, Ikko Tanaka đã góp mặt rất nhiều cho những thiết kế thương hiệu tại Nhật.

Người ta gọi Ikko Tanaka là nghệ sĩ kết hợp hoàn hảo giữa quá khứ và tương lai, giữa phương Đông và phương Tây, giữa hội họa truyền thống của Nhật và hội họa quốc tế. Phong cách thiết kế đồ họa của ông đã ảnh hưởng rất nhiều đến phong cách thiết kế của người trẻ tại Nhật ngày nay.

Logo một số doanh nghiệp Nhật Bản được Ikko Tanaka thiết kế vẫn còn được sử dụng đến ngày nay.

Đôi nét về Ikko Tanaka (1930-2002)

Ông sinh ra tại thành phố Nara và từng theo học Đại học Mỹ thuật Kyoto, đây là ngôi trường nghệ thuật lâu đời nhất Nhật Bản với tuổi đời trên 140 năm. Năm 1957, ông lên Tokyo và bắt đầu tham gia thiết kế cho cho các tờ báo và hãng xuất bản. Năm 1963, ông thành lập được studio thiết kế mang tên mình, đây cũng là đối tác của hãng xe Mazda, nhà thiết kế Hanae Mori, nhà thiết kế Issey Miyake.

Vào thập niên 80, ông triển lãm các tác phẩm của mình ở nhiều nơi trên thế giới nhằm giới thiệu hình ảnh Nhật Bản thông qua tác phẩm của mình. Trong đó phải kể đến việc ông từng là cộng tác với MUJI từ những ngày họ mới thành lập cho đến năm 2001. Tanaka đã liên tục làm việc với tư cách là một trong những nhà thiết kế đồ họa hàng đầu của Nhật Bản và những thiết kế của ông vẫn ảnh hưởng đến thiết kế thế giới ngày nay.

Các tác phẩm độc đáo của Tanaka là kết hợp của phong cách thiết kế hiện đại của phương Tây và truyền thống của người Nhật Bản. Điều đó thể hiện rõ qua những hình ảnh truyền thống như mặt nạ Noh và kịch Kabuki, trường phái Rimpa, tranh khắc gỗ Ukiyo-e,… Ông đưa những màu sắc hiện đại để thổi một cái hồn mới vào các tác phẩm truyền thống của Nhật.

Một số thiết kế tối giản cộp mác Ikko Tanaka.

Ngày nay, bạn có thể nhìn thấy những thiết kế của Ikko Tanaka ở khắp các thương hiệu Nhật. Ông được xem là một trong những nhà thiết kế đồ họa đi đầu trong việc thiết kế cho các thương hiệu và doanh nghiệp. Thủ tướng Nhật Bản từng trao ông Huân chương Ruy Băng Tím, đây là danh hiệu cao nhất của chính phủ dành cho những cá nhân có đóng góp to lớn cho văn hóa nước nhà.

Một số thiết kế tiêu biểu

Khởi đầu của ông chính là làm thiết kế cho tờ báo Sankei Shimbun từ năm 1954 đến 1960. Một loạt các tác phẩm đặt tên “Sankei Kanze Noh” (Mặt nạ Noh Sankei Kanze) được ra mắt trong thời gian này. Tờ báo sử dụng các tác phẩm của ông cho đến năm 1983.

Đến năm 1964, Nhật Bản lần đầu tiên đăng cai Olympic. Đây là sự kiện đã tập hợp nhiều họa sĩ và nhà thiết kế trên khắp cả nước. Ông cũng được chọn để tham gia quá trình chuẩn bị, và công việc của ông là thiết kế mặt sau của huân chương và logo cơ sở vật chất. Mặc dù đây không phải là những thiết kế lớn của cuộc thi, nhưng cũng đủ để ông được trao cơ hội thiết kế poster chính thức cho Olympic mùa đông tại tỉnh Sapporo năm 1972.

Thiết kế logo của Ikko Tanaka bên cạnh các thiết kế logo khác.
Poster độc đáo của ông cho Olympic Mùa đông năm 1972 hiện được nhiều người mua bản gốc để trưng.
Mặt sau của chiếc huân chương cũng do ông thiết kế.

Không dừng lại ở mảng thiết kế logo và poster, ông cộng tác với nhà thiết kế thời trang Issey Miyake năm 1974, lúc này Miyake đang làm sinh viên thiết kế đồ họa. Mặc dù chênh lệch ở độ tuổi, cả hai cùng có một tầm nhìn đó là cách tân những trang phục truyền thống của Nhật Bản bằng những màu sắc rực rỡ của hiện đại. Sự tương đồng về tầm nhìn và thiết kế đã khiến cho tình bạn của họ càng thêm sâu đậm, cả hai từng làm việc chung trong nhiều bộ sưu tập cho đến lúc Tanaka mất. Dưới đây là bộ ảnh lấy từ bộ sưu tập cá nhân của Issey Miyake có tên “Ikko Tanaka Issey Miyake” (2016) để tri ân đến người bạn quá cố.

Thiết kế “Rope” (1975-1976) được lấy cảm hứng từ cách thắt nút dây của người Nhật.
Hai thiết kế nổi tiếng “Nihon Buyou” (1981) và “200th anniversary of Sharaku” (1995).
Bộ sưu tập “Botanical Garden” (1990) được Tanaka lấy ý tưởng từ cắt xếp giấy của trẻ em.

Năm 1980, ông được hãng bán lẻ MUJI mời làm art director và làm việc cùng hai người khác là Kazuko Koike (Marketing consultant) và Takashi Sugimoto (Interior designer) để lên ý tưởng xây dựng hình ảnh cho MUJI từ những ngày đầu tiên. MUJI nổi tiếng với hình ảnh tối giản nên những thiết kế của Tanaka không thể không phù hợp hơn. Ông tham gia thiết kế cho MUJI đến năm 2001.

Ông cũng mời bạn mình là nhạc sĩ Haruomi Hosono để sáng tác nhạc hiệu cho MUJI, album “Watering a Flower” vẫn được dùng làm nhạc hiệu đến ngày nay. Phần bìa album cũng do Tanaka thực hiện.

Biên tập: Navi Nguyen
Nguồn: Tổng hợp

Cùng tác giả

#Tag

graphic design Ikko Tanaka Japanese artist Japanese culture minimalism thiết kế công nghiệp

iDesign Must-try

Đáng yêu thật đó! Đóa hoa nhỏ đang cười
Đáng yêu thật đó! Đóa hoa nhỏ đang cười
Những nụ cười tỏa nắng của bông hoa nhỏ hồn nhiên đã được Saki ghi lại hoàn hảo, cảm giác chân thực đến người xem cũng đã không ít lần…
A’ Design Awards & Competition - Cuộc thi lớn nhất dành cho cộng đồng thiết kế đã chính thức khởi động
A’ Design Awards & Competition - Cuộc thi lớn nhất dành cho cộng đồng thiết kế đã chính thức khởi động
Trong một thế giới mà hàng triệu sản phẩm và thiết kế được ra mắt mỗi năm, A’ Design Awards & Competition đã ra đời với mong muốn giới thiệu…
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 2)
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 2)
Tiếp theo phần 1, trong phần 2 này hãy cùng iDesign khám phá thêm 5 xu hướng thiết kế sẽ oanh tạc vào năm 2022 nhé! Xu hướng thiết kế…
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 1)
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 1)
Năm 2022 sắp đến gần và nhiều chuyên gia dự đoán đây là một năm phá vỡ mọi quy tắc về thiết kế đồ họa. Mọi thứ đều phá vỡ và…
8 xu hướng thiết kế đồ họa lên ngôi năm 2022 (Phần 2)
8 xu hướng thiết kế đồ họa lên ngôi năm 2022 (Phần 2)
Tiếp nối phần 1, ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu thêm những xu hướng thiết kế đồ họa nào sẽ là lựa chọn hoàn hảo để xây…
8 xu hướng thiết kế đồ họa lên ngôi năm 2022 (Phần 1)
8 xu hướng thiết kế đồ họa lên ngôi năm 2022 (Phần 1)
Những xu hướng đổi mới nào trong thiết kế sẽ thống trị lĩnh vực thiết kế đồ họa vào năm 2022? Cùng chúng mình xem qua các xu hướng thiết…