Khám phá lịch sử thiết kế đồ họa qua cuốn sách của Taschen

Bạn học được những gì từ lịch sử thiết kế đồ họa?

Đó là một câu hỏi thường xuất hiện ngay cả bên trong và bên ngoài các phòng họp, lớp học và khi bạn ở nhà một mình, hay trong công ty của riêng bạn. Nếu câu hỏi đấy vẫn luôn khiến bạn tò mò, hãy cùng iDesign khám phá cuốn sách được phát hành bởi Taschen – The History of Graphic Design Volume 2. Tựa sách này chắc chắn sẽ mang đến những điều cực kỳ thú vị cho bạn!

Bìa sách: The History of Graphic Design. Vol. 2, 1960–Today bởi Jens Müller, Julius Wiedemann

“Thiết kế đồ họa là một ‘chỉnh thể’ hình thành bởi sự kết nối của rất nhiều tâm hồn nghệ thuật qua thời gian. Cá nhân tôi tin rằng điều quan trọng nhất là ta sẽ luôn tìm được sự cân bằng hợp lý giữa thời gian và phong cách đương đại”Jens Müller nói.

The History of Graphic Design tóm lược lịch sử thiết kế trong 60 năm qua với hơn 3.500 hình ảnh minh họa. Sách không chỉ trình bày một số tác phẩm ấn tượng nhất, mà còn giới thiệu một số nhà tư tưởng vĩ đại trong lịch sử thiết kế, trong đó có hơn 100 tiểu sử của các nhà thiết kế đồ họa. Từ bìa tạp chí đến logo và poster sách đều cho thấy cách mà phong cách thiết kế đồ họa đã phát triển từ cơ bản đến nâng cao, thông qua cuộc cách mạng kỹ thuật số như thế nào. Cuốn sách được sắp xếp theo thứ tự thời gian và một số tác phẩm ở mỗi chương.

The History of Graphic Design, vol. 2 Taschen Books

Những năm 1950: Thời đại công nghiệp

Trong những năm 1950, thiết kế đồ họa lên ngôi với phong cách chữ thảo thư (cursive script) đi cùng nền xanh. Một xu hướng khác cũng nổi lên trong giai đoạn đó là thiết kế hình học, đắp lớp, hay sử dụng các hình học trong suốt cho tài liệu quảng cáo của ngành công nghiệp âm nhạc và thực phẩm. Nó là kết quả của sự bùng nổ sau một thập kỷ bị bỏ quên, xu hướng này được các nhà thiết kế sử dụng một cách nổi bật từ nhà thiết kế người Đức Ernst Roch cho đến nhà thiết kế người Nhật Toshiiro Katayama. Các vòng tròn chồng chéo và nhiều màu, hình tam giác và hình vuông được sử dụng ở khắp mọi nơi, từ thiết kế bao bì Nhật Bản đến bìa album âm nhạc của Brazil. “Việc sử dụng các hình dạng hình học trong thiết kế đồ họa được bắt đầu từ phong cách Thụy Sĩ”, Müller viết trong cuốn sách. “Nó đã trở thành một trong những phương pháp cơ bản được sử dụng phổ biến nhất trong thiết kế lúc bấy giờ.”

Dylan, poster, 1967 © Thiết kế: Milton Glaser (Hoa Kỳ), bên trái

Những năm 1960: Kỷ nguyên Hippie

Đây là thời đại mà nhóm nhạc Beatles lên ngôi, đó là sự thay thế của chủ nghĩa hiện đại, tối giản từ châu Âu. Thiết kế nổi bật giai đoạn này là một poster của nhà thiết kế người Đức Hans Hillmann năm 1964, mang tên Kieler Woche (tên tiếng Anh là Kiel Week), đây là áp phích quảng bá cuộc thi đua thuyền lớn nhất thế giới, và nó cũng là một cuộc thi dành cho thiết kế.

Kieler Woche, poster, Đức, 1964 © Thiết kế: Hans Hillmann (Đức)
The History of Graphic Design, Vol. 2 Taschen Books

Những năm 1970: Thời đại Psychedelia Brashnesss

“Unknown Pleasures”, Joy Division, Anh, 1979
© Thiết kế bởi: Peter Saville (Anh)

Unknown Pleasure là album phòng thu đầu tay của ban nhạc rock người Anh Joy Division, được phát hành vào ngày 15 tháng 6 năm 1979 bởi Factory Records. Thiết kế trên thực tế là một minh họa do máy tính tạo ra bởi nhà thiết kế đồ họa Peter Saville. Saville cho biết ban nhạc đã tặng ông một trang từ Bách khoa toàn thư Cambridge năm 1977, và yêu cầu ông sử dụng nó làm nguồn cảm hứng cho bìa album. “Bản thân biểu đồ là một phần của quá trình đọc và sau đó được nối ghép lại với nhau”, ông Saville nói với tạp chí Rolling Stone. “Vì vậy, những gì bạn có thể thấy là biểu đồ so sánh về tần số và độ chính xác của tín hiệu.”

Bìa sách thiết kế bởi Kiyoshi Awazu, Nhật Bản, 1970

Phần này của cuốn sách mang nét đặc trưng của Kiyoshi Awazu, một nhà thiết kế người Nhật. Năm 1970, ông đã tạo ra làn sóng mới của thiết kế đồ họa Nhật Bản thời hậu chiến với các thiết kế vẽ bằng tay. Đây cũng là thập kỷ mà Massimo Vignelli thiết kế đường đi cho hệ thống tàu điện ngầm ở New York.

The History of Graphic Design, vol. 2 Taschen Books

Những năm 1980: Sự trỗi dậy của Nghệ thuật Pop

Memphis là một nhóm các nhà thiết kế ở Milan với ước mơ vươn khắp thế giới với thiết kế táo bạo, đầy màu sắc. Các nhà thiết kế đều có ảnh hưởng lớn và trở thành tâm điểm của thiết kế đồ họa thập niên 1980. Một số người cho rằng logo đầu tiên của MTV được lấy cảm hứng từ nhóm, và họ đã ảnh hưởng đến toàn bộ diện mạo thiết kế của thập kỷ này.

Điểm nổi bật trong thời đại này là một bìa album của nhóm nhạc Rolling Stones từ ban nhạc Prljavo Kazalište của Croatia, được thiết kế bởi Mirko Ilić. Thiết kế gồm các kiểu chữ bị bóp méo, font chữ được biến đổi và các ký tự như chảy ra khỏi trang.

Prljavo Kazalište, bìa album, Croatia (trước là Yugoslavia), 1979
© Thiết kế: Mirko Ilić (Bosnia và Herzegovina/Mỹ)

Những năm 1990: Kỷ nguyên Grunge

Hầu hết mọi người đều nhận ra rằng thập niên 1990 không phải là thập kỷ mang tính biểu tượng nhất đối với thiết kế, nó được đánh dấu bằng font chữ đánh máy, thể loại nhạc Alternative rock, quảng cáo Calvin Klein và ảnh của Helmut Newton. Đây là thời điểm ngay trước khi Kashiwa Sato tạo ra bộ nhận diện thương hiệu cho Uniqlo, một hình vuông màu đỏ, chứng minh rằng logo có thể cực kỳ đơn giản để truyền tải thông điệp trực tiếp. Đây cũng là thời đại của họa sĩ vẽ tranh minh họa và viết chữ người Áo Stefan Sagmeister, người được biết đến với những thiết kế viết tay tuyệt đẹp và tạo ra những bản cover giành giải Grammy cho các album của Aerosmith và Talking Heads.

Blade to the Heat, the Public Theater, poster, Hoa Kỳ, 1994 © Thiết kế: Paula Scher, Pentagram (Hoa Kỳ) (trái).
Bộ Set The Twilight Reeling, Lou Reed, poster, Hoa Kỳ, 1996 © Thiết kế: Stefan Sagmeister (Áo / Hoa Kỳ) (phải). 

Những năm 2000: Thời đại kỹ thuật số

Thời đại này gồm huyền thoại thiết kế poster từ New York – Milton Glaser, 2001. “I Love New York More Than Ever“, là poster mang dấu ấn sau vụ tấn công ngày 11 tháng 9. Một trong những nhà thiết kế đặc biệt phải nhắc đến là Paula Scher, tại New York (người sáng lập công ty thiết kế Pentagram) chỉ mất năm phút để thiết kế logo cho Citibank, cô thiết kế nó trên mặt sau của một chiếc khăn ăn giữa cuộc họp với giám đốc điều hành ngân hàng. Rất nhiều nhà thiết kế đồ họa đã ghen tị, vì cô được trả 1,5 triệu đô la cho thiết kế logo của mình.

I Love NY More Than Ever, poster, 2001 Nhà thiết kế Milton Glaser, Hoa Kỳ

Ngoài ra, cuốn sách còn có những trang về tác phẩm của nhà thiết kế London – Neville Brody, người đã thiết kế bìa album cho Depeche Mode, BBC và tạp chí The Face trong suốt những năm 1990.


Về tác giả Nadja Sayej

Nadja Sayej là một nhà báo văn hóa và nhiếp ảnh gia chuyên về kiến ​​trúc, du lịch, thiết kế, công nghệ và nghệ thuật. Cô viết cho The New York Times, T: The New York Times Style Magazine, The Guardian, Forbes, Harper’s Bazaar và một số tờ báo khác. Cô còn là tác giả của bốn cuốn sách, bao gồm Get Your S *** Together và Biennale Bitch.

Tìm hiểu thêm về tác giả tại website cá nhân của cô.


Biên tập: Thao Lee

Tác giả: Nadja Sayej

Cùng tác giả

#Tag

graphic design Jens Müller lịch sử thiết kế lịch sử thiết kế đồ họa Taschen Books The History of Graphic Design

iDesign Must-try

Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 2)
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 2)
Tiếp theo phần 1, trong phần 2 này hãy cùng iDesign khám phá thêm 5 xu hướng thiết kế sẽ oanh tạc vào năm 2022 nhé! Xu hướng thiết kế…
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 1)
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 1)
Năm 2022 sắp đến gần và nhiều chuyên gia dự đoán đây là một năm phá vỡ mọi quy tắc về thiết kế đồ họa. Mọi thứ đều phá vỡ và…
Kanban - Nghệ thuật tinh tế từ những bảng hiệu quảng cáo của người Nhật
Kanban - Nghệ thuật tinh tế từ những bảng hiệu quảng cáo của người Nhật
Có gì ở nghệ thuật truyền thống Kanban ở Nhật Bản? Vì sao nét đẹp này từng suýt bị quên lãng?
8 xu hướng thiết kế đồ họa lên ngôi năm 2022 (Phần 2)
8 xu hướng thiết kế đồ họa lên ngôi năm 2022 (Phần 2)
Tiếp nối phần 1, ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu thêm những xu hướng thiết kế đồ họa nào sẽ là lựa chọn hoàn hảo để xây…
8 xu hướng thiết kế đồ họa lên ngôi năm 2022 (Phần 1)
8 xu hướng thiết kế đồ họa lên ngôi năm 2022 (Phần 1)
Những xu hướng đổi mới nào trong thiết kế sẽ thống trị lĩnh vực thiết kế đồ họa vào năm 2022? Cùng chúng mình xem qua các xu hướng thiết…
Top 10 công cụ online hữu ích dành cho dân thiết kế
Top 10 công cụ online hữu ích dành cho dân thiết kế
Trong bài viết này, iDesign sẽ chia sẻ đến các bạn những công cụ trực tuyến hữu ích trong việc thiết kế đồ họa & thiết kế web. 1. Gingersauce:  Tạo…