Lịch sử vắn tắt của ngành Design ở Thung lũng Silicon

Thiết kế không chỉ là vẻ bề ngoài của một vật. Thiết kế còn là cách hoạt động của vật đóVì vậy, hiệu quả là khi bạn có thể thiết kế từ ngoài vào trong và sau đó quay lại thiết kế từ trong ra ngoài.

 

Trong số các công ty công nghệ toàn cầu, các cơ quan độc lập, công ty khởi nghiệp hay các cửa hàng quần áo, Thung lũng Silicon có nhiều nhà thiết kế hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Tại sao lại có điều này? Giáo sư Thiết kế Công nghiệp và Tương tác của California – Barry Katz – đã nói về lịch sử thiết kế ở Thung lũng Silicon trong cuốn sách Make It New đầy sáng tạo của ông. Dưới đây, Katz sẽ thảo luận về những những cột mốc, nhân vật và những ý tưởng dẫn đến sự bùng nổ ngành thiết kế tại mảnh đất công nghệ màu mỡ này.

Steve Jobs không phải là người khởi đầu ngành thiết kế ở Thung lũng Silicon

“Tôi đã lục lọi tất cả tư liệu từ ngày 1 tháng 8 năm 1951 và tìm được nhà thiết kế chuyên nghiệp đầu tiên làm việc ở (nơi mà khi đó còn chưa được gọi là) Thung lũng Silicon, tên của ông là Carl Clement. Ông đã xuất hiện tại Hewlett-Packard – một công ty dụng cụ – cùng portfolio chuyên ngành thiết kế công nghiệp. Công ty này có đầy đủ chuyên viên vật lí, kỹ sư, thợ máy nhưng họ không hề có ý niệm gì về thẩm mĩ, thậm chí có người còn không biết tại sao họ nên hứng thú với design. Clement chỉ có thể lảm nhảm một mình với công việc cho đến khi ông thực sự xây dựng được nhóm thiết kế cho riêng mình.”

Stanford vào cuộc…

“Giữa những năm 1950, một chàng trai tên John Arnold đã di cư từ MIT tới Stanford. Ông là kỹ sư tự đào tạo có nền tảng tâm lý học. Ông có triết lý “kỹ thuật sáng tạo” nhằm xóa đi ranh giới khác biệt giữa nghệ thuật sáng tạo và các ngành kỹ thuật phân tích phần cứng. Ông tin rằng một số kỹ thuật sáng tạo mà các nghệ sĩ sử dụng có thể kết hợp và giải quyết bằng vấn đề kỹ thuật. Mang suy nghĩ đó đến Stanford, ông tổ chức Chương trình Thiết kế Sản phẩm tại đây. Chương trình này thu hút những người có nền tảng kỹ thuật nhưng quan tâm đến việc vượt qua các quy tắc kĩ thuật truyền thống lỗi thời.”

Và rồi Steve Jobs cũng tham gia.

Bước ngoặt thật sự đến vào 30 năm sau khi Steve Jobs phát hiện rằng: cứ một người đam mê phần cứng và có thể tự lắp ráp máy tính, sẽ có hàng nghìn người chỉ cần mua máy tính thành phẩm, cắm điện vào, làm việc ngay. Do đó, ông đã bán máy tính Apple II nguyên kiện làm dấy lên trong dư luận hàng loạt câu hỏi thiết kế. Jobs đề cập đến việc “Thiết kế không chỉ là vẻ bề ngoài của một vật. Thiết kế còn là cách hoạt động của vật đóVì vậy, hiệu quả là khi bạn có thể thiết kế từ ngoài vào trong và sau đó quay lại thiết kế từ trong ra ngoài.” Trong một nền văn hóa thiết kế,  không có kỹ thuật thành thạo sẽ dẫn đến sự hiểu nhầm ý tưởng giữa các kỹ sư và nhà thiết kế. Katz nói: “Điều này không chỉ diễn ra tại thung lũng Silicon, tôi muốn nói rằng sự khác biệt vẫn tồn tại và chúng tôi chỉ làm rõ việc đó hơn.”

Sự cạnh tranh phần cứng giữa các công ty Thung lũng Silicon đã thúc đẩy sự đổi mới về thiết kế.

“Người tiêu dùng nói chung không thể phân biệt được sự khác biệt giữa các sản phẩm công nghệ tương tự nhau. Khi các công ty đều có xu hướng đẩy mạnh công nghệ và chức năng của sản phẩm để cạnh tranh, một câu hỏi đặt ra: sự khác biệt lớn nhất giữa các sản phẩm đó là gì? Sự khác biệt chính giữa điện thoại Galaxy và iPhone không phải là chip nhớ hay tốc độ xử lý, đó là thiết kế. Như toàn bộ trải nghiệm khi bạn sử dụng một sản phẩm, song song với việc nó hoạt động ra sao là việc nó sẽ trông như thế nào”.

Sự chuyển đổi công nghệ từ chế độ doanh nghiệp sang chế độ kinh doanh cá nhân đã cho phép các nhà thiết kế đẩy mạnh giá trị sản phẩm.

“Máy tính không còn là vật có kích thước to như cái tủ lạnh ở phòng hậu kì của một công ty bảo hiểm. Chúng tôi bắt đầu chế tạo máy tính có thể để bàn, sau đó để trong cặp sách, sau đó là túi, và sau đó đem chúng đi mọi nơi, sự chịu đựng cho những trải nghiệm không tốt lúc trước dần tan biến, thay vào đó là những yêu cầu ngày càng cao hơn. Nếu bạn là một chuyên viên sử dụng máy tính, bạn có thể chịu đựng những bất tiện đó. Nhưng nếu bạn là một người ưa di chuyển, những điểm khó chịu, bất tiện và khó khăn khi sử dụng trở nên không thể chấp nhận được. Và đó là nơi mà thiết kế có thể tạo ra sự khác biệt.”

Các hệ thống sản phẩm đã nâng cao tầm quan trọng của thiết kế.

“Chúng tôi không bàn về các sản phẩm đơn lẻ nữa. Những gì chúng ta có bây giờ là hệ thống tích hợp các sản phẩm chứ không phải là một sản phẩm riêng biệt và thiết kế trở thành yếu tố quan trọng trong việc tích hợp hệ thống đó. Ví dụ, Google bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về thiết kế khi họ có một nhóm làm việc trên bản đồ (Maps), một nhóm làm việc về công cụ tìm kiếm (Search) và một nhóm làm việc trên Gmail. Các nhóm này làm việc độc lập, tạo ra những sản phẩm và một số thứ khác của Google theo những hướng khác nhau. Nhà đồng sáng lập Google – Larry Page – nhận ra rằng các nhóm, các sản phẩm,.. của Google cần phải được đồng nhất. Và thứ có thể kết hợp những điều khác biệt? Không gì khác chính là Thiết kế.”

Vì công ty công nghệ phát triển, do đó, nhiều thứ khác phát triển theo.

“Khi bạn có một công ty như Apple, một trong những công ty có giá trị nhất trên thế giới, bán một sản phẩm bán chạy nhất trong lịch sử thế giới, cụ thể là iPhone, thì hầu hết các công ty trên thế giới đều hỏi: “Có lẽ chúng ta cần biết họ đang làm gì?”. Không chỉ Apple, mà còn nhiều công ty khác ở Thung lũng Silicon đã mở ra các ngành công nghiệp mới: Google, Facebook, Airbnb. Các công ty này đều phụ thuộc và tôn trọng công việc của các nhà thiết kế. Những nơi khác như ngân hàng, các công ty tư vấn, và các công ty bảo hiểm dù không sản xuất ra các sản phẩm cho thị trường tiêu dùng nhưng cũng bắt đầu áp dụng một số trong những bài học về thiết kế. Đây là lý do mà ngành thiết kế đã bắt đầu “cất cánh” khi các công ty như IBM, SAP hay Capital One Bank bắt đầu sử dụng quy trình, hình ảnh và phương pháp luận cơ bản – cốt lõi của tư duy thiết kế – mà các nhà thiết kế sử dụng. ”

Công nghệ sinh học là ngành tiếp theo sẽ yêu cầu những thiết kế tốt.

“Chúng tôi đã nhìn thấy rất nhiều ứng dụng của thiết kế trong khoa học cuộc sống và ngành y tế, chủ yếu ở các lĩnh vực như dụng cụ y tế, đóng gói, … Nhưng hiện nay, ngày càng nhiều người quan tâm đến vấn đề chiến lược thiết kế áp dụng cho chăm sóc sức khoẻ. Tôi nghi ngờ rằng ngành công nghệ sinh học hiện đang sẵn sàng để thực hiện những động thái tương tự như ngành phần mềm và ngành điện tử để tiến tới thị trường tiêu dùng – bạn biết đấy, đã từng tốn một trăm triệu đô la để sắp xếp bộ gen 25 năm trước và bây giờ bạn có thể làm nó ở 23andMe chỉ với 100 đô la. Ở mức giá đó, khi những người không phải chuyên gia lẫn nhà khoa học bắt đầu mua được những sản phẩm này, đó là cơ hội lớn cho ngành thiết kế.”

Người dịch: Thảo Tăng
Nguồn: 99u.com

Cùng tác giả

#Tag

công nghiệp thiết kế design Kiến thức lịch sử thiết kế silicon valley thiết kế

iDesign Must-try

Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
A’ Design Award & Competition – Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ theo đuổi mục tiêu vinh danh các công trình thiết kế xuất sắc đã được đề…
Tham gia ngay Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ - A’ Design Award & Competition
Tham gia ngay Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ - A’ Design Award & Competition
A’ Design Award & Competition – Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’  là một trong những cuộc thi hội tụ các tài năng thiết kế thuộc cộng đồng…
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Đã bao giờ bạn tự hỏi? Là công dân của một nước, điều gì khiến bạn ghi nhớ nhất và tự hào nhất về quốc gia mình, về dân tộc…
Dự báo các xu hướng trong ngành thiết kế đồ họa năm 2024
Dự báo các xu hướng trong ngành thiết kế đồ họa năm 2024
Bài viết được thực hiện bởi Tom May, đăng tải trên Creative Boom, dịch bởi May Thế giới thiết kế đồ họa không ngừng phát triển với những xu hướng…
Những tác phẩm chạm khắc trái cây siêu thực của Yuni Yoshida
Những tác phẩm chạm khắc trái cây siêu thực của Yuni Yoshida
Dưới bàn tay của Yuni Yoshida, các loại trái cây quen thuộc trở thành những tác phẩm nghệ thuật siêu thực và trừu tượng. Giám đốc nghệ thuật người Nhật…
Thông tin sự kiện Hoa Mai Design Award 2023 - 2024
Thông tin sự kiện Hoa Mai Design Award 2023 - 2024
Giải thưởng Thiết kế Sản phẩm Nội thất gỗ Hoa Mai (HMA) lần thứ 20 chính thức khởi động, tổng giá trị giải thưởng lên đến 700 triệu đồng. Sáng…