Liệu xu hướng thiết kế logo năm nay có đang quá đà?

Các thương hiệu cần phải nhớ rằng họ không cần phải thét lớn vào mặt khách hàng để thu hút sự chú ý vì làm như thế có thể gây chán nản.

Nhiều thương hiệu tầm cỡ gần đây đã thay đổi logo và biểu tượng của mình và chúng đã dấy lên nhiều tranh cãi (chúng tôi đang muốn nói đến anh đấy Google ạ). Với việc các thiết kế gần đây tuân theo xu hướng thiết kế phẳng, bạn sẽ thấy được rằng mọi thứ trông gần như phẳng lặng. Tuy nhiên, theo ý kiến một nhà thiết kế, các thương hiệu đang bắt đầu đối diện với một vấn đề rất khác.

Rõ ràng, vấn đề chính là khách hàng sẽ cảm thấy nặng nề về mặt nhận thức khi họ nhìn vào các ứng dụng được đặt kề nhau trong giao diện. Với bảng màu hình cầu vồng cái nào cũng giống cái nấy cùng hình dạng lập dị, liệu các biểu tượng có đang dần trở nên quá sức chịu đựng cho nhận thức người dùng? Hãy xem bài tweet phía dưới và so sánh với thiết kế biểu tượng ứng dụng trên iOS mà chúng tôi đã chọn ra.

Quá tải nhận thức là có thật.

Tobias van Schneider đã đăng tải dòng tweet phía trên. Anh bình luận rằng “Quá tải nhận thức là có thật”, và hiển nhiên rằng việc nhìn vào các hình ảnh này quả là một trải nghiệm căng thẳng. Các biểu tượng này hiện diện trước mặt bạn với vẻ tươi mới rạng rỡ, nhưng rốt cuộc thì thật khó để bạn suy nghĩ xem mình đang nhìn cái gì vậy. Bạn cần phải tập trung để phân biệt các biểu tượng với nhau và đây không hẳn là điều mà nhà thiết kế mong muốn hướng đến. Nói ngắn gọn thì nó gây cảm giác choáng ngợp.

Dù nhiều hình dạng được sử dụng để tạo ra các biểu tượng này, các thiết kế theo khái niệm trừu tượng đều mang phong cách giống nhau và không có cái nào thật sự thu hút. Trong số đó thì Google được coi là thủ phạm chính và bài tweet dưới đây sẽ tổng kết sự việc này:

Cuộc thảo luận xoay quanh các thiết kế với nhiều luận điểm từ vấn đề trong xu hướng thiết kế này đến xu hướng ở thời gian trước mà người dùng mong muốn chúng sẽ trở lại.

Một vài người dùng chỉ ra lợi ích của thiết kế tối giản:

Thậm chí họ còn mong mỏi cho sự trở lại của chủ nghĩa hiện thực:

Một vài thương hiệu có hơi quá giống nhau. Nhìn rối ha?

Dù có ý kiến ủng hộ Google, nhiều người dùng mong muốn thấy được sử trở lại của các thiết kế biểu tượng lúc trước.

Liệu các thương hiệu có đang hứng chịu làn sóng thiết kế cầu vồng này như một sự đấu tranh chống lại xu hướng thiết kế phẳng nhàm chán sau này? Hay liệu sự xuất hiện của nó sẽ tồn tại lâu dài? Chắc hẳn chúng ta đều đang mong mỏi sự trở lại của phong cách skeuomorphism năm 2021 (xem danh sách thiết kế UI/UX mơ ước của chúng tôi ngay tại đây), cũng là nhân tố đơn giản hóa mọi thứ đi một chút (và tránh việc chúng ta phải mang mắt kính khi nhìn vào màn hình chủ).

Các thương hiệu cần phải nhớ rằng họ không cần phải thét lớn vào mặt khách hàng để thu hút sự chú ý vì làm như thế có thể gây chán nản. Cá tính chính là yếu tố chủ đạo và khách hàng rất sẵn sàng để thấy được nhiều cá tính đã bị đánh giá sai lệch.

Tác giả: Georgia Coggan
Người dịch: Đáo
Nguồn: Creativebloq

Cùng tác giả

#Tag

logo design logo trends thiết kế logo

iDesign Must-try

Một khuyết điểm nhỏ trong logo của Google đã được khám phá!
Một khuyết điểm nhỏ trong logo của Google đã được khám phá!
Bạn có nhớ sự ồn ào về logo của Google không? Đừng lo lắng nếu bạn bỏ lỡ câu chuyện này kể từ lần đầu tiên, bởi vì vấn đề…
Xu hướng thiết kế logo 2022: Mang lại sự cường điệu cho logo (Phần 2)
Xu hướng thiết kế logo 2022: Mang lại sự cường điệu cho logo (Phần 2)
Logo dáng cao, màu candy, outline phác thảo và logo serif là những xu hướng thiết kế logo trong phần 1 dự đoán sẽ thịnh hành và được sử dụng…
Xu hướng thiết kế logo 2022: Mang lại sự cường điệu cho logo (Phần 1)
Xu hướng thiết kế logo 2022: Mang lại sự cường điệu cho logo (Phần 1)
Sau loạt bài Xu hướng thiết kế đồ họa 2022 chúng ta đã phần nào định hình được những xu hướng thiết kế sẽ thống trị vào năm 2022, thông…
Bộ nhận diện mộc mạc của thương hiệu đồ gỗ thủ công
Bộ nhận diện mộc mạc của thương hiệu đồ gỗ thủ công
Ohalo là một thương hiệu chuyên đồ gỗ thủ công. Sản phẩm chính được ra mắt đầu tiên là ván trượt cân bằng. Nhưng thương hiệu nhanh chóng phát triển…
10 thiết kế logo và tái xây dựng bộ nhận diện thương hiệu đắt đỏ nhất
10 thiết kế logo và tái xây dựng bộ nhận diện thương hiệu đắt đỏ nhất
Dù bạn bỏ ra bao nhiêu thời gian và tiền bạc để tìm ra những từ ngữ phù hợp đại diện cho công ty và thu hút khách hàng mới,…
10 quy tắc vàng trong thiết kế logo của David Airey: Những điều bạn cần biết
10 quy tắc vàng trong thiết kế logo của David Airey: Những điều bạn cần biết
Để tái thiết kế một logo, bạn sẽ phải cân nhắc chọn hướng đi hoàn toàn mới hay điều chỉnh lại những gì có sẵn? Dù quyết định như thế…