Lợi ích của việc kiểm thử tính khả dụng trong thiết kế UX

Cùng tìm hiểu về vai trò của kiểm thử khả năng sử dụng sản phẩm trong thiết kế UX và phương pháp giúp phân biệt các vấn đề về khả năng sử dụng trong các ứng dụng và trang web di động.

Bậc thầy công nghệ Steve Jobs, đã từng nói:

“Thiết kế không chỉ nằm ở việc một thứ trông như thế nào và mang lại cảm giác ra sao. Thiết kế là xem cách thứ đó hoạt động”.

Thật không may, một số người vẫn nghĩ rằng công việc của nhà thiết kế là làm sao để tạo ra một sản phẩm đẹp, thẩm mỹ. Tuy nhiên, thiết kế UX phụ thuộc vào một số yếu tố chính bao gồm khả năng sử dụng, tiện ích, nhu cầu, sự hấp dẫn. Mỗi khía cạnh đóng vai trò quan trọng để tạo một sản phẩm hoàn hảo, vì vậy một nhóm sáng tạo cần đảm bảo tất cả chúng được thực hiện đúng bằng cách tiến hành các thử nghiệm.

Bài viết này dành cho các đặc thù của kiểm thử khả năng sử dụng và các phương pháp khác nhau giúp phân biệt các vấn đề về khả năng sử dụng.


1. Tại sao khả năng sử dụng lại quan trọng?

Trước khi chúng ta đi vào bản chất của kiểm thử khả năng sử dụng, hãy tìm hiểu ý nghĩa của tính khả dụng và lý do tại sao nó được gọi là một phần cốt lõi của UX hiệu quả. Nielsen Norman Group định nghĩa khả năng sử dụng là một thuộc tính chất lượng để đánh giá mức độ dễ dàng sử dụng giao diện người dùng. Mức độ sử dụng phụ thuộc vào năm khía cạnh: khả năng học hỏi, sự hài lòng, hiệu quả, khả năng ghi nhớ và lỗi.

  • Khả năng học hỏi là cách người dùng có thể dễ dàng đạt được các tác vụ trong lần sử dụng đầu tiên.
  • Sự hài lòng là quá trình sử dụng dễ như thế nào.
  • Hiệu quả được xác định bởi khả năng người dùng hoàn thành nhiệm vụ nhanh chóng
  • Khả năng ghi nhớ phụ thuộc vào thời gian mà mọi người nhớ lại cách dùng sau một thời gian không sử dụng sản phẩm.
  • Và cuối cùng, các nhà thiết kế theo dõi số lỗi người dùng mắc phải và họ có thể dễ dàng học hỏi từ những sai lầm này như thế nào.

Khi tất cả các yếu tố này được xem xét, sản phẩm kỹ thuật số sẽ cung cấp mức độ khả dụng cao, có nghĩa là mọi người có thể sử dụng chúng một cách dễ dàng và hiệu quả. Nhưng tại sao các chuyên gia thiết kế rất quan tâm đến một khía cạnh duy nhất là UX? Có phải nó quan trọng hơn những dịch vụ và giải pháp mà ứng dụng và trang web cung cấp không? Rõ ràng, các tính năng đều là làm cho một sản phẩm có giá trị cho mọi người. Tuy nhiên, nếu người dùng không thể tìm ra cách sử dụng một ứng dụng, thì nó không mang lại lợi ích gì cho họ. Ngay cả giao diện đẹp nhất cũng không thể đảm bảo mang lại thành công khi hệ thống chức năng không rõ ràng. Đó là lý do tại sao một trong những giai đoạn cốt lõi của việc xây dựng UX là thử nghiệm khả năng sử dụng.


2. Kiểm tra khả năng sử dụng sản phẩm là làm những gì?

Kiểm tra khả năng sử dụng là một kỹ thuật giúp đánh giá một sản phẩm bằng cách thử nghiệm nó trên người dùng tiềm năng. Bằng cách này, các nhà thiết kế có thể xem liệu một trang web hoặc ứng dụng có đầy đủ các tính năng, cũng như phân biệt các vấn đề có thể xảy ra trong UX. Kiểm tra khả năng sử dụng thường được tiến hành ở giai đoạn xây dựng UX trước khi đưa đến nhóm phát triển. Nó cho phép thay đổi các giải pháp không hiệu quả dễ dàng hơn là khi một sản phẩm đã hoàn chỉnh.

Hơn nữa, kiểm tra khả năng sử dụng là một cách tốt để tìm hiểu sâu hơn về nhu cầu và sở thích của người dùng; bằng cách xem phản ứng khi họ sử dụng sản phẩm. Nhà thiết kế có thể thu thập thông tin cần thiết cho việc tạo ra thiết kế hiệu quả. Ngoài ra, thông tin thu thập được không chỉ sử dụng cho thiết kế UX mà ở các giai đoạn phát triển khác của sản phẩm.


3. Các phương pháp kiểm tra khả năng sử dụng

Để đạt được hiệu quả cao trong kiểm tra khả năng sử dụng và đạt được lợi ích mong đợi, các nhà thiết kế có thể áp dụng các phương pháp khác nhau, nhưng chúng thường được phân loại thành ba nhóm chính: thăm dò, đánh giá và so sánh.

  • Phương pháp thăm dò được sử dụng ở giai đoạn đầu tiên của UX. Các nhà thiết kế trình bày wireframe của sản phẩm cho người dùng và xem phản ứng của họ ra sao. Phương pháp này nhằm khám phá cách mọi người tiếp thu cách hoạt động của sản phẩm và quá trình cảm nhận của người dùng khi họ sử dụng một sản phẩm nhất định.
  • Phương pháp đánh giá được sử dụng ở giai đoạn sau khi người dùng đánh giá tốt sản phẩm prototype. Các phương pháp này giúp đánh giá hiệu quả của một ứng dụng hoặc trang web, cũng như xác định mức độ hài lòng của người dùng đối với một sản phẩm. Các thử nghiệm thời gian thực giúp theo dõi phản ứng người dùng và lỗi mà họ mắc phải. Thông tin thu thập được sử dụng để loại bỏ các vấn đề đã xác định có lỗi trong các thử nghiệm.
  • Cuối cùng, các phương pháp so sánh được sử dụng khi các nhà thiết kế băn khoăn giữa một số giải pháp. Người dùng so sánh hai hoặc nhiều biến thể của các yếu tố UX sau đó chia sẻ ý kiến ​​với một nhóm sáng tạo. Các chuyên gia xem xét tất cả các ưu và nhược điểm của từng biến thể và chọn một biến thể phù hợp nhất với người dùng.

Có một lượng lớn các phương pháp kiểm tra khả năng sử dụng. Tất cả chúng đều khác nhau và có thể được sử dụng trong các trường hợp khác nhau. Sự lựa chọn thường phụ thuộc vào các mục tiêu mà nhóm đặt ra và ngân sách của một dự án. Chúng ta cùng phân biệt một số phương pháp phổ biến giúp kiểm tra khả năng sử dụng.

Kiểm tra hành lang (Hallway Testing)

Phương pháp này ​​kiểm tra một trang web hoặc một ứng dụng trên những người ngẫu nhiên, có nghĩa là các nhà thiết kế có thể yêu cầu ai đó chờ đến lượt để thử (hành lang) hoặc một nơi khác. Thử nghiệm hành lang có vẻ hơi khó khăn vì nó đòi hỏi phải tìm những người thích tham gia vào một thử nghiệm, sau đó mới có thể đưa ra phản hồi cấu thành. Phương pháp thường được sử dụng khi phần lớn công việc đã được thực hiện để người dùng có thể cảm thấy nó giống như một sản phẩm hoàn chỉnh. Kiểm tra hành lang là một trong những phương pháp phổ biến nhất vì nó rẻ hơn và nhanh hơn nhiều phương pháp khác.

Kiểm tra khả năng sử dụng từ xa

Tên của phương pháp đã nói lên tất cả. Cách tiếp cận này liên quan đến những người từ các quốc gia khác để tạo thành một nhóm sáng tạo, giúp sản phẩm có thể được cảm nhận trong các nền văn hóa khác nhau. Có hai loại kiểm tra khả năng sử dụng từ xa: đồng bộ hoặc không đồng bộ.

  • Kiểm tra đồng bộ từ xa được xử lý thông qua hội nghị bằng video cũng như các công cụ chia sẻ khác nhau như WebEx hoặc GoToMeeting. Cách tiếp cận đồng bộ cho phép các nhà thiết kế xem cách những người khác nhau sử dụng sản phẩm trong thời gian thực. Ngoài ra, người dùng có thể nhận được một số hỗ trợ từ người thiết kế nếu cần. Tuy nhiên, kiểm tra đồng bộ từ xa có nhược điểm của nó. Người dùng nên tổng hợp các yêu cầu trong một thời gian nhất định vì họ sống ở múi giờ khác nhau sẽ dễ phát sinh vấn đề. Đó là lý do tại sao ngày và thời gian nên được sắp xếp trước, và có thể mất một thời gian để tìm ra lựa chọn tốt nhất cho mọi người.
  • Kiểm tra không đồng bộ từ xa dễ dàng xử lý hơn một chút. Nhà thiết kế thường đặt các tác vụ cụ thể mà người dùng cần thực hiện và sau đó tất cả thông tin bao gồm luồng nhấp chuột và lỗi người dùng xảy ra trong khi tương tác với sản phẩm được thu thập tự động. Ngoài ra, các nhà thiết kế có thể yêu cầu người dùng đưa ra một phản hồi nhỏ về trải nghiệm của họ. Bằng cách này, một nhóm sáng tạo có thể theo dõi cách mọi người từ các nền văn hóa khác nhau phản ứng với sản phẩm trong môi trường của chính họ (ví dụ: tại nhà).

Nhận xét từ chuyên gia

Phương pháp phổ biến này liên quan đến đánh giá từ các chuyên gia có kinh nghiệm trong kiểm thử khả năng sử dụng sản phẩm. Cách tiếp cận mang đến cơ hội nhận được phản hồi rộng rãi và cấu thành, từ đấy bạn sẽ tiết kiệm thời gian hơn. Các chuyên gia thường áp dụng công cụ kiểm tra nhưng họ cũng có thể kiểm tra nó như người dùng.

Ngoài ra, có một cách tiếp cận khác gọi là đánh giá chuyên gia tự động. Nó được thực hiện bằng cách sử dụng các mẫu phổ biến. Đánh giá chuyên gia tự động là một trong những phương pháp nhanh nhất nhưng vẫn không thể kiểm tra tất cả các đặc thù liên quan đến yếu tố con người.

Kiểm tra nguyên mẫu trên giấy (Paper Prototype Testing)

Một trong những giai đoạn thiết yếu của việc tạo ra sản phẩm là wireframing. Là một biểu diễn trực quan đơn giản và sơ đồ bố cục cho các trang web hoặc giao diện ứng dụng, chúng thường là hình minh họa đen trắng, đôi khi có các điểm nhấn hoặc điểm sáng để phác thảo các khu vực hoặc điểm cụ thể, mang lại hình ảnh rõ ràng về cấu trúc dự án và sự kết nối giữa các phần khác nhau.

Các wireframe trình bày các mô hình trên giấy cho người dùng để thực hiện một số tác vụ nhất định như trong một sản phẩm thực. Phương pháp này có vẻ không phức tạp nhưng vẫn là một cách nhanh chóng và tiết kiệm để tìm ra các vấn đề về khả năng sử dụng ở giai đoạn đầu.

Trình bày suy nghĩ (Thinking Aloud)

Thinking Aloud là một phương pháp kiểm tra khả năng sử dụng nhằm thu thập phản hồi từ người dùng ngay trong quá trình sử dụng. Nhà thiết kế yêu cầu người dùng xác minh bằng suy nghĩ và cảm xúc của họ khi sử dụng ứng dụng hoặc trang web. Một nhóm sáng tạo có thể hiểu được các thái độ của người dùng tiềm năng và áp dụng thông tin thu thập được để cải tiến UX trong tương lai.


4. Kiểm tra khả năng sử dụng có mang đến lợi ích?

Trên đây chỉ mô tả một số phương pháp kiểm thử khả năng sử dụng tiêu biểu, nhưng thực tế chúng ta có nhiều phương pháp khác nữa. Các phương pháp này có thể được thay đổi hoặc kết hợp tùy thuộc vào mục tiêu. Nếu bạn vẫn nghi ngờ liệu rằng có cần tiến hành kiểm tra khả năng sử dụng hay không, hãy để xem xét danh sách các nhiệm vụ dưới đây để hiểu rõ những lợi ích mà nó mang lại.

  • Thu thập thông tin giúp cải thiện UX;
  • Xác định các vấn đề và lỗi mà một nhóm sáng tạo có thể nhận thấy;
  • Đảm bảo sự hài lòng của người dùng với một sản phẩm;
  • Tăng hiệu quả của sản phẩm;
  • Giảm chi phí của quá trình phát triển;
  • Loại bỏ sự cố nhanh;
  • Một sản phẩm có mức độ tiện dụng cao chắc chắn sẽ nổi bật so với các sản phẩm cạnh tranh khác.

Hãy nhớ rằng khắc phục sự cố ngay từ đầu dễ dàng hơn là xây dựng lại một sản phẩm đã hoàn chỉnh.

Biên tập: Thao Lee

Nguồn: tubikstudio

Cùng tác giả

#Tag

Kiểm thử khả năng sử dụng thiết kế sản phẩm thiết kế ux Usability Testing

iDesign Must-try

Vai trò của Nghệ thuật trong Thiết kế sản phẩm
Vai trò của Nghệ thuật trong Thiết kế sản phẩm
Khi một nhà thiết kế bắt đầu làm việc, họ biết trước những gì mình phải đạt được. Họ được thúc đẩy bởi một mục tiêu, một kế hoạch, một…
A’ Design Awards & Competition - Cuộc thi lớn nhất dành cho cộng đồng thiết kế đã chính thức khởi động
A’ Design Awards & Competition - Cuộc thi lớn nhất dành cho cộng đồng thiết kế đã chính thức khởi động
Trong một thế giới mà hàng triệu sản phẩm và thiết kế được ra mắt mỗi năm, A’ Design Awards & Competition đã ra đời với mong muốn giới thiệu…
Khi thiết kế cũng cần lên đỉnh!
Khi thiết kế cũng cần lên đỉnh!
Nhà tâm lý và kinh tế học hành vi từng đoạt giải Nobel Daniel Kahneman đã khám phá ra một điều thú vị là ở chúng ta luôn tồn tại…
Tài liệu thiết kế là gì? Sự quan trọng của tài liệu thiết kế
Tài liệu thiết kế là gì? Sự quan trọng của tài liệu thiết kế
Đối với nhiều nhóm sản phẩm, tài liệu thiết kế là một vấn đề suy nghĩ sau cùng. Thay vào đó, họ làm theo cách tiếp cận trực tiếp, “Chúng tôi…
Nguồn năng lượng tích cực từ những thiết kế ứng dụng yếu tố ánh sáng
Nguồn năng lượng tích cực từ những thiết kế ứng dụng yếu tố ánh sáng
Sự dung hòa giữa khoa học, thiết kế và kỹ thuật mang đến những thiết kế tuyệt vời cho cuộc sống con người và giúp chúng ta giải quyết rất…
Cùng chuyên gia Maximiliano Cabrera tìm hiểu 15 nguyên tắc mọi nhà thiết kế UI/UX nên biết
Cùng chuyên gia Maximiliano Cabrera tìm hiểu 15 nguyên tắc mọi nhà thiết kế UI/UX nên biết
Trong bài viết này, nhà thiết kế UX – Maximiliano Cabrera sẽ phân tích các nguyên tắc thiết kế quan trọng nhất cũng như các thiên kiến nhận thức (cognitive…