Một số điều cần biết về phông chữ

Phông hay Font là tập hợp hoàn chỉnh các chữ cái, các dấu câu, các con số, và các ký tự đặc biệt, theo một kiểu loại, định dạng (thường hoặc đậm nét), hình dáng (thẳng hoặc nghiêng) và kích cỡ phù hợp và có thể phân biệt khác nhau.

Thường thuật ngữ “typeface” – mặt chữ hoặc kiểu chữ – được dùng không đúng để chỉ về kiểu loại. Có ba loạifont chữ:fontBitmap, font PostScript và font True Type. Mỗi loại lại có hai phiên bản: font màn hình (screen font) và font máy in (printer font).

1.Font Bitmap

Được tạo ra bằng cách sử dụng ngôn ngữ trình bày của Quick Draw. Chúng được xây dựng từ các điểm nhỏ trên màn hình và được tận dụng độ phân giải 72 dpi của màn hình để thiết kế.

Font Bitmap luôn được đặt tên đại diện cho thành phố. Ví dụ: Geneva, New York, Monaco, Athent, Cairo… là tất cả những font Bitmap.

Đừng bao giờ sử dụng một font mang tên một thành phố trừ khi đang sử dụng máy in Quick Draw. Máy in lasser và các thiết bị xuất khác như máy ghi phim chẳng hạn không thể đọc font Bitmap.

2.Font PostScript (outline font)

Được thiết kế bằng những công thức toán học viết trên ngôn ngữ Postscript, đúng hơn là bằng những điểm vuông nhỏ, mỗi công thức toán học tạo ra một ký tự bằng cách vẽ một hình bao thanh nhã và không bị méo, sau đó máy in sẽ lấp kín bên trong với những chấm có độ dày tuỳ theo độ phân giải tối đa của máy.

Khác với các ảnh bitmap, các công thức toán tạo nên các cung tròn và các đường thẳng duyên dáng của kí tự hình bao. Đọc những công thức, mọi máy in Postscript có thể tạo ra những font và thu phóng chúng đến một kích thước bất kỳ và độ phân giải phù hợp.

Máy in có thể thay đổi dễ dàng cỡ chữ của font outline mà không làm méo dạng như đối với font bitmap (có thể chúng ta sẽ cần giảm trọng số của các cỡfont chữbé bằng một quá trình gọi là hinting, để khỏi bị mất những chi tiết tinh tế).

Các font outline thường có cài sẵn trong nhiều loại máy in laser hoặc được tải xuống từ đĩa. Hãng cung cấp hàng đầu các loại font outline là Adobe System, Inc.

Font PostScript in ra rất đẹp và nếu có sử dụng ATM thì chúng hiển thị trên màn hình cũng rất đẹp. font outline thì không bao giờ được đặt tên theo tên thành phố. Ví dụ các font outline: Avant Garde, Bookman, Helvetica, Times…

Thực tế, font outline cấu tạo gồm hai phần: Phần một là font màn hình (screen font) mà thực tế là một sự diễn dịch hình ảnh của font outline. Máy tính sử dụng font màn hình để hiển thị loại trên màn hình.

Phần hai của font outline là font máy in (printer font), là dữ liệu kỹ thuật số của máy in PostScript sử dụng để in ra giấy.

3. Font True Type

Một công nghệ tạofont chữkèm theo System 7 của hãng Apple Computer và Microsoft Windows 3.1 là họ đưa ra cácfont chữcó thể thay đổi tỉ lệ cho màn hình và máy in của các hệ Macintosh và Window, do Apple Computer và Microsoft Coorporation hợp tác xây dựng.

TrueType là một công nghệ font tương đương với PostScirpt. TrueType không đòi hỏi phải có một trình tiện ích bổ sung hoặc một chương trình điều khiển bằng vi xử lý đắt tiền.

Cácfont chữTrueType mà chúng ta nhìn thấy trên màn hình hoàn toàn giống như sẽ nhìn thấy khi in tài liệu đó ra. Hơn nữa các font True Type đều có thể thay đổi ti lệ, có nghĩa là không có vấn đề gì khi chọn cỡ font, chúng sẽ nhìn thấy chính xác cỡ đã chọn trên màn hình.

Với True Type, chúng ta có thể in các tài liệu của mình trên các hệ máy tính khác hoặc máy in khác mà không phải định khuôn thức lại cho các font đó. Ngay cả với các loại chương trình như WordPerfect 6. 0 for DOS hiện nay, chúng ta cũng có thể sử dụng các font True Type được lưu trữ trong thư mục phụ System của Windows.

Font True Type là sự ứng dụng kỹ thuật của Apple. Nó nhìn mịn trên màn hình ở mọi kích cỡ và vẫn có thể in nếu thiếu bất kỳ biểu tượng font máy in nào tại mọi nơi. Chúng ta cần dự trữ một biểu tượng độc lập, là nơi trữ tất cả những font khác. Những biểu tượng của font True Type có 3 chữ A.

Font True Type in ra trên mọi máy in thì sạch sẽ và dễ đọc, và nếu in bằng một máy in không phải PostScript thì chắc chắn chúng ta có thể thích chúng.

Chúng ta cũng có thể sử dụng cả hai: font PostScript và font True Type. Nhưng đặc biệt, hỗn hợp font PostScript và font True Type luôn luôn có tên tương tự nhau. Ví dụ: Không có font Helvetica True Type và font Helve PostScript được cài đặt trong cùng hệ thống font.

Các kiểu font.

1.Serif (chữ có chân)

Vạch ngang mảnh ở đầu các nét chính của một ký tự. Đối với chữ in thường thì các font serif dễ đọc hơn, tuy nhiên nhiều nhà thiết kế thích dùng các kiểu chữ sans serif cho chữ màn hình.

2.Sans Serif (chữ không chân)

Một kiểu chữ in không có chân (gạch ngang hoặc đường cong mảnh ở đầu các nét chính của ký tự). Helvetica và Arial là hai font chữ không dễ đọc.

Các kiểu chữ không chân được ưa dùng để làm chữ màn hình, nhưng khi dùng làm chữ in thường thì khó đọc hơn so với chữ có chân, như Times Roman chẳng hạn.

3.Symbol

Là loạifont chữmà các ký tự có hình dáng những ký hiệu đặc biệt, những biểu tượng, thường dùng vào mục đích trang trí.

4.Display

Là một loạifont chữhiện đại, thường dùng vào các mục đích quảng cáo, trang trí.

5.Script

Là loạifont chữmà các ký tự có hình dạng dựa theo các kiểu chữ viết tay sử dụng bút mực, có nhiều nét hoa mỹ, các nét thường nối liền nhau và dáng ký tữ thường hơi nghiêng.

Phần 2: Sơ lược về lịch sử hình thành và phân loại phông

I.Font PostScript Type 1

Được phát triển từ hãng Adobe vào cuốt thập niên 80 bởi sự ra đời của ngôn ngữ PostScript. Năm 1990, Adobe công bố phần mềm quản lý font Adobe Type Manager (ATM), cho phép hiển thị font Type 1 trên máy tính Macintosh, một cách sắc nét ở bất kỳ kích cỡ nào.

Font Type 1 in được trên cả máy in PostScript và không PostScript.

II.Font PostScript Type 3

Ra đời sau font Type 1 cũng vào cuối thập niên 80 do các nhà sản xuất khác (không phải hãng Adobe) phát triển. Điều đặc biệt là font Type 3 không có Hinting.

Hinting là một thuộc tính tích hợp bên trong một font để giúp cho máy in biết được việc giữ tỉ lệ các đường in tạo thành một ký tự. Ví dụ đối với chữ M hoa.

Hai nét gạch đứng có cùng chiều dài và chiều rộng. Nếu không có hinting, máy in có thể in một nét bằng 3 điểm in của máy và nét kia bằng 4 điểm in. Hinting sẽ đảm bảo sự bằng nhau về chiều dài và rộng của cả hai nét này.

Dù cả font Type 3 và Type 1 được viết dựa trên ngôn ngữ PostScript của hãng Adobe nhưng font Type 3 khi xuất ra sẽ không được chính xác như Type 1 và nó có thể dẫn đến việc nhảy chữ và các thuộc tính Kerning – Tracking bị thay đổi và điều quan trọng là font Type 3 không tương thích với ATM và các máy in không phải PostScript. Chính vì vậy mà người ta rất ít sử dụng font Type 3.

III.Font True Type

Được hãng Apple công bố chính thức vào năm 1991 và tích hợp vào hệ điều hành Mac OS của mình. Đến đầu măm 1992 thì Microsoft đưa font True Type vào hệ điều hành Windows 3.1 và font True Type trở thành tiêu chuẩn cho Windows đến ngày nay, nó vừa in được trên máy in PostScript và không PostScript.

Chính vì vậy mà trình quản lý font trong Control Panel của Windows chỉ có thể quản lý được font True Type.

Phần 3: Thành phần các loại Font

Như đã trình bày ở trên, người ta rất ít sử dụng font Type 3, vì vậy phần này chỉ đề cập đến font Type 1 và font True Type.

I.Font Type 1:

Loạifont chữtương thích với PostScript, bao gồm cả công nghệ thay đổi ti lệ font sở hữu riêng của Apple System, nó cải thiện độ rõ ràng của chữ khi độ phân giải thấp và co chữ nhỏ.

Gồm 2 thành phần là font màn hình và font máy in

1.Font màn hình (Screen font) còn gọi là font bitmap:

Là những gì chúng nhìn thấy trên màn hình làm nhiệm vụ hiển thị font trên màn hình. Nó là phần hình ảnh của font outline mà máy tính đọc. font màn hình là hình ảnh, bởi chúng là đại diện cho những điểm trên màn hình.

Mặc dù chính xác chúng chỉ là sự hiển thị để nhìn của font outline sẽ in thực sự ra giấy, cần phải lắp đặt font màn hình bitmap để sử dụng cho việc in ấn font outline.

Tuy nhiên cũng có một số font bitmap được viết kèm với kích cỡ font chẳng hạn font FZhand10, đây thực sự chỉ là font bitmap không có thành phần outline, chữ trên màn hình bị gai nhưng chúng ta vẫn có thể in ra máy in PostScript được (dĩ nhiên là cũng bị gai).

Nói như vậy có nghĩa là font bitmap thật ra không phải chỉ để hiển thị trên màn hình mà cũng có thể in được (với một số font đặc biệt).

Font màn hình thường được hiển thị ở dạng biểu tượng trong một hộp nhỏ trên có chữ A. Chúng ta có thể double lick vào font màn hình để xem một ví dụ của font.

2. Font máy in (Printer font) còn gọi là font outline:

Là một phần của font outline mà máy in PostScript đọc với mục đích in chữ lên trang giấy. font máy in có biểu tượng của riêng mình và mỗi biểu tượng của các hãng font nhìn đều khác nhau. Nó gồm thuộc tính thu phóng kích thước chữ và chứa đựng thông tin về các đường cong Bézier tạo nên chữ sẽ được chuyển đến máy in PostScript có độ phân giải cao khi ta in ra.

Những thông tin này cho phép font chữ in ra sắc nét, trơn tru ở bất kỳ co chữ nào khi ta đặt trong các ứng dụng; máy in sẽ tự tính toán hình dạng, kích thước ký tự khi in sao cho tương ứng với co chữ được thiết đặt trong ứng dụng. Font Type 1 được máy in in với độ phân giải cao nhất có thể có của máy do đặc tính không phụ thuộc vào độ phân giải.

Các font phải được lưu trữ ngay trong thư mục hệ thống (System folder) hoặc thư mục Extensions trong thư mục System folder và trong thư mục Fonts trong thư mục hệ thống trong hệ điều hành Mac OS 7.1 trở lên.

Chú ý rằng, mặc dù một số font đó không phải lúc nào cũng có thể download . Hầu hết các máy in laser có bộ ROM (Read Only Memory) có những font thường trú. Thông tin outline cho những font đó lưu trữ một cách lâu bền trong máy in hỗ trợ nên máy in có thể sử dụng chúng bất kỳ lúc nào.

Những font thường luôn có mặt như: Avant Garde, Bookman, Helvetica, New Century School Book, Palatino, Times, Symbol, Courier, Zapf, Chancery và Zapf Dingbats. Hầu như các font outline khác được gọi là Downloadable font và chúng ta phải mua chúng từ các hãng font.

Font máy in và font màn hình được thể hiện rất rõ trên máy tính Macintosh. Nếu chúng ta chỉ có font bitmap (hoặc khách hàng khi xuất phim chỉ sao chép font bitmap) ta sẽ thấy font bị gai, không trơn tru trên màn hình và khi in ra các máy in PostScript nó cũng bị gai hoặc có thể máy in báo lỗi thiếu font mà không in được.

Lúc này cần phải dùng chương trình tạo font để tái tạo thêm thành phần font máy in. Vì vậy khi cần sao chép font Type 1 ta phải lưu ý sao chép đủ cả hai thành phần của một font.

Đối với máy PC, một font Type 1 cũng gồm có hai thành phần:

*.PFM và *.PFB. Khi ta sao chép font cũng phải sao chép đủ cả hai thành phần này vì thành phần *.PFM là font metric dùng để nhận dạng font khi nạp vào máy tính còn thành phần *.PFB là thành phần thật sự tạo nên font chữ.

Nếu chỉ có một thành phần *.PFM ta có thể nhìn thấy font khi nạp vào ATM (chẳng hạn) nhưng máy sẽ báo không tìm thấy thành phần *.PFB kết quả là font không sử dụng được. Còn nếu chỉ sao chép thành phần *.PFB thì máy sẽ không nhìn thấy được font khi nạp.

II. Font True Type

Đơn giản hơn, chỉ gồm một thành phần duy nhất. Trên Mac chỉ có dạng một tập tin suitcase và trên PC, tập tin có dạng *.ttf.

Font True Type khi in ra máy in PostScript thường sẽ tự động được chuyển thành dạng PostScript. Tuy nhiên có một số máy in không chuyển font đúng dẫn đến tình trạng chữ bị dính lại, toàn bộ các thuộc tính thiết lập trên ứng dụng bị thay đổi hoàn toàn nhất là ở một số font True Type tiếng Việt.

Trong trường hợp này ta cần sử dụng các chương trình tạo, chuyển đổi font để chuyển đổi font True Type bị lỗi sang dạng font Type 1.

Ghi chú: Một số trường hợp tài liệu sử dụng font Type 1 nhưng khi in, máy in báo lỗi “font not found”, nếu ta không nạp font Type 1 và thay bằng True Type máy sẽ in được. (Ví dụ: Ta thay Type 1 Bách Khoa bằng True Type Bách Khoa). Điều này xảy ra là do tên họ và tên PostScript của font Type 1 không giống nhau.

Ví dụ font Helve ở dạng Normal có tên họ font là Helve nhưng tên PostScript là Helve-Normal. Lúc đó ta cần đổi tên lại cho giống nhau. (Tên họ font và tên PostScript được thay đổi khi dùng Fontographer để mở một font).

-st-

Cùng tác giả

#Tag

Kiến thức

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria tuy không phải là một thời kỳ rõ rệt trong lịch sử nghệ thuật và thiết kế cả về mặt phong cách lẫn tư tưởng triết học…
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Giáng Sinh bắt nguồn từ đâu, thời gian nào và nó đã "tiến hóa" ra sao?
Typography mới của chủ nghĩa hậu hiện đại
Typography mới của chủ nghĩa hậu hiện đại
Về bản chất, typography chỉ tôn vinh chứ không hề giới hạn các nhà thiết kế.