Nhà thiết kế cần có “bài kiểm tra hối hận”

Minh họa bởi: JohnDevolle.

Nếu không có một bài kiểm tra nhất định chỉ ra những khác biệt giữa cách sử dụng đúng đắn và sai lầm, nhà thiết kế sẽ rất dễ lầm đường lạc lối.

Trách nhiệm của những công ty khi lôi kéo hành vi con người với số lượng lớn là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều người mong rằng những nhà phát triển công nghệ và thiết kế tự hỏi chính mình khi tạo ra sản phẩm có thể thay đổi thế giới – nhưng người đó lại không được hỏi câu này thường xuyên.

Điều kiện hóa từ kết quả – operant conditioning, gia cố gián đoạn – intermittent reinforcement, tự hiện thực hóa là những phương pháp mà người quản lý sản phẩm làm việc ở những công ty lớn hay sử dụng, đồng thời chúng là sự kết hợp giữa tâm lý học và công nghệ. Theo Sean Parker, giám đốc sáng tạo của Facebook, ông đã nhận ra rằng các công ty và tập đoàn lớn đang tham gia vào quá trình “bóc lột và khai thác những khu vực yếu ớt nhất trong tâm lý con người.”

Những công cụ và phần mềm đang chứng tỏ sự thu hút hơn bao giờ hết. Nhưng đối với những nhà sáng tạo công nghệ, họ chỉ nhận được một số bảng chỉ dẫn nhất định về cách thay đổi hành vi của người dùng. Vì thiếu đi quy chuẩn, các doanh nghiệp thường bất chấp mọi hành động để có được nhiều tương tác, phát triển nhanh hơn và hơn hết là kiếm được nhiều tiền hơn. Một nhà khởi nghiệp nói với tôi rằng: “Vào cuối ngày, tôi mang trên mình trách nhiệm đối với những nhà đầu tư và nhân viên, và tôi sẽ làm bất cứ điều gì, thậm chí vi phạm luật pháp, để lôi kéo thật nhiều khách hàng.”

Lĩnh vực công nghệ cần có nhiều nỗ lực cải tiến hơn nữa để có thể hành động đúng đắn chứ không phải cứ bám vào sự ép buộc và lôi kéo.

May mắn thay, đa số những người làm trong lĩnh vực công nghệ và thiết kế tôi quen biết đều có chí hướng làm việc để khiến cuộc sống con người tốt đẹp hơn. Những nhà khởi nghiệp trên khắp thế giới đều có mong muốn tạo nên sản phẩm mà khách hàng ưa chuộng. Dù cho làm việc ở Silicon Valley hay bên ngoài, họ đều muốn tác động đến con người bằng cách không ngừng đưa ra những đổi mới và cải tiến quan trọng đối với cuộc sống của họ, và ai nấy đều làm việc hết sức minh bạch và rõ ràng.

Ứng dụng nó như thế nào

Tất nhiên, nhiều người bất chấp tất cả để trở nên giàu có. Nhưng sự dung hòa này – giữa mong muốn tạo ra thay đổi tốt đẹp và lợi nhuận – là cách mà nhân loại đã giải quyết những vấn đề nan giải nhất. Tạo ra sản phẩm chúng ta muốn sử dụng là không có gì sai cả, nhưng quyền hành tác động đến hành vi người dùng nên được giới hạn bởi những quy chuẩn đạo đức.

Vấn đề chính là với cùng phương pháp áp dụng trong trường hợp này sẽ dẫn đến những kết quả mong muốn ở trường hợp khác. Ví dụ, việc Snapchat sử dụng streaks – tính năng đếm số ngày liên tiếp mà bạn bè đã chia sẻ ảnh – đã bị cộng đồng chỉ trích nặng nề vì đã lôi kéo những đứa trẻ vị thành niên để tiếp tục sử dụng phần mềm. Điều tương tự cũng diễn ra khi phần mềm học ngôn ngữ Duolingo sử dụng phương pháp gần giống để lôi kéo người dùng vào chương trình.

Phương pháp tương tự dùng để moi tiền những người nghiện bài bạc cũng được sử dụng trong các video games giúp phân tán tư tưởng của những đứa trẻ bị ung thư khỏi những đau đớn trong quá trình điều trị.

Những phương pháp trên rõ ràng không phải là vấn đề mà chính là cách con người sử dụng chúng. Nhưng nếu không có một bài kiểm tra nhất định chỉ ra những khác biệt giữa cách sử dụng đúng đắn và sai lầm, nhà thiết kế sẽ rất dễ lầm đường lạc lối.

Bài kiểm tra hối hận

Lĩnh vực công nghệ cần có những chuẩn mực đạo đức. Phương châm hành động của Google, “đừng trở nên độc ác và xấu xa” quá mập mờ. Nguyên tắc vàng, “hãy đối xử với người khác theo cách mà bạn muốn họ đối xử với mình” thì cần phải điều chỉnh sao cho hợp lí hơn.

Tôi xin lập luận rằng những gì chúng ta nên nói là, “đừng đối xử với người khác theo cách mà họ không mong muốn”. Nhưng làm sao chúng ta có thể biết được những gì mà người dùng muốn hay không?

Vậy thì tôi xin được đề nghị đưa ra bài “kiểm tra hối hận”.

Nếu chúng ta không chắc về việc sử dụng những chiến lược thiếu đạo đức, “giả sử mọi người biết tất cả về những sản phẩm mà nhà thiết kế biết, họ sẽ hành động như dự định chứ? Họ có hối hận khi làm việc này không?”

Nếu người dùng cảm thấy hối hận, các phương pháp sẽ không được áp dụng trong bài kiểm tra hối hận và sản phẩm bởi vì nó lôi kéo con người làm những chuyện họ không muốn. Bắt người khác làm những chuyện không mong muốn không còn thuộc phạm trù thuyết phục nữa – nó là sự ép buộc. Vậy thì làm sao chúng ta có thể biết được rằng khách hàng có cảm giác hối hận khi sử dụng một loại sản phẩm? Đơn giản mà, hỏi họ đi! Khi thử nghiệm những tính năng và sản phẩm mà họ sắp tung ra thị trường, các công ty có thể kiểm tra liệu chiến lược hành động ấy sẽ được mọi người hưởng ứng nhiệt liệt hay không nếu họ biết được những gì sẽ diễn ra tiếp theo.

Bài kiểm tra kiểu ấy không mới mẻ trong lĩnh vực này – những nhà thiết kế sản phẩm đều phải kiểm tra và thử nghiệm các tính năng và sản phẩm mới. Nhưng bài kiểm tra hối hận sẽ có một bậc kiểm tra về đạo đức bằng cách hỏi một số lượng người đại diện rằng liệu họ sẽ hành động theo một cách nào đó khi biết mọi thứ sắp sửa diễn ra.

Bài kiểm tra sẽ không quá khó khăn hay tốn phí. Ở bài đăng trước đây, Jakob Nielsen ở Nielsen Norman Group viết là ông tin rằng chúng ta có thể thu được kết quả của bài kiểm tra khả dụng từ nhóm 5 người.

Đắm tàu

Lịch sử cải tiến lĩnh vực công nghệ đã dẫn kết nhiều hậu quả không mong đợi. Như nhà lý thuyết gia Paul Virilio từng nói, “Phát minh của con tàu là cơ sở để có được sự chìm tàu.” Mặt tích cực của bài kiểm tra hối hận là nó có thể giúp người ta loại bỏ đi những hậu quả không mong muốn, điều tiết và hạn chế những thiết kế thiếu đạo đức trước khi chúng tiếp cận hàng triệu người dùng.

Bài kiểm tra hối hận còn được dùng trong quá trình check-in. Như nhiều người, tôi đã gỡ bỏ phần mềm như Facebook vì tôi cảm thấy hối hận khi tiêu tốn quá nhiều thời gian để lướt newsfeed thay vì gặp mặt trực tiếp với những người mà mình quan tâm. Đây có phải là mục đích của Facebook khi lôi kéo những người dùng như tôi?

Nếu bất kì một công ty nào, giống như Facebook hoặc kinh doanh trong lĩnh vực khác, không biết lắng nghe người dùng, những người đang cảm thấy phẫn nộ vì một lí do nào đó, thì công ty sẽ bị đào thải cùng sản phẩm của chính mình. Việc phớt lờ đi những người đang cảm thấy hối hận khi sử dụng sản phẩm của công ty không chỉ là thiếu đạo đức mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp.

Tác giả: Nir Eyal
Người dịch: Đáo
Nguồn: Medium

Cùng tác giả

#Tag

Cà Phê - Trà Đá chỉ dẫn thiết kế facebook

iDesign Must-try

Facebook công bố nhận diện thương hiệu mới
Facebook công bố nhận diện thương hiệu mới
Meta đã công bố giai đoạn đầu tiên của quá trình làm mới thương hiệu cho Facebook, vẽ lại logo và wordmark, đồng thời giúp màu xanh đặc trưng của…
Ý nghĩa đằng sau biểu tượng Meta - cái tên mới toanh của Facebook là gì?
Ý nghĩa đằng sau biểu tượng Meta - cái tên mới toanh của Facebook là gì?
Biểu tượng có thể giống chữ M trong từ ‘Meta,’ và đôi khi là một dấu vô cực, tượng trưng cho những chân trời vô hạn trong metaverse. Ngày 28/10,…
Studio đứng sau sự nổi tiếng của các logo thương hiệu hàng đầu thế giới
Studio đứng sau sự nổi tiếng của các logo thương hiệu hàng đầu thế giới
Trong thập kỷ trước, rất nhiều công ty mới xuất hiện trên làn sóng công nghệ và xu hướng mới. Một trong số đó thậm chí còn thay thế những…
Tất tần tật những tính năng sắp tới của Instagram khi liên kết với Messenger
Tất tần tật những tính năng sắp tới của Instagram khi liên kết với Messenger
Bản cập nhật về tin nhắn trên Instagram đã được công bố thông qua một trải nghiệm nhắn tin hoàn toàn mới trên ứng dụng này. Việc gửi tin nhắn…
Instagram Reels từ Facebook - Đối thủ cạnh tranh trực tiếp với TikTok
Instagram Reels từ Facebook - Đối thủ cạnh tranh trực tiếp với TikTok
Mới đây, Facebook đã cho ra mắt một tính năng mới – Instagram Reels, một tính năng cho phép người dùng thỏa sức sáng tạo nội dung và khám phá các…
[UI Inspiration] Facebook AR - ý tưởng thiết kế tương tác mạnh mẽ với công nghệ thực tế tăng cường
[UI Inspiration] Facebook AR - ý tưởng thiết kế tương tác mạnh mẽ với công nghệ thực tế tăng cường
Thiết kế tương tác là sự tương tác giữa con người với sản phẩm kỹ thuật số. Giống như nhiều lĩnh vực thiết kế khác, thiết kế tương tác có…