Nhận diện thương hiệu ngày nay phải nghiêm túc? Chú chó bán phô mai ở Pick & Cheese sẽ chứng minh điều ngược lại

Studio thiết kế Caterina đã tạo ra Bert, “chú chó giao phô mai có học thức, hóm hỉnh và vô cùng yêu thích phô mai. Bert nghĩ rằng thật ra các chú chó không thể dung nạp lactose là do bọn người muốn có nhiều phô mai hơn cho chính họ”.

Ý tưởng này đã tạo ra sự tương phản mới mẻ cho bối cảnh thiết kế hiện thời trong ngành khách sạn nhà hàng, khi người chủ thường quá nghiêm túc và chừa ít chỗ cho sự hài hước vui đùa.

Caterina Bianchini Studio tạo nên tên tuổi của mình nhờ vào cách sử dụng typography mạnh mẽ, linh hoạt và cách dùng màu tự do của mình.

Khách hàng gần đây nhất của họ gồm có V&A, Reebok và Nike, với nhiệm vụ tạo nên những chiến dịch mang hơi thở đương đại. Tuy thế, hành trình mới nhất của họ là nhiệm vụ tạo ra bộ nhận diện thị giác dành cho nhà hàng băng chuyền bán phô mai đầu tiên trên thế giới, Pick & Cheese. Và với một ý tưởng vô cùng độc đáo như vậy, lời phản hồi của studio cũng gây ngạc nhiên không kém.

Studio làm việc sát sao với nhà đồng sáng lập của nhà hàng, TaylerMathew Carver qua nhiều hành trình khi họ vẫn còn đang trong giai đoạn đầu hình thành Pick & Cheese. “Chúng tôi không thể cưỡng lại khi nghe về ý tưởng nhà hàng, với việc tập trung đưa băng chuyền vào trong hệ thống nhà hàng là điều đặc biệt đầu tiên trên thế giới”, nhà đồng sáng lập Caterina giải thích.

Tập trung xung quanh một nhân vật chính, chú chó có tên Bert, bộ nhận diện sẽ được dẫn dắt bằng hình minh hoạ của chú chó trong nhiều tình huống vô lý. Những bức vẽ nguệch ngoạc khá phong cách, được hình thành từ những đường nét uốn lượn liên kết với một typeface serif (kiểu chữ có chân). Sự kết hợp này tạo ra gu thẩm mỹ khiến cho sự phức tạp tiềm ẩn của nhà hàng trở thành một thứ dễ hiểu hơn.

Caterina nhớ lại ý tưởng về Bert: “Chúng tôi muốn tạo ra một bộ nhận diện không quá nghiêm túc. Chúng tôi nghĩ về sự tương phản giữa việc đưa vào một chú chó – những sinh vật thường không dung nạp được lactose trong phô mai – như một nhân vật chính của nhà hàng. Vì vậy chúng tôi tạo ra Bert, chú chó giao phô mai có học thức, hóm hỉnh và vô cùng yêu thích phô mai, nghĩ rằng thật ra các chú chó không thể dung nạp lactose là do bọn người muốn có nhiều phô mai hơn cho chính họ”. Ý tưởng này còn tạo ra sự tương phản mới mẻ trong bối cảnh thiết kế hiện thờicủa ngành khách sạn nhà hàng, khi người chủ thường quá nghiêm túc và chừa ít chỗ cho sự hài hước vui đùa.

Về thẩm mỹ của bộ nhận diện, Caterina tiếp tục: “Nói thật thì, chúng tôi muốn mọi thứ trông nhếch nhác một chút. Không hoàn hảo, hơi xấu, phác thảo nguệch ngoạc, phong cách minh hoạ nửa vời. Phần diễn hoạt cũng theo phong cách này, trở nên vô cùng đơn giải và được diễn hoạt phóng khoáng với chút vẻ thô mộc – hay nghĩ về những kiểu hoạt họa ít khung hình thời đầu ấy. Chúng tôi cảm thấy thẩm mỹ là chìa khoá để đem lại sự sống cho bộ nhận diện – nó không cần phải là kỳ quan minh hoạ, nó phải hơi ngốc nghếch và dí dỏm nhưng cũng đầy đủ tri thức trong phần nội dung”. Những minh hoạ “không hoàn chỉnh” này, khi được kết hợp với chữ serif (có chân) trong thực đơn đã tạo nên một điều rằng TaylerMathew thật sự biết rõ họ đang làm gì. Rượu được chọn rất cẩn thận bởi một người buôn rượu, họ có hẳn một người nắm chính về mảng bán phô mai tại nhà hàng và toàn bộ thực đơn được lên rất kỹ lưỡng và chi tiết bởi chuyên gia.”

Nguồn: It’s Nice That

Cùng tác giả

#Tag

bộ nhận diện branding caterina identity london nhà hàng phô mai

iDesign Must-try

Facebook công bố nhận diện thương hiệu mới
Facebook công bố nhận diện thương hiệu mới
Meta đã công bố giai đoạn đầu tiên của quá trình làm mới thương hiệu cho Facebook, vẽ lại logo và wordmark, đồng thời giúp màu xanh đặc trưng của…
Dự án rebranding Chuồn Chuồn Bistro & Bar: ‘Lựa chọn yếu tố cảm xúc là điều đầu tiên InSpace nghĩ đến’
Dự án rebranding Chuồn Chuồn Bistro & Bar: ‘Lựa chọn yếu tố cảm xúc là điều đầu tiên InSpace nghĩ đến’
Tôn trọng thiên nhiên và phát triển bền vững là xu hướng kinh doanh trong những năm gần đây của nhiều doanh nghiệp, trong đó có lĩnh vực F&B. Không…
Sự kết nối trong bộ nhận diện nông trại Dốc Mơ Farm
Sự kết nối trong bộ nhận diện nông trại Dốc Mơ Farm
Dốc Mơ Farm là trang trại sử dụng những chất liệu, phương pháp chăn nuôi, trồng trọt thân thiện với môi trường. Họ mang mục tiêu đóng góp cho phong…
Joshua Roberts: ‘Tôi tin rằng thẩm mỹ tối giản sẽ loại bỏ sự ồn ào và giúp các thương hiệu tiếp cận khách hàng của họ’
Joshua Roberts: ‘Tôi tin rằng thẩm mỹ tối giản sẽ loại bỏ sự ồn ào và giúp các thương hiệu tiếp cận khách hàng của họ’
Giữa bức tranh muôn màu của thế giới sáng tạo, không khó để tìm kiếm sự liên kết giữa các lĩnh vực khác nhau, nhưng làm thế nào để từ…
Họa sĩ Jenny Lelong: Phần khó nhất của làm việc đa ngành là giữ được bản sắc riêng
Họa sĩ Jenny Lelong: Phần khó nhất của làm việc đa ngành là giữ được bản sắc riêng
Những bức tranh minh họa dễ thương, với cảm hứng Nhật Bản của Jenny Lelong (Niniwworthy) đã mang lại nhiều màu sắc và niềm vui cho người xem. Dù mới…
Dự án thiết kế nội thất và nhận diện thương hiệu cho tiệm bánh BAKES: Phóng khoáng nhưng chỉn chu, đơn giản nhưng không đơn điệu
Dự án thiết kế nội thất và nhận diện thương hiệu cho tiệm bánh BAKES: Phóng khoáng nhưng chỉn chu, đơn giản nhưng không đơn điệu
Với phương châm: “Bánh ngọt giống như tình yêu: đơn giản, chu đáo, và thật thà”, BAKES Saigon sử dụng nguyên liệu tự nhiên, trái cây địa phương và bao…