Thiết kế Vintage: Phân biệt và tìm hiểu các loại hình vintage (Phần 1)

Thiết kế vintage mang nhiều cảm xúc bởi nó gợi nhắc quá khứ trong mỗi chúng ta, kích thích sự hồi tưởng của con người ở mọi độ tuổi.

Thiết kế vintage hiện diện ở khắp mọi nơi nếu bạn để ý. Trong nhiều thế kỉ, chúng ta tuân theo xu hướng từ các thời đại trước để định hình cách nhìn nhận thiết kế mới. Hãy nhìn qua Điện Capitol Hoa Kỳ hoặc Nhà Trắng để thấy được cảm hứng từ kiến trúc Hy Lạp mà các kiến trúc sư Mỹ thế kỉ thứ 18 đã sử dụng. Thực tế rằng bạn sẽ tìm thấy nhiều cảm hứng xưa trong tất cả mọi loại hình thiết kế, từ nghệ thuật trang trí đến thiết kế thời trang và âm nhạc. Dù nhiều người coi thiết kế vintage là một xu hướng, nhưng nó sẽ theo chúng ta mãi đến sau này.

Thiết kế vintage mang nhiều cảm xúc bởi nó gợi nhắc quá khứ trong mỗi chúng ta, kích thích sự hồi tưởng của con người ở mọi độ tuổi.

– olimpio, 99designer.

Nhìn chung, thiết kế vintage mang hơi hướng của thời đại trước với các yếu tố phong cách cụ thể, thường là những yếu tố thịnh hành trong suốt thời kì cuối thế kỉ thứ 19 và 20. Các thuật ngữ khác như “historic” là nhắc đến yếu tố thiết kế lâu đời hơn.

Nếu có suy nghĩ hướng đến thiết kế vintage thì bạn đã chọn đúng rồi đấy bởi sẽ có rất nhiều nguồn cảm hứng xung quanh. Hãy kết hợp các thành tố vintage vào thiết kế đương đại thông qua việc chọn phông chữ, hình ảnh. Hoặc hãy thiết kế một thứ gì đó trông như chúng được hoàn thiện từ trăm năm trước vậy.


Vintage và retro – Đâu là sự khác biệt?

Thiết kế vintageretro sẽ có một vài điểm khác nhau.

Thuật ngữ vintage thường được hiểu là các thiết kế và tác phẩm thực tế được hoàn thiện trong quá khứ, còn retro được sử dụng để chỉ các thiết kế hiện đại mô phỏng thiết kế cổ xưa. Do đó hầu hết các tác phẩm trong loại hình thiết kế này lấy cảm hứng từ vintage thay vì là thiết kế vintage thật sự.

Có lẽ được xem là thiết kế vintage nổi tiếng nhất, thiết kế poster này minh họa cho phong cách của phong trào Art Nouveau. Ảnh My Modern Met.
Không phải lúc nào thiết kế retro cũng là sự tái sản xuất của các thiết kế cũ xưa. Đôi khi, chúng là sự tái hình dung đầy vui tươi của các yếu tố thiết kế xưa cũ. Ảnh vectorstock.com.

Tuy nhiên trong thực tế thì ranh giới giữa thiết kế retro và vintage dần trở nên mờ nhạt. Ngày nay 2 thuật ngữ này thường được sử dụng luân phiên hoặc để ám chỉ các phong cách và thời đại khác nhau được thể hiện trong một thiết kế.

Bạn đang tìm kiếm một phong cách thiết kế vintage cụ thể để sử dụng cho thiết kế của mình? Dưới đây là một vài phong cách vintage hay ho dành cho bạn:


Các loại hình thiết kế vintage


Art deco

Art deco trở nên thịnh hành vào những năm 1920 và 1930, góp phần đưa lĩnh vực kiến trúc và thiết kế theo định hướng hiện đại, mang tính con người hơn. Nó bao gồm các dạng hình học cân bằng và các chi tiết con người được lý tưởng hóa.

Thiết kế Art deco có bảng màu giới hạn và hình dạng đặc thù để tạo tác động mạnh mẽ, thậm chí có phần hơi thô bạo. Ảnh qua The Next Web.

Art Nouveau

Art Nouveau xuất hiện vào cuối thế kỉ 19 và tiếp tục thịnh hành cho đến những năm 1910. Phong cách thiết kế này có đặc thù là những đường cong và chi tiết phức tạp lấy cảm hứng từ hoa và cây cỏ.

Art Nouveau đào sâu vào các vật thể và yếu tố có hình thức thú vị, ví dụ như cánh đồng đầy hoa và các lớp tóc con người. Ảnh qua Wikimedia Commons.

Vẻ đẹp tự nhiên là yếu tố chủ đạo trong Art Nouveau thay vì trang trí có chủ ý. Bạn sẽ thấy được các màu sắc tương phản cao, kiểu hình hoa mỹ, tập trung chủ yếu vào cây cối và phụ nữ trẻ.


Vintage badges

Huy hiệu và con tem trông như chúng được in vào giấy, một sự hồi tưởng về khoảng thời gian khi hình ảnh đồ họa được tạo ra với gỗ khắc và cao su.

Các logo huy hiệu luôn là một lựa chọn phổ biến. Logo thiết kế bởi Virtuoso.

Thường thì loại hình thiết kế này được sử dụng để làm sống lại tinh thần của cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20.


Letterpress

Thiết kế Letterpress trông như chúng được in bằng phương pháp movable type, như từ chiếc máy in xưa.

Khi nhìn vào các thiết kế letterpress, bạn sẽ nhận ra rằng chúng đều mang nhiều điểm khác biệt. Điều kết nối chúng lại là tính đơn giản. Thiết kế letterpress có bảng màu và phông chữ rất giới hạn.

Bạn nên thử sờ lên một thiết kế letterpress và cảm nhận vết lõm trên tờ giấy hoặc ít nhất hãy thử nhìn và hình dung chất liệu.


Mid-century modern

Hãy cứ điên cuồng. Hãy tư duy theo hướng vintage nhưng đừng quá viễn tưởng hoài cổ. Với phong cách mid-century modern, bạn đang có được những gì “tân thời” của giữa thế kỉ 20 mà vẫn khác biệt với cách mà văn hóa pop khắc họa tương lai.

Những đường nét thẳng thớm và rõ ràng kết hợp với các vật thể cong nhẹ, tạo nên sự cân bằng khiến chúng trông như mềm mại và tròn trịa hơn nhưng vẫn vững vàng. Với mid-century modern, có nhiều sắc thái chất liệu gỗ và cấu trúc hỗ trợ cho các vật thể kích thước lớn.


Punk

Punk bám sát vào yếu tố con người. Điều này ám chỉ sự phá vỡ các quy chuẩn xã hội mà con người đã rất vất vả để gìn giữ. Qua Design Observer.

Punk rock được sinh ra vào những năm 1970 như lời hồi đáp cho điều mà nhiều người coi là sự dư thừa trong âm nhạc chính thống. Thiết kế phong cách Punk là sự bác bỏ loại hình chính thống.

Thiết kế Punk tạo cảm giác hơi khó chịu đối với người xem. Những đường nét thô bạo, các gam màu đối lập, sự kế cận và hình ảnh trần tục được tái sử dụng để làm mới là tất cả những gì biến punk rock thành punk imagery.


Steampunk

Rất khó để mô tả steampunk là gì nhưng đại loại nó là tương lai nhưng với công nghệ thời Victoria. Hãy nghĩ đến những chiếc tàu không gian chạy bằng hơi nước và máy tính đốt than. Steampunk chịu sự ảnh hưởng của phong trào viễn tưởng hoài cổ.

Bởi GS | Design.

Atomic age

Một loại hình khác của chủ nghĩa viễn tưởng hoài cổ, phong cách atomic age cho thấy một thế giới đầy lạc quan và hiện đại dựa trên tầm nhìn khám phá không gian vào những năm 1950 và 1960.

Hình ảnh phong cách atomic age mang nét vui tươi, giải trí và thường lấy tính chất xu hướng của những năm 1950 và 1960 như xu hướng Tiki. Ảnh qua Band Camp.

Swiss Style

Swiss Style hay còn được gọi là International Typographic Style là một phong cách thiết kế đồ họa được phát triển ở Châu Âu trong suốt nửa đầu thế kỉ thứ 20.

Swiss Style mang tính táo bạo nhưng không hề phô trương. Ảnh qua Swissnex Boston.

Vào những năm 1950, những nhà thiết kế ở Switzerland đã chuẩn hóa các yếu tố thiết kế xuất hiện ở Nga, Đức và Hà Lan trong những thập kỉ trước thành phong cách Thụy Sĩ liên kết chặt chẽ.

Swiss Style mang tính táo bạo với các khối kí tự được đặt trên nền chắc chắn. Đó là những khối màu sắc và văn bản chồng chéo lên nhau, tạo hiệu ứng trông như bạn đang nhìn ảnh 3 chiều vậy.


Vaporwave

Một trong những ví dụ nổi tiếng nhất về thiết kế Vaporwave, bìa album dành cho Floral Shoppe kết hợp nhiều yếu tố hình tượng: gam màu hồng pastel, phông chữ Helio, kí tự ngôn ngữ Nhật Bản và vector. Qua Wikimedia Commons.

Vaporwave là một loại hình thiết kế vintage tương đối mới xuất hiện trên Internet. Với khởi đầu là một loại âm nhạc, vẻ đẹp mượt mà của Vaporwave vào những năm 1980 và 1990 đã nâng tầm âm nhạc cùng bảng màu pastel ghi dấu vào lĩnh vực thiết kế thị giác.

Thiết kế Vaporwave sử dụng vector và bảng màu gợi nhớ về thời đại trước cùng với yếu tố hình ảnh trích từ video game hoặc ảnh chụp chủ nghĩa siêu hiện thực.

Tác giả: Lindsay Kramer
Người dịch: Đáo
Nguồn: 99designs

Cùng tác giả

#Tag

art deco Art nouveau letterpress phong cách thiết kế Swiss Style tips for design vaporwave vintage design

iDesign Must-try

Tại sao Vaporwave được coi là xu hướng thiết kế năm 2023
Tại sao Vaporwave được coi là xu hướng thiết kế năm 2023
 Vaporwave là phong trào nghệ thuật kỹ thuật số đang khuấy động nhiều lĩnh vực như nghệ thuật, thiết kế, thời trang, video và hơn thế nữa. Trong bài viết…
/Tách Lớp/ Những chi tiết ẩn trong bức ‘Chân dung Adele Bloch-Bauer I’ của Gustav Klimt
/Tách Lớp/ Những chi tiết ẩn trong bức ‘Chân dung Adele Bloch-Bauer I’ của Gustav Klimt
Xuyên suốt trong lịch sử hội họa thế giới, hiếm có ai miêu tả vẻ đẹp người phụ nữ sang trọng và lộng lẫy như cách Klimt từng thể hiện.…
Trào lưu chủ nghĩa Biểu tượng (phần 2)
Trào lưu chủ nghĩa Biểu tượng (phần 2)
“Trong nghệ thuật này, những cảnh trí từ thiên nhiên, các hoạt động của con người, và tất cả những hiện tượng thật khác trong thế giới không nhất thiết…
Tổng quan dòng chảy lịch sử thiết kế đồ hoạ
Tổng quan dòng chảy lịch sử thiết kế đồ hoạ
Trong ba tháng vừa qua, chuyên mục Lịch sử Thiết kế Đồ hoạ tại iDesign đã ra mắt và giới thiệu đến các bạn một số bài viết chia sẻ…
Trào lưu Art Deco (Phần 2): Các tác phẩm và nghệ sĩ nổi bật
Trào lưu Art Deco (Phần 2): Các tác phẩm và nghệ sĩ nổi bật
1928: Victoire của René Lalique Các tác phẩm của điêu khắc của Lalique gần như là hét lên rằng “Art Deco”, chuẩn mực đối với phong cách này tới mức…
Trào lưu Art Deco (Phần 1): Tóm lược, lịch sử, khái niệm, phong cách, và xu hướng
Trào lưu Art Deco (Phần 1): Tóm lược, lịch sử, khái niệm, phong cách, và xu hướng
Tóm lược về Art Déco Phong cách Art Deco thể hiện trên nhiều lĩnh vực của nghệ thuật thị giác: từ kiến trúc, hội hoạ, và điêu khắc cho đến…