Quản lý những nỗi chênh vênh trong tâm trí người sáng tạo

Xã hội hiện đại phát triển như vũ bão, mọi người ai ai cũng cuốn mình theo những guồng quay của cuộc sống. Đây cũng là lúc nhiều người phải đối mặt với những căng thẳng mệt mỏi và những nỗi lo trong cuộc sống. Hôm nay iDesign mang đến bài viết này, mong muốn phần nào giúp bạn “quẳng gánh lo đi và vui sống”. Đây là một số kỹ năng để bạn tiếp cận thời đại với nhiều căng thẳng, lo lắng.

Căng thẳng có thể có nhiều dạng. Thường thì nó bắt nguồn từ một điều gì đó ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, cho dù là chia tay, mất người thân hay mất việc. Chúng ta thậm chí có thể lo lắng khi thử điều gì đó mới hoặc đứng trước một dự án thú vị. Bất kể thế nào đi nữa, bạn không đơn độc nếu cảm thấy lo lắng; chúng ta đều là con người và lo lắng là một dạng cảm xúc mà ai cũng gặp phải.

Khi đối mặt với lo lắng, tốt hơn hết hãy coi nó như một cách luyện tập cần được xây dựng (và duy trì) theo thời gian – giống như quá trình sáng tạo.

Trong bài viết này chúng ta cùng lắng nghe cách mà các chuyên gia đã sử dụng để quản lý sự lo lắng của riêng mình và một số kỹ năng thiết thực mà chúng ta có thể học hỏi. Hãy cùng khám phá và đúc kết một số kinh nghiệm để vượt qua sự chênh vênh trong cuộc sống nhé!


1. Nhận thức là nền tảng

Lo lắng, sợ hãi và đau buồn đều là những phản ứng bình thường mà ai cũng gặp phải. Lo lắng có xu hướng hình thành theo thời gian và thông qua nhận thức – về cả cơ thể và tâm trí – tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể giảm thiểu những tác động không tốt mà nó gây ra.

Lia Love Avellino, LCSW, nhà trị liệu tâm lý, giám đốc của The Well, và đồng sáng lập của Spoke Circles, giải thích rằng sự lo lắng đang cố giúp đỡ chúng ta. Hãy coi nó như một hệ thống báo động của cơ thể, hoạt động để giúp bạn nhận ra điều gì đó.“Chúng ta nên ghi nhận những suy nghĩ, cảm giác, các vị trí trong cơ thể, những ký ức và hình ảnh hiện lên trong đầu”. 

Hãy nghĩ về nơi mà sự lo lắng xuất hiện. Nó có xuất hiện với một ý nghĩ lặp lại không? Nó có sống trong lồng ngực của bạn không? Nếu bạn là người yêu chủ nghĩa trực quan, thì sự lo lắng sẽ trông như thế nào?

Đối với một số người, lo lắng sẽ thể hiện qua một năng lượng điên cuồng, trong khi đối với những người khác, nó có thể khiến bạn muốn rút lui. Hãy bắt đầu theo dõi nguồn gốc của sự lo lắng và những biểu hiện bên ngoài của bạn. Chẳng hạn như bạn cảm thấy như thế nào khi nhìn điện thoại trước khi đi ngủ, khi nghe nhạc hoặc tâm trạng của bạn trong lúc thiền?

Trang web Bánh xe cảm xúc cũng có thể cung cấp một số từ vựng hữu ích về cảm xúc của bạn.

Minh hoạ bởi Kit8 

2. Cảm nhận

Nkechi Deanna Njaka, MSc là một nhà khoa học về thần kinh, giáo viên thiền và một nghệ sĩ đa lĩnh vực, người điều hành studio tích hợp xoay quanh Mindfulness hay còn gọi là thiền chánh niệm. Njaka sử dụng thiền như một phương pháp luyện tập để điều chỉnh nhận thức và xoa dịu thần kinh. Nếu bạn không muốn thiền, hãy ngồi tĩnh lặng trong một đến hai phút. Thay vì lo lắng khi tâm trí lan man, lơ đễnh; Njaka khuyên bạn nên chú ý đến nơi mà nó đến. “Tại thời điểm hiện tại, chúng ta không thực sự nghĩ về quá khứ hoặc tương lai, đó thực sự là nguồn gốc của sự lo lắng” cô nói. Njaka chia sẻ khi bạn nhận thức được những tình huống rắc rối, bạn có thể ngừng làm chúng.

Và việc uốn dẻo cơ thể cũng có thể phát triển sự sáng tạo trong bạn vì chúng giúp bạn tập trung và máu được lưu thông dễ dàng hơn.

3. Hồi tưởng

Khi nói đến bộ não, Njaka giải thích rằng đó là chất dẻo thần kinh, nghĩa là dễ uốn nắn, mỗi suy nghĩ giống như một rãnh trong não – và chúng ta có thể thay đổi đường đi của những rãnh đó. 

Theo Tiến sĩ Eric Maisel, một nhà trị liệu gia đình kiêm huấn luyện viên lâu năm làm việc với các nghệ sĩ sáng tạo và biểu diễn, nói về việc tái cấu trúc nhận thức theo cách này: “Bạn có thể chọn cách tiếp cận cuộc sống một cách lo lắng, hoặc bạn có thể chọn cách tiếp cận cuộc sống một cách điềm tĩnh. Vấn đề là hãy bật một công tắc và hãy kiểm soát nó. Thái độ là do bạn quyết định ”.

Khi tôi tham dự một trong những hội thảo về Deep Writing của Maisel, anh ấy đề nghị chúng tôi tự hỏi bản thân khi suy nghĩ tiêu cực bắt đầu len lỏi vào quá trình luyện viết rằng “Suy nghĩ đó có giúp ích bạn?”, đây là một câu hỏi mà tôi luôn tự hỏi để tiếp tục công việc của mình.

Minh hoạ bởi Elena Pozdno 

4. Chú ý đến cách bạn nói chuyện với chính mình.

Tự xoa dịu bản thân là một trong những phương pháp kiểm soát được sự lo lắng. Karden Rabin, một chuyên gia về sức khỏe, giáo viên và người nghiên cứu về các chứng rối loạn liên quan đến căng thẳng chia sẻ ví dụ về một đứa trẻ tự ti khi bức vẽ của chúng không đẹp bằng những người khác trong lớp. Cha mẹ sẽ nói gì với đứa trẻ? Có lẽ họ sẽ nói với đứa bé rằng bức vẽ đẹp, độc đáo và đặc biệt.

Lần tới khi bạn thấy mình đang khó khăn với bản thân hoặc công việc của mình, hãy tạm dừng và tự hỏi bản thân rằng bạn sẽ nói gì với đứa trẻ 5 tuổi của mình. Như Rabin chia sẻ, “Đó thực sự là lúc khai thác phẩm chất của lòng trắc ẩn mà bạn sẽ mang đến cho một đứa trẻ và hãy làm điều tương tự cho chính bạn. Bí quyết là đừng quá gay gắt với bản thân và hãy vị tha với chính mình dù chỉ trong giây lát.” 

Và Avellino dành 15 phút mỗi ngày cho cả lo lắng và ước mơ, cô chia sẻ chúng đến những người khác như một cách thức để suy nghĩ không bị mắc kẹt trong cơ thể và ảnh hưởng đến bản thân. Đầu tiên, cô ấy đẩy những lo lắng ra khỏi hệ thống của mình (viết ra hoặc nói to), và trong một khoảng thời gian đó cô thả trôi tâm trí đi lang thang, thư giãn và không lo lắng. Ngay cả trong những lúc lo lắng, bạn vẫn có thể mơ mộng và tập trung vào những khả năng cũng như những khoảnh khắc nhẹ nhàng hơn.

5. Di chuyển cơ thể của bạn.

Chuyển động là một cách quan trọng giúp chúng ta thư giãn đầu óc, chuyển đổi năng lượng và nhịp thở. Là một vũ công, Njaka chỉ ra rằng, “Chúng ta có thể thể hiện bản thân một cách mạnh mẽ về cảm xúc thông qua cơ thể, đây cũng là một liệu pháp để giảm sự lo lắng.” Vận động cũng có thể bao gồm yoga, đi bộ hoặc chạy, hoặc khiêu vũ.

Rabin sử dụng cái mà ông gọi là “sơ cứu căng thẳng”, dựa trên sinh học thần kinh và lý thuyết ba não bộ (Three brain theory) để khuyến khích chuyển động. Ông giải thích khi hệ thống cũ trong bộ não kết thúc, việc di chuyển cơ thể trở thành phản ứng tự nhiên. Vận động mạnh và tập thể dục cho phép bộ não của bạn cảm thấy như thể nó đang trốn thoát hoặc tránh xa những gì đang làm phiền bạn. 

Minh hoạ bởi Sandra Shalghin 

6. Kiểm tra những gì bạn tiếp nhận.

Những gì bạn đưa vào cơ thể đóng một vai trò trong năng lượng của bạn, cả trong tâm trí và cơ thể. Các chuyên gia đã nghiên cứu ra cà phê, rượu và đường là những thứ cần loại bỏ (hoặc giảm thiểu). Hạn chế lượng tiêu thụ của chúng sẽ giúp bạn tạo ra sự khác biệt to lớn.

Rabin cũng gợi ý thêm. “Nếu bạn đang nghĩ tự thưởng cho mình một chiếc bánh quy và vừa ăn vừa sử dụng điện thoại thì việc làm này đang khiến bản thân mất tập trung”. Thay vào đó, hãy dành thời gian để tận hưởng từng khoảnh khắc một.

Ngoài những thứ chúng ta tiêu hóa như thức ăn, hãy xem xét đến một nguồn năng lượng thu nạp khác mà bạn thường bỏ qua. Phần lớn nỗi sợ hãi và lo lắng được tạo ra bởi thông tin chúng ta tiếp nhận, dù là mạng xã hội hay tin tức. Vì vậy, cần cân nhắc và quản lý thời gian sử dụng điện thoại hoặc internet nếu bạn thấy mình bị hút vào những nguồn năng lượng tiêu hao đó. Nếu bạn cần làm gì đó để đôi tay bớt nhàn rỗi, hãy tìm hiểu thêm các công việc thủ công như đan, xỏ kim hoặc cắt dán. 

7. Giữ kết nối với những người khác.

Trong thời gian căng thẳng, điều quan trọng là giữ các mối quan hệ xã hội. Liên hệ với một người bạn hoặc thành viên gia đình đáng tin cậy thường có thể làm giảm lo lắng. Nếu bạn không muốn trò chuyện, hãy thử gửi ghi âm giọng nói. Bạn thậm chí có thể sáng tạo và gửi một bức thư viết hoặc truyện tranh phác thảo. Và tất nhiên, các nhà trị liệu và cố vấn chuyên nghiệp có thể giúp bạn giải quyết các tình huống cụ thể hơn.

Bạn cũng có thể tạm dừng và xem xét cách bạn đang giúp đỡ người khác trong cuộc sống của mình thông qua những lời bạn nói với họ. Mọi người thường không muốn lời khuyên hoặc giải pháp cho một vấn đề từ ai đó, mà họ muốn được lắng nghe nhiều hơn. Thay vì hỏi, “Bạn ổn chứ?” trong lúc lo lắng, Avellino gợi ý những câu hỏi như “Điều gì sẽ làm bạn cảm thấy tốt hơn?” hoặc “Tôi có thể làm gì ngay bây giờ?”

Minh hoạ bởi Alisa Vu 

8. Nắm bắt những điều cơ bản.

Khi lo lắng, căng thẳng hoặc đến deadline, giấc ngủ thường là liều thuốc tốt nhất. Giấc ngủ không chỉ khiến giúp bạn nghỉ ngơi nhiều hơn mà còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Để giúp ngủ đủ giấc, hãy cân nhắc đặt điện thoại xa phòng ngủ của bạn (hãy nhớ chế độ kiêng thông tin). Thay vào đó, biến giường thành nơi đọc tiểu thuyết – như một cách trốn sang vùng đất tâm hồn khác hoặc phác hoạ một bức tranh bằng bút chì và giấy. 

Theo Maisel, “Kỹ thuật quản lý lo âu đơn giản và khá hiệu quả là hít thở sâu. Bằng cách dừng lại để hít thở sâu (5 giây khi hít vào, 5 giây khi thở ra), tâm trí bạn sẽ thư giãn và báo hiệu cho cơ thể biết rằng bạn muốn bình tĩnh hơn. Hãy bắt đầu kết hợp hít thở sâu vào thói quen hàng ngày của bạn.”

9. Giảm tải suy nghĩ của.

Lối sống hối hả và áp lực xã hội ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Để có được suy nghĩ minh mẫn và thái độ bình tĩnh, điều này đòi hỏi bạn phải loại bỏ càng nhiều thứ càng tốt.

Rabin giải thích căng thẳng như một quả bóng quá căng. Nếu nó chứa 100% không khí, nó sẽ nổ ngay khi va phải bề mặt. Nhưng nếu giảm không khí xuống 95% thì bề mặt của nó sẽ dày và khó nổ hơn.

Hãy nhớ rằng, loại bỏ lo lắng không phải sự hài lòng ngay lập tức, mà cần phải xây dựng một chế độ. Quản lý lo lắng là một quá trình thực hành và cần cam kết, thời gian và sự kiên nhẫn. Nó không phải là một cuộc đua để tìm đến đích đến cuối cùng.


Biên tập: Thao Lee
Theo: 99u

Cùng tác giả

#Tag

căng thẳng hội chứng tâm lý mệt mỏi nhận thức con người nỗi chênh vênh nội tâm nhà sáng tạo personal growth phát triển bản thân quản lý sự lo lắng stress sự lo lắng tiềm năng sáng tạo

iDesign Must-try

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta “lỡ đụng tay” vào tác phẩm nghệ thuật
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta “lỡ đụng tay” vào tác phẩm nghệ thuật
“Những cú chạm của sự tò mò và ngây thơ” là cách mà con người muốn tận hưởng cảm giác gần gũi với ý tưởng kiệt xuất của sáng tạo.…
Sao chép trong hội họa: Ăn cắp hay công cụ học tập?
Sao chép trong hội họa: Ăn cắp hay công cụ học tập?
Quá trình sao chép thật chất là một cách học tuyệt vời về việc kiểm soát chất lượng tác phẩm và phát triển phong cách cá nhân khi bạn có…
Tại sao chúng ta không thể ngừng việc chạm tay vào các tác phẩm nghệ thuật?
Tại sao chúng ta không thể ngừng việc chạm tay vào các tác phẩm nghệ thuật?
Nghệ thuật luôn có một vẻ quyến rũ khó cưỡng và chỉ chờ đợi sơ hở của con người để cám dỗ sự vuốt ve của chúng ta. Bạn đang…
‘Kiến trúc có thể chữa lành’: Katie Swenson chia sẻ về loại hình kiến trúc mà cô theo đuổi
‘Kiến trúc có thể chữa lành’: Katie Swenson chia sẻ về loại hình kiến trúc mà cô theo đuổi
Katie là một nhà lãnh đạo thiết kế, nhà nghiên cứu, nhà văn và nhà giáo dục được công nhận trên toàn quốc. Trước khi gia nhập MASS vào đầu…
5 nhân vật mắc bệnh tâm lý gây ám ảnh nhất trong vài thập kỷ qua
5 nhân vật mắc bệnh tâm lý gây ám ảnh nhất trong vài thập kỷ qua
Dù sắm vai chính diện hay phản diện, những nhân vật có mang trong mình căn bệnh tâm lý ám ảnh luôn có một sức hút đối với khán giả.…
Bạn sáng tạo vì đâu? Như ‘Garfield’ hay ‘Calvin and Hobbes’?
Bạn sáng tạo vì đâu? Như ‘Garfield’ hay ‘Calvin and Hobbes’?
‘Garfield’ và ‘Calvin and Hobbes’ là ví dụ cho hai phương thức sáng tạo rất khác biệt, dù có chung một hình thức là comic strip (các khung truyện tranh…