Series 19 nguyên tắc Tâm lý học người dùng (Phần 3)

Một sản phẩm dành cho người dùng không những cần được chăm chút kỹ lưỡng về mặt thẩm mỹ bên ngoài (UI—User Interface), mà còn là sự tính toán khôn khéo trong từng trải nghiệm nhỏ nhặt nhất (UX—User Experience).


Chỉ trong khoảng 5 năm trở lại đây, UI/UX là một cụm từ rất quen thuộc và phổ biến mà chắc chắn bạn sẽ gặp phải khi bắt đầu tìm hiểu trong lĩnh vực thiết kế giao diện. Cùng với sự phát triển thần kỳ và tốc độ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử, con người hiện đang dành rất nhiều thời gian để giao tiếp với các thiết bị máy móc như điện thoại (smartphone), máy tính bảng (tablet), laptop, PC, TV thông minh (smart TV)… và sắp tới sẽ là các loại kính thông minh (Google Glass), VR (Hololens), tủ lạnh, máy giặt… Vậy nên trong tương lai, UI/UX sẽ là một ngành nghề có rất nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển.

Vì đối tượng sử dụng chủ yếu và duy nhất ở đây là con người, cách tốt nhất để tạo ra trải nghiệm mượt mà là thấu hiểu sâu sắc các thói quen sử dụng, sở thích và xu hướng hành vi của người dùng. Hay nói cách khác, phải nắm bắt được tâm lý và mong muốn của khách hàng, thì chúng ta mới có thể giúp họ giải quyết được đúng vấn đề.

Hôm nay, chuỗi bài mà iDesign muốn giới thiệu đến các bạn bao gồm 19 nguyên tắc tâm lý học, được tổng hợp bởi Jon Yablonski – người đã sáng lập nên Law of UX và Human by Design vô cùng nổi tiếng, cộng thêm một số nguồn tham khảo chính như: Nielsen Norman GroupMedium. Các nguyên tắc tâm lý học (bao gồm cả các định luật Gestalt) sẽ được mổ xẻ và phân tích dưới góc nhìn chuyên môn trong lĩnh vực UI/UX, bên cạnh những ví dụ minh hoạ trực quan dễ hiểu, hy vọng sẽ mang đến cho bạn các giá trị kiến thức nền tảng và tổng quát nhất trên con đường phát triển sự nghiệp UI/UX.

Phần 3 của chuỗi bài viết sẽ bao gồm 5 nguyên tắc sau:

  • Định luật Miller
  • Nguyên lý Occam
  • Nguyên tắc Pareto
  • Định luật Parkinson 
  • Định luật Postel

11/19 – Định luật Miller

Một người bình thường chỉ có thể tối đa tiếp nhận từ 5 đến 9 mẩu thông tin cùng một lúc mà thôi.


Cognitve load (tải nhận thức) là thuật ngữ dùng để chỉ giới hạn bộ nhớ khi con người phải tiếp nhận một lượng lớn thông tin và cần xử lý trong thời gian ngắn. Lúc người dùng ghé thăm một trang web hay ứng dụng, não bộ phải liên tục hoạt động và dành ra một lượng tài nguyên cognitve load để xử lý các thông tin liên quan cần thiết.

Thế nhưng vấn đề nằm ở chỗ năng lực ghi nhớ và xử lý của con người có giới hạn, và nếu chúng ta “đập” vào mặt người dùng quá nhiều hình ảnh cùng một lúc sẽ khiến họ không đủ năng lực giải quyết và nhận thức thông tin.

Vậy đưa ra bao nhiêu lượng thông tin là hợp lý? Vào năm 1956, George Armitage Miller đã tìm ra được một con số phù hợp với hầu hết chúng ta, ông cho rằng mức giới hạn trí nhớ của một người bình thường chỉ có thể tiếp nhận 5 đến 9 mẩu thông tin cùng một lúc mà thôi.

Tran Mau Tri Tam 

Đối những bạn theo trường phái chủ nghĩa tối giản (minimalism) thì cứ yên tâm, 5 mẩu thông tin là mức thấp nhất mà người dùng có thể tiếp nhận một cách nhẹ nhàng, không nhất thiết phải tối giản hơn như vậy. Và cố gắng đừng vắt kiệt sức của người dùng khi bắt họ phải tiếp nhận nhiều hơn giới hạn 9 mẩu thông tin trong website hay ứng dụng của bạn.

Giga Tamarashvili

12/19 – Nguyên lý Occam (Occam’s Razor)

Cố gắng tìm hiểu và sắp xếp thứ tự ưu tiên cho những thứ mà khác hàng cần nhiều nhất, và tập trung trải nghiệm tốt nhất cho nó.


Nguyên lý Occam là một cách thức giải quyết vấn đề rất xa xưa và nổi tiếng, được đặt theo tên của một tu sĩ người Anh, đồng thời cũng là một nhà triết học thời trung cổ – William of Ockham. Chữ Razor (lưỡi dao cạo râu) đi kèm phía sau tên ông Occam’s Razor, có ý muốn nói hãy cắt bỏ hết những thành phần không cần thiết, loại trừ những giả thuyết na ná nhau.

Một trong những sai lầm thường thấy của các designer là cố gắng nhồi nhét quá nhiều tính năng, hiệu ứng vào trong một sẩn phẩm hay ứng dụng, kết quả là giao diện người dùng, các thao tác sử dụng trở nên quá lộn xộn và phức tạp. Có phải người dùng cảm thấy cần thiết với tất cả các tính năng mà bạn đưa vào?

Hãy cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu và sắp xếp thứ tự ưu tiên cho những thứ gì cần thiết nhất, và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Starbucks- UI/UX Redesign
Podcast
Ghani Pradita

Mạnh dạn lượt bỏ hết những thứ rườm rà, không hiệu quả, chất lượng hơn số lượng, tìm kiếm các giải pháp đơn giản để xử lí vấn đề.

Vào khoảng thời gian cách đây hơn 12 năm, các dòng điện thoại có nhiều nút bấm đang thống lĩnh thị trường…

Kết quả hình ảnh cho iphone vs nokia presentation

…thì iPhone xuất hiện như một giải pháp tối ưu nhất. Chỉ có duy nhất một nút bấm vật lý ở mặt trước.

Và giờ thì không còn chiếc nút nào đối với các dòng sản phẩm có cảm biến nhận dạng khuôn mặt (FaceID) như iPhone X, XS, XR & iPad Pro 2018.


13/19 – Nguyên tắc Pareto

Tập trung toàn lực vào những mảng sản phẩm hay dịch vụ có ý nghĩa với đại đa số người dùng.


Hay còn được biết với cái tên quen thuộc và nổi tiếng hơn, nguyên tắc 80/20. Bắt nguồn từ nhà kinh tế người Ý Vilfredo Pareto, người đã quan sát và nhận thấy rằng 80% đất ở Ý là thuộc sở hữu của 20% dân số. Đây cũng là quy luật phổ biến trong kinh doanh chẳng hạn 80% doanh thu là từ 20% trong số các khách hàng.

Cho dù nội dung trang web hay ứng dụng của bạn có đa dạng, phong phú đến đâu, thì hầu như trong số đó chỉ có 20% là thực sự góp phần mang đến 80% trải nghiệm tích cực và hữu ích cho khách hàng. Điều này khá quan trọng trong việc giúp bạn tập trung toàn lực vào những mảng sản phẩm hay dịch vụ có ý nghĩa với đại đa số người dùng.

Ice
Maxim Podavalkin
Taras Migulko

14/19 – Định luật Parkinson

Những công việc đơn giản cũng tự tăng độ phức tạp để lấp đầy khoảng thời gian cho trước.


Bất kể ai ở đây cũng đã quen với kiểu làm việc “nước tới chân mới nhảy”. Đặc biệt là đối với dân designer chúng ta, mức độ lầy lội còn được tăng lên gấp bội. Thời đi học dù cho thời gian được giao để hoàn thành dự án hay bài tập trước đó tận cả tháng, nhưng hầu hết mọi người đều chỉ thực sự hoạt động hết công suất vào tuần cuối cùng của deadline!

Vào năm 1955, Cyril Parkinson, nhà sử học người Anh nhận thấy hiện tượng trên khi làm việc tại các đơn vị hành chính ở Anh. Ông quan sát rằng khi bộ máy cơ quan được mở rộng, thì nhân viên lại càng hoạt động không hiệu quả. Và sau khi tiếp tục quan sát với nhiều trường hợp khác nhau, ông phát hiện những công việc đơn giản cũng tự tăng độ phức tạp để lấp đầy khoảng thời gian cho trước. Nếu thời gian dành cho một công việc ngắn hơn thì chúng cũng trở nên đơn giản và dễ giải quyết hơn.

Josh Watkins 

Điều này có nghĩa, nếu chúng ta mong muốn người dùng thực hiện một hành động nào đó, cố gắng chia quy trình thành từng từng phần nhỏ, điều này sẽ làm người dùng cảm thấy thoải mái và nhanh chóng hoàn thành hơn.


15/19 – Định luật Postel

Nhằm mang lại trải nghiệm tích cực, chúng ta nên cung cấp cho người dùng khả năng tuỳ biến, và linh hoạt khi sử dụng.


Bắt nguồn từ một nhà khoa học máy tính người Mỹ, Jon Postel, khi định luật được áp dụng rộng rãi vào lĩnh vực lập trình phần mềm, mạng máy tính, trong thời kì đầu của kỉ nguyên Internet.

Trong hầu hết các ngôn ngữ lập trình, máy tính sẽ phân định số ’19’ và chữ ‘mười chín’ là hai kiểu định dạng dữ liệu rất khác nhau. Nhưng thực tế còn phức tạp hơn như vậy, người dùng sẽ nhập vào bàn phím bất cứ thứ gì theo thói quen, ’19-4-2019′, hay ’19/04/2018′, ‘hcm’ thay vì ‘Hồ Chí Minh’, ‘1.00’ hoặc ‘1,’.

Cho nên nói theo một cách khác, là để mang lại trải nghiệm tích cực cho người dùng, thì chúng ta nên cung cấp cho họ khả năng tuỳ biến, và linh hoạt khi sử dụng. Đồng thời cũng nên chú ý đến vấn đề kĩ thuật phía sau.

Starbucks UI/UX Redesign

Và cũng dễ hiểu vì sao Google là bộ máy tìm kiếm phổ biết nhất thế giới. Trong nhiều một số trường hợp, Google còn hiểu ý đến mức khi chúng ta gõ những câu tìm kiếm không đầu không đuôi, không ngữ pháp, hoặc thậm chí là sai chính tả… thì chúng vẫn đưa ra những gợi ý kết quả hoàn toàn phù hợp.

(còn tiếp)

Biên tập: Đông Đông

Cùng tác giả

#Tag

nguyên lý Occam nguyên lý thiết kế nguyên tắc Pareto series 19 nguyên tắc tâm lý học tâm lý học người dùng tâm lý học thiết kế định luật postel Định luật Miller Định luật Parkinson

iDesign Must-try

Mối tương quan giữa Nghệ thuật vs Tâm lý - (Phần 3)
Mối tương quan giữa Nghệ thuật vs Tâm lý - (Phần 3)
Dữ liệu thu thập được cho thấy, trong suốt chiều dài lịch sử, nghệ thuật là một công cụ hữu ích trong giáo dục, giúp củng cố tinh thần và…
Mối tương quan giữa Nghệ thuật và Tâm lý - (Phần 2)
Mối tương quan giữa Nghệ thuật và Tâm lý - (Phần 2)
Sự phát triển của tâm lý học nghệ thuật từ những năm 1950 đến 1970 đồng hành cùng sự phát triển của nghệ thuật trong suốt chiều dài lịch sử.…
Mối tương quan giữa Nghệ thuật và Tâm lý - (Phần 1)
Mối tương quan giữa Nghệ thuật và Tâm lý - (Phần 1)
Nghệ thuật là một trong những phương tiện quan trọng giúp phát triển trí tưởng tượng và xây dựng tiềm lực cho khả năng sáng tạo. Tâm lý học là…
Tất tần tật về nguyên lý thiết kế - Design Principle
Tất tần tật về nguyên lý thiết kế - Design Principle
Hai năm gần đây có lẽ là những năm đầy biến động khi dịch Covid-19 bùng phát và công việc của chúng ta không ngừng gián đoạn. Điều này cũng…
Cùng chuyên gia Maximiliano Cabrera tìm hiểu 15 nguyên tắc mọi nhà thiết kế UI/UX nên biết
Cùng chuyên gia Maximiliano Cabrera tìm hiểu 15 nguyên tắc mọi nhà thiết kế UI/UX nên biết
Trong bài viết này, nhà thiết kế UX – Maximiliano Cabrera sẽ phân tích các nguyên tắc thiết kế quan trọng nhất cũng như các thiên kiến nhận thức (cognitive…
7 hiện tượng tâm lý người dùng trong thiết kế UX
7 hiện tượng tâm lý người dùng trong thiết kế UX
Đừng trở nên xấu xa và lạm dụng tâm lý học để thao túng người dùng cuối của bạn. Khi nhìn vào meme thú vị này, bạn có tự hỏi…