[Studia-round] Kỳ 7 | Gặp gỡ chàng họa sĩ với cảm hứng vẽ tranh từ những di sản của đất nước Ethiopian

Olana Janfa đã tạo ra hơn 70 tác phẩm nghệ thuật chỉ hơn sáu tháng bắt đầu cầm cọ vẽ.

Studia-round là chuỗi bài phỏng vấn, trò chuyện cùng các nghệ sĩ nổi tiếng cũng như tham quan studio, nơi làm việc của họ. Chuỗi bài được thực hiện bởi: thedesignfiles.


Sinh ra ở Addis Ababa – Ethiopia, Olana đã trải qua thời thơ ấu ở châu Phi trước khi chuyển đến Na Uy lúc còn là một thiếu niên. Sau khi đến Úc vào năm 2014 và trở lại một năm sau đó để nghỉ dưỡng, Olana đã yêu thích Melbourne và chuyển đến đây – nơi anh sống trong ba năm qua.

Mong muốn kết nối với di sản của người Ethiopian đã thôi thúc Olana thử vẽ tranh. Tái hiện những ký ức và ý tưởng từ thời thơ ấu trong những tác phẩm táo bạo, tươi sáng của mình, Olana đã khám phá ra một niềm đam mê sáng tạo mà anh chưa từng biết nó tồn tại.

Khu vườn xinh xắn ở Thornbury của nghệ sĩ Olana Janfa. Ảnh – Amelia Stanwix .

Phản ánh về một cuộc sống ở Châu Phi nơi ‘nghèo đói là có thật’, Olana Janfa – 29 tuổi chia sẻ từ nhỏ khi sống ở Ethiopia, trường đại học thường ít có các ngành sáng tạo hơn các ngành học thuật. “Không có hệ thống nào hỗ trợ bạn, giáo dục là cách duy nhất để thoát khỏi nghèo đói”, anh giải thích, “trẻ em ở Úc có nhiều điều kiện tự do để khám phá nghệ thuật và âm nhạc”.

Olana nhớ rất rõ về nghệ thuật truyền thống trong nhà thờ Chính thống Ethiopian mà anh thường đến thăm hàng tuần với bạn bè và gia đình. Anh đã không trở về Ethiopia kể từ khi di cư đến Na Uy lúc còn là một thiếu niên. Mong muốn được ghi chép và kết nối lại những ký ức ban đầu về cuộc sống ở Châu Phi đã thôi thúc anh cầm cọ cách đây chưa đầy một năm. “Tôi bắt đầu vẽ tranh bất cứ khi nào tôi nhìn thấy những hình ảnh về nghệ thuật của người Ethiopia, tôi cảm thấy được truyền cảm hứng và muốn có chúng trong nhà của mình”, anh nói.

Tái tạo ký ức, địa điểm và ý tưởng từ thời thơ ấu của mình, Olana hiện đã vẽ hơn 70 tác phẩm kể từ lần đầu cầm cọ vẽ. “Càng luyện tập, tôi càng bắt đầu cảm thấy được kết nối với lòng tin và văn hóa của mình”, anh nói. Hình ảnh của những người phụ nữ mạnh mẽ cũng là một chủ đề chính trong những bức tranh đầy màu sắc, táo bạo của anh. “Ở Ethiopia, tôi thấy rằng phụ nữ là những người làm việc chăm chỉ và rất mạnh mẽ, đặc biệt là các bà mẹ chăm sóc gia đình và con cái họ”

Olana bắt đầu vẽ vào năm 2018 như một cách để kết nối lại với văn hóa và tín ngưỡng của mình. Ảnh – Amelia Stanwix .
Olana thích vẽ tranh trên bề mặt gỗ tái chế để tận dụng những thứ bị bỏ đi. “Tôi nghĩ nó thật đẹp”, anh nói. Ảnh – Amelia Stanwix .

Olana nhận ra nghệ thuật giúp anh thay đổi, và vẽ tranh là một cách để anh cảm nhận mọi thứ sâu sắc hơn. Thức dậy vào khoảng 4h30 hoặc 5h sáng, anh pha cà phê và dành thời gian yên tĩnh một mình trước khi ra ngoài studio để bắt đầu vẽ tranh vào những ngày anh không làm huấn luyện viên bóng đá trẻ em. Bức tranh của anh được ra đời từ một căn phòng trong nhà ngập tràn ánh nắng, không gian này đã giúp Olana có cảm giác tự do khám phá những ý tưởng của mình. ‘Tôi yêu không gian của mình vì tôi có thể tạo ra một mớ hỗn độn nhưng cảm thấy tự do. Tôi có thể nghe những chú chim và âm nhạc của riêng mình. Tôi có thể nhìn ra ngoài cửa sổ và nhìn cây cối, nhìn thấy khu vườn”, anh giải thích.

Sử dụng hỗn hợp acrylic, dầu và phấn màu, Olana vẽ chủ yếu trên gỗ; ngoài ra anh thường đạp xe quanh khu phố để tìm kiếm các mảnh tái chế tại các công trường xây dựng. “Chúng như mang đến một nguồn năng lượng khác”, anh nói, ‘Tôi thích mang lại sự sống mới cho thứ gì đó đang bị lãng phí’.

Noi gương ‘sự tự do và tinh thần DIY’ của nghệ sĩ người Mỹ – Jean Michel Basquiat, Olana cũng đang tạo ra các quy tắc của riêng mình như một họa sĩ tự học. Kể từ khi anh bắt đầu chia sẻ công việc trên Instagram, anh đã bất ngờ khi nhận được sự hỗ trợ từ bạn bè và người lạ, anh được truyền cảm hứng để tiếp tục đi theo hành trình không có kế hoạch này, qua đó anh cảm thấy mình ‘thực sự tìm thấy chính mình’.

Cùng iDesign thưởng thức các tác phẩm đầy tính nhân văn và nghệ thuật của Olana Janfa nhé!

‘Waiting For Ideas’ bởi Olana Janfa. Ảnh – Peter Tarasiuk
“Người phụ nữ Đông Phi” của Olana Janfa. Ảnh – Peter Tarasiuk .
‘Have Mercy On Them’ bởi Olana Janfa. Ảnh – Amelia Stanwix.
Nghệ sĩ sử dụng hỗn hợp acrylic, dầu và phấn màu để tạo ra tác phẩm của mình. Ảnh – Amelia Stanwix
Kể từ lần đầu tiên cầm cọ vẽ 6 tháng trước, Olana đã vẽ hơn 70 tác phẩm. Ảnh – Amelia Stanwix .
Olana trong studio của mình. Ảnh – Amelia Stanwix .
‘Tôi yêu không gian này vì tôi có thể tạo ra một mớ hỗn độn và cảm thấy tự do. Tôi có thể nghe những chú chim hót và âm nhạc của riêng tôi. Tôi có thể nhìn ra ngoài cửa sổ và nhìn cây cối, nhìn thấy khu vườn’, Olana giải thích. Ảnh – Amelia Stanwix .
Khi không vẽ tranh, anh làm huấn luyện viên bóng đá cho trẻ em. Ảnh – Amelia Stanwix
‘Người phụ nữ Đông Phi’. Ảnh – Amelia Stanwix .
“Nữ hoàng Sheba” của Olana Janfa. Ảnh – Amelia Stanwix .
Đối tượng vẽ tranh Olana thường là những người phụ nữ mạnh mẽ. Ảnh – Amelia Stanwix .
“Haircut for man” bởi Olana Janfa. Ảnh – Amelia Stanwix.

Biên tập: Thao Lee

Nguồn: thedesignfiles

Cùng tác giả

#Tag

họa sĩ minh họa interview Olana Janfa phỏng vấn studia-round

iDesign Must-try

Thái Linh: ‘Trong tương lai gần, mình tin việc khai thác đề tài truyền thống sẽ là một cuộc đua’
Thái Linh: ‘Trong tương lai gần, mình tin việc khai thác đề tài truyền thống sẽ là một cuộc đua’
“Mình yêu thích và muốn lấy cảm hứng từ sản phẩm nghệ thuật truyền thống để tạo ra một thế giới và kể những câu chuyện của mình.” Phạm Ngọc…
Xem Tuân Nguyễn khoác áo mới cho trò chơi Xăm Hường qua dự án ‘Đổ Xăm, Đỗ Trạng’
Xem Tuân Nguyễn khoác áo mới cho trò chơi Xăm Hường qua dự án ‘Đổ Xăm, Đỗ Trạng’
Đổ Xăm Hường là một trò chơi có nguồn gốc Trung Hoa, đặc biệt rất được người Huế ưa chuộng. Trò chơi này xuất phát từ trong cung đình, về…
Heta-uma - Khi những bức tranh xấu mà lại đẹp
Heta-uma - Khi những bức tranh xấu mà lại đẹp
Vì sao heta-uma lại có nghĩa là 'xấu mà đẹp'? Phong cách thẩm mỹ này nhằm ám chỉ điều gì?
Từ lá thư từ chối họa sĩ nữ của Walt Disney cho đến vị trí của phụ nữ trong ngành nghệ thuật
Từ lá thư từ chối họa sĩ nữ của Walt Disney cho đến vị trí của phụ nữ trong ngành nghệ thuật
Câu chuyện đằng sau việc nữ giới luôn bị lép vế trong ngành công nghiệp phim hoạt hình.
Lạc vào thế giới bí ẩn đầy mê hoặc của hoạ sĩ Jiayue Li
Lạc vào thế giới bí ẩn đầy mê hoặc của hoạ sĩ Jiayue Li
Jiayue Li là nhà thiết kế thời trang kiêm hoạ sĩ minh hoạ người Trung Quốc, đang sinh sống và làm việc tại thành phố New York, Mỹ. Vẽ là…
/meo meo/ Mèo và cuộc đời bi kịch của Louis Wain
/meo meo/ Mèo và cuộc đời bi kịch của Louis Wain
Đằng sau những bức vẽ minh họa mèo của Louis Wain có gì? Cùng vén bức màn về họa sĩ minh họa mèo nổi tiếng của Anh.