Sunk cost fallacy (Ngụy biện chi phí chìm) là gì và ảnh hưởng thế nào đến designer?

sunk cost fallacy

Sunk cost fallacy là gì?

Sunk Cost Fallacy là trạng thái tâm lý luôn khiến chúng ta cảm thấy tiếc nuối, mỗi khi quyết định vứt bỏ một sự việc mà ta đã dành nhiều thời gian và công sức. Nó thôi thúc ta cứ đi theo quyết định ban đầu cho tới cùng, mặc dù trong thân tâm bạn hiểu rõ mọi việc sẽ chẳng đi tới đâu, sẽ chỉ khiến mọi việc càng thêm tệ hại.

Cụm từ “sunk cost”, trong kinh tế học có tên là “chi phí chìm”, là phần chi phí có thể là tiền bạc, công sức hoặc thời gian, mà bạn đã dành cho một công việc, một dự án, một mối quan hệ,… Nói cách khác, chi phí chìm là khoản đầu tư không thể lấy lại được, khi đã bỏ ra thì bạn đã đánh mất nó vĩnh viễn. Chỉ khi nào bạn biết quay đầu, dừng lại không làm nữa, thì sunk cost mới không ngừng tăng thêm.

Cái bẫy vô hình trong cuộc sống

Chúng ta thường rất sợ vứt bỏ những thứ chúng ta đã đánh cược quá nhiều vào cho nó. Đôi khi đơn giản chỉ là một bộ phim dở tệ, nhưng “lỡ mua vé ngồi vào rạp rồi ráng coi cho hết”, “cái áo thấy ghê nhưng phải ráng mặc vì uổng công săn sale cả tuần”, “cuốn sách chán lắm nhưng đọc được hơn phân nửa rồi phải đọc cho hết”… hoặc có thể là những thứ vô hình hơn như một ngành học ngán đến tận cổ, nhưng “lỡ học 4 năm, bỏ uổng”, một công việc nhàm chán “nine-to-five” đã hơn 10 năm, vì biết đâu “sắp tới kỳ thăng chức, tăng lương…”

Điều này xuất phát từ việc con người có xu hướng “tránh lãng phí”, ngẫm lại kĩ, những cố chấp đó kì thực chỉ là đang che giấu sự sợ hãi khi đối diện với cảnh tượng đứng nhìn công sức, tiền bạc, tâm huyết đã bỏ ra sụp đổ ngay trước mắt mình.

Có vô số những ví dụ khiến chúng ta, mỗi lần sợ hãi quyết định dừng cuộc chơi, là mỗi lần chúng ta lại phung phí vứt đi quỹ thời gian hữu hạn quý báu của cuộc đời mình vào một “kế hoạch đầu tư” mà chắc chắn sẽ càng ngày càng lỗ.

Đối với designer, quá sa đà vào việc chau truốt một option hoặc một tính năng, thì sẽ chỉ làm bạn càng khó tiếp thu ý kiến từ người khác. Bạn đầu tư cho nó nhiều bao nhiêu, thì bức tường định kiến trước mặt bạn càng dày bấy nhiêu. Lúc đấy, bạn sẽ rất khó để có được tinh thần học hỏi cho một cách làm mới, một hướng đi mới. Nguy hiểm hơn thế, vì bạn sợ uổng công sức đã bỏ ra, bạn có thể dùng đầy đủ lý lẽ để biện hộ cho tác phẩm của mình, dù trên thực tế nó đang không giải quyết được bất kỳ vấn đề nào cho người dùng.

Làm sao để thoát khỏi sự kìm hãm?

Điều quan trọng khi đối diện với trạng thái tâm lý sunk cost fallacy là chúng ta nên nhớ rõ rằng, càng nuối tiếc quá khứ, thì tương lai sẽ càng lại càng nuối tiếc hơn.

Những mô hình phát triển sản phẩm như Lean UX, hay Design Thinking sẽ giúp bạn tránh rơi vào cái “bẫy tâm lý” sunk cost fallacy bằng cách chia dự án thành các giai đoạn nhỏ để bạn có khoảng lặng dừng lại mà suy nghĩ trước khi dấn thân quá mức vào chúng. Đây là cách giúp chúng ta nhìn ngắm những thành quả đã làm thuở còn sơ khai (lo-fi design), ở mức độ mà khi vứt bỏ chúng đi, chúng ta vẫn còn cảm thấy vui vẻ và thoải mái để thực hiện tiếp các cách làm khác.

Điều quan trọng nữa là, các mô hình trên đều nhắc designer nhớ rõ một điều là bạn đang thiết kế cho người dùng, họ mới chính là người quyết định sản phẩm thành công hay thất bại. Bạn càng đưa họ test sớm chừng nào, thì bạn càng có cơ hội quay đầu càng sớm chừng đó.

Người viết: Đông Đông
Credit hình: Burnt Toast

Bài viết được đăng tải trên group Maybe This Art Should Be Known – Không gian nói và bàn luận cho bất cứ ai yêu nghệ thuật/sáng tạo.


/viết một tay/ là chuyên mục cùng chấp bút dành cho bạn đọc của iD, nhằm trở thành nơi để bạn có thể chia sẻ kiến thức với cộng đồng. Gửi bài viết về [email protected] hoặc tham gia nhóm Maybe This Art Should Be Known

Cùng tác giả

#Tag

bias psychology in design sunk cost sunk cost fallacy viết một tay Đông Đông

iDesign Must-try

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta “lỡ đụng tay” vào tác phẩm nghệ thuật
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta “lỡ đụng tay” vào tác phẩm nghệ thuật
“Những cú chạm của sự tò mò và ngây thơ” là cách mà con người muốn tận hưởng cảm giác gần gũi với ý tưởng kiệt xuất của sáng tạo.…
Quan điểm và cách sử dụng màu sắc trong minh họa của Victo Ngai
Quan điểm và cách sử dụng màu sắc trong minh họa của Victo Ngai
Theo Victo Ngai, mỗi chúng ta nên tiếp cận màu sắc một cách có chủ đích. Thay vì thêm màu ngẫu nhiên vào tác phẩm, bạn cần tự hỏi mục…
‘Tàn Thể: Tiền truyện’ - Đấng tối cao hay phần tăm tối của loài người?
‘Tàn Thể: Tiền truyện’ - Đấng tối cao hay phần tăm tối của loài người?
Tàn Thể: Tiền truyện là phim hoạt hình ngắn được DeeDee Annimation Studio phát hành vào đầu năm 2019. Tàn thể được giới thiệu với tham vọng thiết lập một…
Tại sao chúng ta không thể ngừng việc chạm tay vào các tác phẩm nghệ thuật?
Tại sao chúng ta không thể ngừng việc chạm tay vào các tác phẩm nghệ thuật?
Nghệ thuật luôn có một vẻ quyến rũ khó cưỡng và chỉ chờ đợi sơ hở của con người để cám dỗ sự vuốt ve của chúng ta. Bạn đang…
Quasar Khánh - Nhà thiết kế huyền thoại gốc Việt
Quasar Khánh - Nhà thiết kế huyền thoại gốc Việt
Nói đến các nhà thiết kế thế kỉ 20, chúng ta biết đến những cái tên nổi tiếng như Alvar Aalto, Le Corbusier, Jean Prouvé,... mà ít người biết rằng…
‘Nghiêm - Liên - Sáng - Phái’: Tứ kiệt tài hoa của nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại
‘Nghiêm - Liên - Sáng - Phái’: Tứ kiệt tài hoa của nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại
Bộ tứ tài hoa Nghiêm - Liên - Sáng - Phái đóng vai trò vô cùng quan trọng, có nhiều đóng góp nổi bật góp phần đưa quy chuẩn về…