Thiết kế bìa sách không chỉ cần đến sự sáng tạo

Bạn được gửi gắm một bản brief thật cụ thể và chi tiết cho công việc thiết kế bìa sách, vậy điều tiếp theo bạn cần làm là gì? Phải chăng chỉ cần đến sự sáng tạo để tác phẩm của bạn được thăng hoa?

Có vài lời khuyên cực kì hữu ích từ nhà thiết kế Simon Avery – một trong những người tạo nên các bìa sách bán chạy nhất. Ông sẽ mang đến vài thông tin ít khi được tiết lộ trong quá trình làm việc, kể từ lúc bắt đầu định hình concept đến bước thanh toán chi phí sau cùng.

Thiết kế bìa sách chuyên nghiệp góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy doanh số bán hàng; đó cũng là nguyên nhân tại sao rất nhiều tác giả viết sách tự do đặc biệt quan tâm đến quá trình này. Điều đầu tiên mà designer nào cũng cần đến – đó là một bản brief “xuất sắc”. Và điều thứ hai – là thực hiện theo quy trình bài bản ngay dưới đây.

1. Giai đoạn định hình concept

Đây cũng là giai đoạn tốn nhiều thời gian nhất. Designer đã nhận được bản brief và bắt đầu nghĩ ra vài ý tưởng đầy khả thi cho bìa sách.

Bạn đã có một vài ý tưởng khả thi cho thiết kế của mình (Tác giả: Le Monde)

Công tác chuẩn bị “hậu trường” cần được tiến hành kĩ lưỡng

Với Simon, giai đoạn định hình concept sẽ kéo dài khoảng 1-2 tuần. Trong thời gian này, ông sẽ tạo ra khoảng 10 thiết kế hoặc nhiều hơn, và chắc chắn sẽ có những thiết kế trong số đó thậm chí còn chưa bao giờ được khách hàng biết đến. 3 đến 5 thiết kế tốt nhất sẽ được gởi đi để khách hàng có thể mường tượng ra được thiết kế bìa sách cuối cùng sẽ thế nào.

Để ra được những thiết kế phù hợp, Simon thường bắt đầu từ những nhân tố làm nên thiết kế như sau:

Tìm nguồn từ các thư viện hình ảnh

Một designer giỏi sẽ có cho mình kha khá các nguồn thư viện hình ảnh, từ những “kho tàng” đã quá phổ biến và nổi tiếng như iStock hay Shutterstock, cho đến những nguồn ảnh nhỏ khác. Ví dụ như Simon có thể tư vấn 1 thư viện hình ảnh ít phổ biến nào đó nhưng lại cực kì hữu ích, và ông có thể tính khoản này vào phần thù lao của mình.

Có nhiều nguồn hình ảnh cho bạn lựa chọn (Nguồn: Shutterstock)

Nhiều thư viện hình ảnh sở hữu kho tàng đắt giá và bạn hoàn toàn có thể tìm được hình ảnh như mong muốn. Điểm hạn chế ở đây: bạn sẽ bị giới hạn trong những hình ảnh sẵn có này. Designer có thể thoải mái sáng tạo hình ảnh, thêm thắt những chi tiết cần thiết và biến hóa ra một tác phẩm cuối cùng trông thật tuyệt. Có điều, hình ảnh mà bạn tìm kiếm được trong thư viện hoàn toàn có thể được sử dụng bởi những designer khác, dù điều này rất hiếm nhưng không phải là không thể xảy ra.

Chắc chắn một điều rằng, những hình ảnh bạn mua được với mức giá thấp sẽ không mang đến cho bạn sự độc quyền.

Nếu bạn muốn thứ gì đó thật đặc biệt và độc đáo, hãy cân nhắc một buổi photo-shoot theo chủ đề. Nếu bạn có đủ ngân sách cho việc này thì đây thực sự là lựa chọn tuyệt vời. Nhưng ngay cả với các nhà xuất bản sách danh tiếng – họ vẫn chỉ dùng hình ảnh sẵn có, vì bạn hoàn toàn có thể thu về kết quả khả quan với những stock picture (tạm dịch: ảnh có sẵn từ thư viện). Vậy nên sẽ hợp lý hơn nếu bạn làm một bảng thống kê xem mình có thể bán được bao nhiêu cuốn sách theo từng phương án thiết kế cụ thể.

Cân nhắc hình minh họa (Illustration)

Sử dụng hình minh họa sẽ phát sinh thêm một khoản phí và cần được thảo luận trong giai đoạn viết brief. Nếu một quyển sách thật sự phù hợp với việc bìa sách dùng hình minh họa, Simon sẽ thảo luận với tác giả để cùng quyết định xem liệu họ có thoải mái khi phải chi một khoản phí cho lựa chọn này hay không.

Có thể sử dụng hình minh họa nếu ngân sách phù hợp (Tác giả: Le Monde)

Xác định Font chữ phù hợp

Font chữ là một trong những vũ khí tối thượng của graphic designer. Ngoài kia có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn font chữ sẵn có cho bạn lựa chọn; và những designer chuyên nghiệp sẽ có cho mình một bộ sưu tập font chữ đồ sộ, ấn tượng. Giá một font chữ chuyên nghiệp có thể dao động từ $10-$50 (khoảng 250 nghìn đến hơn 2 triệu VNĐ) và Simon thường sẽ mua ít nhất một font mới cho mỗi bìa sách (chi phí sẽ nằm trong phần báo giá với khách hàng).

Font chữ được coi là “vũ khí tối thượng” của graphic designer (Tác giả: Le Monde)

2. Khi bạn đã xác định được concept đầu tiên …

Sau quá trình nghiên cứu, Simon sẽ đề xuất những thiết kế bìa cụ thể. Chẳng hạn như:

Hoặc là:

Tác giả của cuốn sách sau đó có thể chọn thiết kế khiến họ hứng thú để tiếp tục. Đây là giai đoạn  họ có thể nói với bạn một vài đề xuất, chẳng hạn như thay đổi màu sắc, bố cục hay độ sáng,… nhưng phần lớn các tác giả vẫn sẽ giữ nguyên phong cách của bản thiết kế.

Một vài tác giả sách có thể tiết lộ những concept của bạn trên mạng xã hội và tham khảo ý kiến của độc giả bằng cách chọn ra thiết kế được yêu thích nhất, hoặc những chi tiết cần được thêm bớt để cuốn sách được hoàn hảo hơn. Đây là một ý tưởng không tồi, không chỉ kích thích được sự hứng thú và lượt tương tác với độc giả mà còn giúp tác giả phân tích được thị hiếu của người đọc và tìm ra được nhân tố mà thị trường đang đòi hỏi.

Sẽ có những thiết kế không vượt qua được vòng tuyển chọn

Mỗi giai đoạn lên concept sẽ có những thiết kế bìa không vượt qua được “vòng tuyển chọn”, và những thiết kế này có khi lại chính là những tác phẩm ưng ý nhất của designer. Có một vài ví dụ về thiết kế bìa sách của Simon đã bị loại bỏ trong giai đoạn này.

3. … cho đến lựa chọn thiết kế cuối cùng

Sau khi có được lựa chọn cuối cùng, công việc của bạn chỉ là “dọn dẹp” lại chút ít và đánh bóng thiết kế của mình. Đây cũng là một trong những công việc yêu thích của Simon, khi ông có thể đề xuất thêm một vài thay đổi; ví dụ thêm vài chi tiết cho thiết kế thêm “đậm”, hay thậm chí là cắt bớt để làm giảm độ nổi bật của thiết kế; nhưng sau cùng, tất cả đều cùng hướng về concept đã thống nhất và sẵn sàng cho một bìa sách hoàn hảo.

Kết quả hướng đến là những bìa sách hoàn hảo (Nguồn: electricliterature)

4. Hoàn thành thôi nào!

Thiết kế bìa sách đã hoàn thành và sẵn sàng cho quá trình in ấn. Khi tác giả cuốn sách hài lòng, bạn sẽ nhận ra vài tín hiệu khả quan từ họ; đó cũng là lúc bạn có thể gởi cho họ toàn bộ bản thiết kế và nhận thù lao xứng đáng.

Chúc bạn một ngày làm việc sáng tạo nhé!

Tác giả: Simon Avery

Biên tập: Thụy

Cùng tác giả

#Tag

font chữ Hướng dẫn illustration istock Kiến thức minh hoa shuttershok Simon Avery thiết kế bìa sách

iDesign Must-try

Ngắm Rồng Việt qua nét vẽ của artist Việt
Ngắm Rồng Việt qua nét vẽ của artist Việt
Đến hẹn lại lên, thời khắc chuyển giao năm cũ, chào đón năm mới là dịp để các artist Việt tham gia vào cuộc chơi “Vẽ linh vật của năm”.…
Minh họa sách thiếu nhi trong trẻo của Mark Janssen
Minh họa sách thiếu nhi trong trẻo của Mark Janssen
Mark Janssen là một họa sĩ minh họa xuất thân tại học tại Học viện Nghệ thuật ở Maastricht, Hà Lan. Sau khi tốt nghiệp năm 1997, ông vẽ minh…
Thế giới Ghibli ma mị của Julia Tveritina
Thế giới Ghibli ma mị của Julia Tveritina
Lấy cảm hứng từ những bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Studio Ghibli như Cô bé người cá Ponyo, Hàng xóm của tôi là Totoro, Lâu đài bay của…
Những ngôi nhà nhuốm màu thời gian của họa sỹ Francisco Fonseca
Những ngôi nhà nhuốm màu thời gian của họa sỹ Francisco Fonseca
Francisco Fonseca là một nghệ sĩ đường phố và họa sĩ minh họa sống ở Porto, Bồ Đào Nha. Bị mê hoặc bởi những kiến trúc nhuốm màu thời gian…
Minh họa ‘Vũ Trụ Cò Bay’ của Phương Mỹ Chi: Cái khó ở chỗ điều tiết sự tham lam khi khai thác chất liệu 
Minh họa ‘Vũ Trụ Cò Bay’ của Phương Mỹ Chi: Cái khó ở chỗ điều tiết sự tham lam khi khai thác chất liệu 
Ngày 18/09 vừa qua, ca sĩ Phương Mỹ Chi chính thức công bố album mới mang tên “Vũ Trụ Cò Bay”, đánh dấu chặng đường 10 năm ca hát của…
‘Women of Colours’ của Duckie: ‘Sự kết hợp mới lạ sẽ dễ tiếp cận với mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ’
‘Women of Colours’ của Duckie: ‘Sự kết hợp mới lạ sẽ dễ tiếp cận với mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ’
“Women of Colours” (tạm dịch: Sắc Nữ) là dự án tranh minh họa lấy cảm hứng về nỗ lực phát triển, khẳng định bản thân và giành quyền bình đẳng…