Trường thiết kế Bauhaus 1919 - 1933

Tồn tại chỉ 14 năm, nhưng trường thiết kế Bauhaus đã để lại cho thế giới những tư tưởng, những công trình kiến trúc, nghệ thuật, thiết kế tầm cỡ di sản. Không còn là cái tên của một ngôi trường, Bauhaus nay là cái tên của một trường phái thiết kế đầy tính nhân bản.

Từ tàn tro lịch sử

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), nước Đức sống thiếu thốn và khổ sở trong cái bi kịch của lịch sử dành cho một quốc gia bại trận. Nghệ thuật Đức cũng bị tổn thương, bởi những chật vật của cuộc sống đã khiến giới nghệ sĩ Đức không còn sức cho sáng tạo.

Giữa suy tàn và u ám, kiến trúc sư Walter Gropius nhận ra những khuôn vàng thước ngọc của kiến trúc thời trước không còn phù hợp nữa. Ông trút bỏ những hoạ tiết rườm rà khỏi các bản thiết kế, rồi chối từ hẳn những định ước xưa cũ vốn kiểu cách và đồng bóng. Và Gropius tìm lập một chốn nuôi dưỡng sự sáng tạo của các hoạ sĩ, các nhà thiết kế, và các kiến trúc sư.

"Kiến trúc sư, họa sĩ, nhà điêu khắc, chúng ta đều phải trở về làm thợ thủ công! Ở đó không có gì là "Art Professional – nghệ thuật chuyên nghiệp". Không có sự khác biệt cơ bản giữa nghệ sĩ và thợ thủ công. Nghệ sĩ là một nghệ nhân cao quý.

Nhờ ơn trên thiên đường và trong những giây phút hiếm hoi của nguồn cảm hứng mà vượt lên, nghệ thuật vô thức nảy nở từ thành quả lao động của bàn tay. Một tền tảng của sự thủ công là cần thiết cho mọi nghệ sĩ. Nó là nguồn gốc là của sự sáng tạo.

Vậy chúng tôi tạo ra một hội mới của những người thợ thủ công mà không có sự phân biệt đẳng cấp, rào cản ngạo mạn giữa thợ thủ công và nghệ sĩ!

Chúng tôi mong muốn, ấp ủ và tạo ra việc xây dựng một công trình mới của tương lai. Nó sẽ kết hợp kiến trúc, điêu khắc và hội họa trong một hình thức duy nhất, và sẽ một ngày nó sẽ vươn tới thiên đường từ tay của một triệu công nhân như là biểu tượng kết tinh của một đức tin mới -. "Walter Gropius.

Ngày 12.4.1919, chính quyền thành phố Weimar, thuộc bang Thüringen, miền trung nước Đức, cấp giấy phép cho Gropius lập học viện thiết kế Bauhaus quốc gia, trên cơ sở sáp nhập hai trường nghệ thuật thủ công và mỹ thuật tồn tại từ trước chiến tranh.

Walter Gropius

Gropius đặt tên trường là Bauhaus, dịch là ngôi nhà của các công trình (building house), nhưng theo Weimar Bauhaus-Universität, nó là viết tắt của "một sự háo hức với sự cởi mở, thử nghiệm, sáng tạo, liên kết chặt chẽ để thực hành công nghiệp và đa quốc gia"

Hội đồng quản trị của trường Bauhaus ngoài Gropius còn có những tên tuổi nổi tiếng như thiên tài vật lý Albert Einstein, kiến trúc sư Ludwig Mies van der Rohe, và các danh hoạ, các nhà thiết kế nổi tiếng như Josef Albers, Lyonel Feininger, Wassily Kandinsky, Paul Klee, Oskar Schlemmer…

Hầu hết sinh viên của trường Bauhaus sống thiếu thốn từ vật chất, kiến thức, đến cả cơ hội thể nghiệm.

Để Bauhaus tồn tại, Gropius hướng thầy trò của trường đến lối thiết kế phục vụ nhu cầu xã hội, mục đích cuối cùng là để tạo ra những sản phẩm bán được, chứ không phải là những tác phẩm nghệ thuật để trưng bày.

Một Bauhaus vì cuộc sống có thể thấy được ngay khi bước vào cơ sở đầu tiên của trường ở Weimar: căn tin được đặt ngay trung tâm của khuôn viên, còn rau xanh được trồng thay cho cỏ và hoa.

Xây dựng từ những năm 1925 – 1926, các toà nhà của trường Bauhaus – Dessau do kiến trúc sư Walter Gropius thiết kế đến nay vẫn được xem là những công trình đậm chất hiện đại

Trong những năm đầu tiên của sự định hình, trường phái Bauhaus dừng lại trong các thể nghiệm về cân đối giữa thẩm mỹ và công năng ở những dự án nội thất hay ở việc chế tạo các vật dụng thường ngày như cái bàn, bộ ghế, những món đồ gốm, những cuộn giấy dán tường…

Bauhaus và các chương trình cơ bản

Học sinh ở Bauhaus mất 6 tháng sơ bộ để học về vẽ, thí nghiệm với các hình dáng cơ bản trước khi mất 3 năm để đào tạo thực hành bởi hai giáo viên: Một người là Họa sĩ (artist), một người là thợ thủ công (Craftsman).

Nguyên tắc của việc giảng dạy tại Bauhaus

Họ học về lý thuyết, thực hành trong kiến trúc, làm với trên các công trình xây dựng thực tế. Ảnh hưởng ứng dụng và sáng tạo của trường đã gây được sức hút với những tài năng lúc bấy giờ như Paul Klee, Wassily Kandinsky, Oskar Schlemmer, Johannes Itten, László Moholy-Nagy, Josef Albers và Marcel Breuer.

Chính vì thế sinh viên tại Bauhaus hàng ngày được tiếp xúc với những họa sĩ và các nhà thiết kế giỏi nhất thời đó.

Từ trái qua phải: Josef Albers, Hinnerk Scheper, Georg Muche, László Moholy-Nagy, Herbert Bayer, Joost Schmidt, Walter Gropius, Marcel Breuer, Wassily Kandinsky, Paul Klee, Lyonel Feininger, Gunta Stölzl, Oskar Schlemmer.

Tại Bauhaus các sản phẩm đều phải tuân thủ nguyên tắc "Thẩm mỹ đi liền với Chức năng", dưới các hướng đẫn về Kiểu chữ của Herbert Bayer, Marcel Breuer hướng dẫn về nghề Mộc, Hinnerk Scheper đứng đầu về Tranh Tường (Mura Painting), Joost Schmidt dạy Điêu Khắc, Gunta Stolzl về Dệt…

Công ty Bauhaus GmbH (Ltd) thành lập năm 1925 để bán các sản phẩm được phát triển tại Bauhaus.

Ba thời kỳ của Bauhaus

Weimar

Thời kỳ đỉnh cao tại Bauhaus có tới 200 học sinh theo học, bên cạnh việc thu hút được hầu hết những nghệ sĩ tên tuổi thời bấy giờ. Với tư tưởng hiện đại của mình (đàn ông để tóc dài, các cô gái mặc váy ngắn, không đi vớ, các sinh viên chơi thể loại nhạc thử nghiệm.

Các lễ hội đèn lồng, các tư tưởng kỳ lạ gây sock. Những sự kiện kết nối các lứa tuổi, dân tộc thành một cộng đồng …) Bauhaus không được dân chúng ở Waimar chấp nhận.

Một ban nhạc tại Bauhaus

Năm 1925, chính quyền Weimar đóng cửa trường Bauhaus vì những lý do chính trị, vì những nghi ngờ về việc chứa chấp tư tưởng nổi loạn và truyền bá chủ nghĩa cộng sản.

Dessau

Trường Bauhaus chuyển đến thành phố Dessau, bang Saxony-Anhalt, lần này trở thành một đại học quy mô. Chính tay Gropius đã thiết kế các khu nhà của Bauhaus ở Dessau với khu nhà xưởng là nơi cho sinh viên thực tập, ký túc xá cho sinh viên, và khu biệt thự cho giáo viên. Sau đó, Gropius mở khoa kiến trúc ở Bauhaus vào tháng 10.1926.

Xưởng thực hành của sinh viên trường Bauhaus – Dessau được kiến trúc sư Walter Gropius thiết kế với những ô cửa sổ và ban công phối hợp nhịp nhàng độc đáo.

Gropius rời trường Bauhaus vào năm 1928 để theo đuổi những dự án nhà xã hội, một bước thể nghiệm cao hơn và rộng hơn cho trường phái nghệ thuật mà ông khởi xướng. Hannes Meyer được bổ nhiệm thay Gropius làm hiệu trưởng thứ hai của trường Bauhaus.

Nhưng hơn cả Gropius, Meyer tuyên truyền chủ nghĩa Marx, lập hội sinh viên cộng sản ngay tại trường, và biến trường thành tổ chức chính trị đối lập với đảng Công nhân quốc xã cầm quyền.

Để cứu trường Bauhaus, Gropius với tư cách là người đứng đầu hội đồng quản trị đã cho Meyer thôi việc vào năm 1930, và bổ nhiệm kiến trúc sư Mies van der Rohe làm hiệu trưởng. Nhưng đến tháng 8.1932, chính quyền Dessau vẫn ra phán quyết đóng cửa trường Bauhaus.

Berlin

Chuyển về Berlin, trường cũng không tồn tại được lâu vì những áp chế của chính quyền phát xít. Hitler quy kết trường Bauhaus đã sản sinh ra trường phái kiến trúc không điển hình cho văn hoá Đức, dung dưỡng cho nghệ thuật ngoại lai, và nghệ sĩ Do Thái. Với từng ấy “tội”, trường Bauhaus bị buộc phải đóng cửa vĩnh viễn vào năm 1933.

Bauhaus và Typography

Năm 1923 Moholy-Nagy tham gia giảng dạy tại Bauhaus cùng với ý tưởng "New Typography". Ông cho rằng kiểu chữ là một phương tiện truyền thông" và chú ý tới "sự rõ ràng của thông điệp trong những hình thức nhấn mạnh nhất"

Bìa cho cuốn sách Staatliches Bauhaus, Weimar, 1919-1923

Đặc trưng của thiết kế là rõ ràng, không trang trí kiểu bản in, nhấn mạnh các từ thông qua biểu tượng khác nhau hoặc các yếu tố typographic màu sắc và chúng truyền đạt thông tin trực tiếp bởi sự kết hợp của văn bản, cái tên "typofoto" cũng được hình thành.

Năm 1925, Herbert Bayer người được đạo tạo theo phong cách Art Nouveau, sau đó học tại Bauhaus, được Gropius giao nhiệm vụ thiết kế một kiểu chữ cho tất cả các thông cáo của Bauhaus.

Art Nouveaulà một phong cách quốc tếvàphong cáchcủanghệ thuật,kiến trúcvàáp dụng nghệ thuật.Art Nouveau là một cách tiếp cận thiết kế theo đó các nghệ sĩ phải làm việc trên mọi thứ, từkiến trúcđến nội thất, để nghệ thuật là một phần của cuộc sống hàng ngày.

Bayer ngay lập tức thực hiện nhiệm vụ này với tinh thần hãnh diện to lớn, ông ngay lập tức áp dụng quan điểm của ông về một kiểu chữ hiện đại nhằm tạo ra một "mặt chữ duy tâm". Kết quả là "universal", một font sans-serif dạng hình học đơn giản ra đời.

Trong triết lý của Bayer về thiết kế Typo, không chỉ kiểu serifs (chữ có chân) không cần thiết mà còn không cần cả chữ thấp hay chữ cao cho mỗi chữ cái. Lý do là để thúc đẩy khái niệm đơn giản hóa việc sắp chữ và bàn phím máy đánh chữ.

Bauhaus đã đặt ra các nguyên tắc cơ bản của việc truyền thông bởi Typographic, nó được coi là sự khởi đầu của phong cách gọi là "The new typography"

  • 1. Kiểu chữ được định hình bởi các yêu cầu chức năng.
  • 2. Mục đích của cách bố trí Typography là thông tin liên lạc. Thông tin phải xuất hiện đơn giản nhất, hình thức dễ hiểu nhất.
  • 3. Đối với typography để phục vụ xã hội. Thành phần của nó cần được tổ chức bên trong (tổ chức nội dung), cũng như việc sử dụng đúng cách bên ngoài.

Một thiết kế của Jan Tshichold

Những lý tưởng này đã được áp dụng bởi Jan Tschichold (Được coi là bậc thầy của kiểu chữ) người không bao giờ học và làm việc tại Bauhaus, nhưng đã tới thăm và trao đổi thư từ với các giáo viên tại trường. Jan đã ảnh hưởng rất nhiều bởi cách tiếp cận của Bauhaus với kiểu chữ.

Kombinationschrift font

Josehp Albers trong thời gian ở Bauhaus đã tạo ra bảng chữ cái Albers' "Kombinationschrift" đặc trưng của trường bằng cách sử dụng 10 hình dạng cơ bản dựa trên hình tròn và vuông. Ông tạo ra các chữ cái dễ đọc, không tốn kém để sản xuất.

Với sự kết hợp của 10 hình, bất cứ chữ cái nào có thể được tạo ra.

Ảnh hưởng

Phong cách Bauhaus có một tác động lớn tới xu hướng nghệ thuật, kiến trúc ở Tây Âu, Hoa kỳ, Canada và Israel (đặc biệt ở White Citi, Tel Aviv) nhiều năm sau đó. (Do các nghệ sĩ dưới thời Bauhaus bị chế độ Đức quốc xã lưu đày, hoặc bỏ chạy).

Một kiến trúc Bauhau tại Tel Aviv

Tới năm 2004 đã có khoảng 4.000 tòa nhà mang phong cách Bauhaus được xây dựng.

Những giáo viên tại Bauhaus như Gropius, Breuer dạy về thiết kế tại Havard, ngôi trường có ảnh hưởng rất lớn ở Mỹ cuối những năm 1920 – đầu 1930, đào tạo ra những sinh viên suất xắc như Philip Johnson, IM Pei, Lawrence Halprin, Paul Rudolph và nhiều người khác.

Cuối những năm 30, Mides van der Rohe tái định cư ở Chicago, ảnh hưởng bởi Philip Johnson, và trở thành một trong những kiến trúc sư suất xắc nhất thế giới.

Moholy-Nagy thì tới Chicago và thành lập trường Bauhaus mới dưới sự bảo trợ của nhà hảo tâm Walter Paepcke. Trường này sau này thành Viện Thiết Kế thuộc Viện Công Nghệ Illinois.

Họa sĩ/chế bản Werner Drewes người chịu trách nhiệm thẩm mỹ của Bauhaus tới Mỹ giảng dạy tại 2 trường đại học Columbia và Washington.

Năm 1953, Max Bill cùng với Inge Aicher-Scholl và Olt Aicher thành lập trường thiết kế Ulm tại Ulm, Đức, một trường thiết kế theo truyền thống của Bauhaus.

Tại Bauhaus là nơi những chiếc ghế không chân sau được hình thành


Các trường nghệ thuật danh tiếng ở Đức, Mỹ, Anh đều thành lập dựa trên cơ sở triết lý nghệ thuật và thực hành của Bauhaus.

Cuối cùng cái tên Bauhaus không chỉ đơn thuần là một cái tên của một trường học mà nó đã trở thành một cái tên của một phong cách, một thời kỳ nghệ thuật gắn liền với sự phát triển của lịch sử nghệ thuật, kiến trúc trên thế giới.

Những tư tưởng của Bauhaus đã và vẫn tiếp tục là cầu nối giữa mỹ thuật, nghệ thuật và tính ứng dụng, thực hành của nó cho cuộc sống.

iDesign.vn tổng hợp.

Cùng tác giả

#Tag

Kiến thức

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria tuy không phải là một thời kỳ rõ rệt trong lịch sử nghệ thuật và thiết kế cả về mặt phong cách lẫn tư tưởng triết học…
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Giáng Sinh bắt nguồn từ đâu, thời gian nào và nó đã "tiến hóa" ra sao?
Typography mới của chủ nghĩa hậu hiện đại
Typography mới của chủ nghĩa hậu hiện đại
Về bản chất, typography chỉ tôn vinh chứ không hề giới hạn các nhà thiết kế.