Case Study | Bàn luận về mỗi quyết định trong quy trình thiết kế

Quyết định thiết kế ban đầu có thể thay đổi mọi thứ sau đó.

Ngay cả trong những sản phẩm cá nhân, có một số lượng không đếm được những quyết định thiết kế, đó có thể là quyết định liên quan đến tính thẩm mỹ, cách thực hiện hay phong cách bao trùm sản phẩm; chúng đều ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Bài viết này sẽ tổng hợp quá trình thiết kế của cá nhân tôi, minh họa cách mà những quyết định ban đầu tác động đến những giai đoạn phía sau như thế nào.

Vẫn còn nhiều khía cạnh cần được phân tích trong thiết kế và những điều được chia sẻ dưới đây sẽ thể hiện điều đó.

Nếu thiết kế đang làm không phải để phục vụ cho người khác, bản thân tôi sẽ tìm tòi để thử sức với những typeface mới, và thường thì đó là bộ typeface đang trong giai đoạn phát triển bởi nhà thiết kế khác. Hay nói cách khác, tôi đang trong quá trình tạo ra những tác phẩm “ăn liền” và với mục đích phục vụ cho riêng mình. Thật là một dịp tốt để tôi chơi đùa với những công cụ mới lạ và những nhà thiết kế con chữ sẽ có dịp thấy được phiên bản thử nghiệm tác phẩm của mình. Từ đó họ sẽ biết được mặt tốt và những điểm cần được cải thiện. Có nhiều thiết kế tuân theo nguyên lý cơ bản, và thiết kế dưới đây là một trong số đó. 

Nguyên do đằng sau mỗi quyết định thiết kế trong tác phẩm phía trên nằm ở dòng chữ “1975” với phông chữ Maelstrom Sans. Mục đích của việc này là để làm mới typeface và nó đã trở thành lý do mà tiêu chí về vẻ đẹp, kết hợp bố cục và sắp xếp nội dung được đề ra. Tôi thường tuân theo quy trình thiết kế như thế này – đưa ra quyết định thiết kế ban đầu và để mọi thứ phát triển từ đó. Đây là cách mà tôi bắt đầu thiết kế nhằm để tránh đi vào ngõ cụt.

Maelstrom sans, tương tự như tiền nhiệm Maelstrom, là một sản phẩm thú vị. Nét chữ dày mỏng khác nhau và khá bất ngờ. Chính vì sự khác biệt lạ lùng này mà typeface tạo ra cảm giác “độc đáo” khiến cho người đọc phải nghiền ngẫm tìm hiểu thay vì chỉ lướt qua. Kiểu dáng trơn cùng với đường nét cong tròn mô phỏng hình quả trứng. Tổng thể mang một nét hồi tưởng và thời thượng (đường cong tinh tế và độ tương phản cao).

Bên trái là phông chữ Domaine Sans Display truyền thống và phiên bản đối lập bên phải. Cả hai đều có sự khác biệt về mức độ đậm nhạt của đường nét tạo nên sự đối lập.

Khi phác thảo bản typeface này, tôi luôn cố gắng tìm kiếm những cụm từ hoặc chuỗi kí tự nào đó nhằm cho thấy được tất cả vẻ đẹp của nó. Tôi thường hay sử dụng ngày tháng khi thiết kế, nhưng điều này cũng có mặt hạn chế đó là con số đầu tiên thường xuất hiện là 1. Số 1 có thể khá nhàm chán. Nhưng ở thiết kế trên, số 1 có độ dày khá đặc biệt nên sẽ thu hút ánh nhìn ngay từ lần đầu tiên. Và những con số “975” ở cuối có vẻ tương tác với nhau khá nhịp nhàng. Số 9 được thiết kế với đường cong mềm mại và phần nửa dưới trông thật đáng yêu.

Trên đây là những thiết kế mà tôi cảm thấy có vấn đề về không gian âm và khá đơn điệu.

Thường thì tôi sẽ cố tránh dùng số 7 khi có thể vì nó sẽ tạo ra nhiều khoảng trống ở phần dưới – chúng có thể tạo ra phần không gian âm dư thừa và phá hủy sự thống nhất. Tuy nhiên, trong trường hợp này tôi sẽ thiết kế cho số 7 lớn hơn một chút so với số 9 để phần dưới của số 7 được lấp đầy bởi đường cong mềm mại từ 9. Số 5 trông như phiên bản đảo ngược của số 9 và là kết thúc hoàn hảo cho thiết kế. Sau khi gửi yêu cầu đến nhà thiết kế Kris Sowersby, số 5 được điều chỉnh lại một chút để hòa hợp hơn với số 7.

Trước và sau khi điều chỉnh số 7 và 5.
Phần chữ dài vừa đủ để phù hợp với phần số ngay cả khi ở phiên bản mở rộng (ít tương phản hơn). Phần kí tự dài đặt trên dòng chữ giúp tạo ra sự phân tầng lớp rõ ràng giữa hai yếu tố.

Khi thử sức với một typeface khác lạ như Maelstrom Sans (gọi tắt là MaelSans), tôi thường sử dụng kèm theo một typeface phụ khác – ít tính tương phản hoặc thu hút hơn. Tôi đã đi ngược với quy luật này khi thiết kế typeface Getter Robo G. Tôi thử qua một vài kiểu chữ trước khi sử dụng Mabry. Mabry là một typeface khá kì dị với những chi tiết được làm nổi bật và tôi thấy rằng nó có nhiều nét tương đồng với MaelSans.

Một vài thay đổi nhỏ và nhấn mạnh ở đường cong – thậm chí là đối với chữ t – sẽ khiến cho hình dáng của thiết hòa hợp hơn rất nhiều. Trong thực tế thì vòng tròn trông thu hút hơn hình tam giác. Như ví dụ bên dưới, khi quan sát kĩ hơn thì bạn sẽ thấy sử dụng đường góc cạnh tạo cảm giác ít có sự kết nối giữa các nét hơn. 

Hai kí tự trên trông như đang hút thuốc, phần dưới tương tự như quai hàm của con người.

Phần đuôi của Mabry G, do được cắt vào rất sâu, trông giống như 1 que đè lưỡi thường được dùng trong y tế và có phần dài hơn so với phần số phía trên nó. Hãy để ý rằng nó gần như chia đôi thiết kế và tạo ra hình quả trứng giống như MaelSans. Đồng thời nó cũng được kéo dài về chiều ngang tương tự như MaelsSans. Chữ e có phần dưới được kéo rộng hơn so với phía trên để hòa hợp hơn.

Ngoài ra, tôi đã quyết định điều chỉnh thiết kế tuân theo xu hướng typography từ quảng cáo máy tính những năm 70 và 80; và đặt những kí tự gần nhau hơn giống như MaelSans. 

Typeface có một vài thay đổi nhỏ nhưng có có nhiều nét tương đồng.

Một điểm cần chú ý khác là phần nội dung thứ 2 sẽ bắt đầu từ phần thân của số 1 thay vì ngay từ đầu vì điều này sẽ giúp cho thiết kế trông đầy đặn hơn (chúng tôi sẽ nói về thuật ngữ trapped space sau). Có phải bạn sẽ có cảm giác bị mắc kẹt giống như lúc bước vào một hang động kì bí và không có lối thoát?

Nếu đặt một đường thẳng dưới con số thì không gian âm của số 1 sẽ bị “kẹt”.
Mắt bạn sẽ nhìn vào đó và di chuyển lại từ đầu.

Nếu đặt không gian âm ở bên trái, chúng ta đã “kích hoạt” nó thay vì để nó mắt kẹt giữa các chi tiết khác. Mắt người xem sẽ được dẫn dắt từ đầu đến cuối thiết kế, còn khoảng không gian trống sẽ là nơi bắt đầu cho phần nội dung chữ. Điều này sẽ khiến cho thiết kế được đối xứng và tránh bị khô khan cứng nhắc.

Bộ typeface mà tôi đã chọn (hình thứ tư) có nhiều điểm tương đồng với Mabry (hình thứ ba) nhưng với nhiều chi tiết hơn, độ sắc nét và tương phản giúp nó nổi bật hơn những phần khác.

Số “39” lớn đặt dưới phần tựa đề giúp nó trở nên nổi bật hơn những chi tiết nhỏ xung quanh, và tôi gọi typeface này là €urobüng. Việc sử dụng lại MaelSans là khá nguy hiểm (hình thứ nhất). Nếu bạn sử dụng lại typeface trong cùng một bố cục, bạn sẽ có thể khiến thiết kế trở nên tẻ nhạt – thiết kế sẽ có những chi tiết lặp đi lặp lại nhàm chán mà không có sự khác biệt nhiều lắm. Nó giống như một mô-típ tẻ nhạt và không hợp lý. Mabry không có sự tương phản và mức độ đậm nhạt đường nét. €urobüng là một typeface khác lạ với những nét đặc trưng độc đáo. Đó là một vẻ đẹp tỏa sáng nhưng không lấn át các chi tiết thiết kế khác.

Wikipedia là một công cụ rất hữu ích giúp tôi có được nhiều cách nhìn khác về thiết kế. Đa số nội dung sử dụng phông chữ Söhne Breite – một typeface ổn định và “đầy đặn” hơn Mabry giúp nó trông khác biệt rõ ràng. Mabry có chứa nhiều chi tiết nếp gấp tựa như trên trang giấy. Söhne Breite là typeface tiền nhiệm với chiều rộng được kéo dãn tạo cảm giác vững chắc hơn. Nếu được phóng to thì thiết kế này có thể trở nên lỗi thời ( STEEL JEEG), nhưng ở phiên bản nhỏ hơn thì nó sẽ cho bạn cảm giác vững chắc nhất định.

Typeface Mabry bên trái có vẻ hơi lỏng lẻo, và Söhne Breite bên trái được giãn cách đều đặn hơn.
Dòng chữ “Mecha Oni” đặt đầu tiên có vai trò như một điểm tựa thay vì dòng kí tự.

Khi sắp xếp những kí tự thường, điều tôi cảm thấy lo lắng nhất là những chi tiết ở giữa sẽ không bị “cô lập”. Không gian sẽ bị “cô lập” khi có khoảng không gian trống được bao quanh bởi các kí tự khác. Trong thực tế, mắt bạn sẽ điều khiển để lướt qua không gian âm nhiều nhất có thể, do đó chúng ta không nên để không gian âm bị cô lập.

Hãy tưởng tượng không gian âm như dòng nước – nó phải được chạy dọc khắp thiết kế cho đến khi được phân bố đều đặn. Chúng ta không hề muốn dòng nước bị ứ đọng lại đúng không? Không gian bị kẹt sẽ làm rối mắt ta, khiến ta không thể xác định được vị trí cần đọc tiếp theo là ở đâu, bởi vì mọi hướng đều có sự khả thi và nổi bật như nhau. Chúng ta sẽ dần đi vào ngõ cụt trong thế giới con chữ và không có đường thoát ra.

Trong hình thứ 2, không gian âm ở giữa bị “cô lập” – dường như có chi tiết gì đó bị thiếu. Và khi phần dưới có không gian trống ở chính giữa, nó sẽ khiến cho toàn bộ thiết kế bị lung lay và lảo đảo. Ở phiên bản hình đầu tiên, không gian âm sẽ không bị mắc kẹt vì có lối thoát bên trái.

Chúng ta có thể “khiến cho dòng nước được thoát ra” bằng cách tạo một khoảng trống bên trái. Bạn cũng có thể thêm một vài chi tiết để giảm bớt áp lực, nhưng ở đây tôi cảm thấy rằng mình nên tạo ra một vài khoảng không để thiết kế bớt rối hơn. Tôi muốn có được cảm giác tự nhiên trong tổng thể chứ không phải là một khối với nhiều chi tiết hỗn độn.

Logo hoạt họa của TOEI được sử dụng, đem lại một điểm nhấn đặc biệt cho thiết kế. Nó tựa như một điểm dừng chân, phân cách bố cục phía dưới và nội dung phía trên. Tôi đã căn chỉnh nhiều chi tiết để lấp đầy chiều ngang và để không bị trùng lắp với phía trên. Nội dung ở dưới giống như phần nền, và khoảng trống ở phía dưới không gian âm sẽ chia thiết kế ra thành hai phần. Như bạn có thể thấy ở ví dụ phía trên, khi phần nội dung phía dưới có khoảng trống, ta sẽ có cảm giác thiết kế bị mất cân bằng tựa như bị chông chênh trên sàn, điều này sẽ khiến bạn cảm thấy thiết kế có phần không hoàn hảo. Do đó, không gian âm sẽ bị cô lập và trật khỏi tổng thể.

Kết quả là mắt bạn lướt qua phần không gian trống và dẫn đến số “39” bên phải trước khi nhìn xuống nội dung bên dưới, cho ta cảm giác tự nhiên hơn. Bằng cách thêm hoặc bớt một vài yếu tố nhất định, bạn có thể phân tách bố cục khá dễ dàng.

Tôi có thể luyên thuyên hàng giờ để nói về việc cắt ghép trong nghệ thuật vẽ manga,
tuy nhiên tôi sẽ để độc giả suy nghĩ và chỉ nói về cái nắm tay to
phía bên góc trái và tỉ lệ khuôn mặt thật hoàn hảo.
Những đường nét của khuôn mặt sẽ dẫn dắt mắt bạn đến nội dung chữ.

Tại sao chúng ta lại phân tích như trên?

Hầu hết những thiết kế sáng tạo đều được phân tích kỹ lưỡng bởi những người liên quan, có chuyên môn trong ngành và đôi khi là từ phía tác giả. Bạn sẽ thấy vô số các bài phê bình nghệ thuật, phim ảnh trên mạng, sách vở hoặc video. Nhưng điều đó không thể hiện hết những thuộc tính về thiết kế. Khi nhà thiết kế chia sẻ về tác phẩm của họ hoặc của đồng nghiệp khác, hiếm khi họ lại chỉ nói về thiết kế. Họ bàn luận về từng khía cạnh và chi tiết cũng như cách mà mỗi yếu tố hòa hợp với nhau để tạo nên tổng thể hoàn hảo, hoặc có thể họ sẽ nói về những bản vẽ và quá trình thực hiện.

Có lẽ lí do mà chúng ta không thấy nhiều bài luận tập trung vào thiết kế chính là vì tác giả không muốn hoặc không thể chia sẻ quá nhiều về tác phẩm của họ và để tránh tiết lộ quá trình cũng như mục đích thiết kế. Tôi nghĩ rằng sẽ không có quá nhiều người nói về quyết định thiết kế lúc ban đầu vì họ muốn giữ lại cho riêng mình.

Chúng ta dần quên đi cách bàn luận về thiết kế sao cho đúng đắn. Chúng ta quên đi cách tự đánh giá bản thân và tác phẩm của mình, đồng thời trở nên ít khắt khe hơn với thiết kế của người khác. Mục đích của bài viết này là để dẫn dắt người đọc cách tự đánh giá lại thiết kế của mình thông qua việc giới hạn lại những tiêu chí cần bàn luận.

Việc lên kế hoạch làm việc rõ ràng sẽ giúp chúng ta rất nhiều – ta sẽ thấy được điểm xuất phát đầu tiên để định hình kết quả chung cuộc, từ đó tự hỏi mình sẽ làm gì đó khác biệt hơn. Thiết kế là một chuỗi liên tiếp, bất kì yếu tố nào bị thay đổi sẽ dẫn đến những yếu tố còn lại bị ảnh hưởng theo. Do đó mỗi quyết định ban đầu đều có tầm quan trọng nhất định.

Mindfulness – nhận thức rõ ràng lý do đằng sau mỗi quyết định – là vô cùng quan trọng trong thiết kế. Những nhà thiết kế dựa vào cảm tính, gu thẩm mỹ đơn sơ và đại trà sẽ không tồn tại được lâu. Nhà thiết kế chú ý đến từng hành động và chi tiết khi làm việc sẽ tạo ra được thiết kế đặc biệt có sức ảnh hưởng.

Bất kể bạn làm gì, hãy dồn hết tâm trí vào đó. Nếu có được thiết kế hợp lý và đẹp mắt, bạn cần phải dồn nhiều tâm huyết hơn, đặc biệt là khi tạo ra sản phẩm cho người khác.

Tôi hi vọng bạn sẽ thấy bài viết này hữu ích. Bản thân tôi không muốn mang tính cá nhân hay nói rằng quá trình đưa ra quyết định thiết kế của mình là hoàn hảo. Tôi cảm thấy rằng thật hữu ích khi biết về những quyết định ban đầu và tác động của chúng trong việc định hình mọi thứ, và tôi chắc rằng những nhà thiết kế khác cũng sẽ nghĩ như vậy. Vì thế, tôi mong bài viết của mình sẽ có giá trị và sẽ càng có nhiều người sử dụng hướng phân tích và góc nhìn này khi nói về tác phẩm của họ một cách thành thật và hơn hết, hãy luôn giữ vững lòng tin về một kết quả tốt đẹp. Tôi luôn duy trì cách nghĩ này mỗi ngày khi xem xét về thiết kế mà mình sắp tạo ra. Sắp tới sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này, có thể là về thiết kế của những đồng nghiệp khác.

Tác giả: Bethany Heck
Người dịch: Đáo

Cùng tác giả

#Tag

design không gian âm phân tích thiết kế thiết kế tư duy thiết kế typeface typography

iDesign Must-try

Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
A’ Design Award & Competition – Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ theo đuổi mục tiêu vinh danh các công trình thiết kế xuất sắc đã được đề…
Tham gia ngay Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ - A’ Design Award & Competition
Tham gia ngay Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ - A’ Design Award & Competition
A’ Design Award & Competition – Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’  là một trong những cuộc thi hội tụ các tài năng thiết kế thuộc cộng đồng…
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Đã bao giờ bạn tự hỏi? Là công dân của một nước, điều gì khiến bạn ghi nhớ nhất và tự hào nhất về quốc gia mình, về dân tộc…
Dự báo các xu hướng trong ngành thiết kế đồ họa năm 2024
Dự báo các xu hướng trong ngành thiết kế đồ họa năm 2024
Bài viết được thực hiện bởi Tom May, đăng tải trên Creative Boom, dịch bởi May Thế giới thiết kế đồ họa không ngừng phát triển với những xu hướng…
Phudu - bộ phông miễn phí lấy cảm hứng từ biển quảng cáo viết tay của người Việt xưa
Phudu - bộ phông miễn phí lấy cảm hứng từ biển quảng cáo viết tay của người Việt xưa
Phudu là một kiểu chữ không chân truyền thống, lấy cảm hứng từ các biển quảng cáo viết tay của người Việt ngày xưa, do Dương Trần (Graphic & Type…
Những tác phẩm chạm khắc trái cây siêu thực của Yuni Yoshida
Những tác phẩm chạm khắc trái cây siêu thực của Yuni Yoshida
Dưới bàn tay của Yuni Yoshida, các loại trái cây quen thuộc trở thành những tác phẩm nghệ thuật siêu thực và trừu tượng. Giám đốc nghệ thuật người Nhật…