Typography mới của chủ nghĩa hậu hiện đại

Trong thế giới kỹ thuật số ngày nay, hầu hết chúng ta đều đọc tin tức thông qua máy tính, ti vi hoặc điện thoại thông minh. Ngay cả những quyển sách bìa cứng cũng được thiết kế với sự trợ giúp của công nghệ kỹ thuật số. Các nhà thiết kế typography đã điêu khắc tỉ mỉ từng con chữ một, dù là trên giấy hay trên màn hình máy tính, tất cả đều nhờ sự trợ giúp của những cú nhấp chuột.

Nhưng không phải là luôn là như vậy. Giai đoạn những năm đầu của thập niên 60, trước khi công nghệ kỹ thuật số ra đời, các nhà thiết kế typography đã sử dụng kim loại, vẽ tay trên giấy kẻ và sử dụng máy photocopy hoặc mực để tạo kiểu chữ. Từ sau chiến tranh thế giới lần 1 cho đến những năm 1960, các phông chữ “Sans serif”, được phân biệt bởi phần chân chữ, hoặc “serifs” ở cuối mỗi cái tên, đã thống trị giới typography. Các phông chữ Sans serif đã tồn tại từ rất sớm, như “tiếng Anh Ai Cập” năm 1816 của William Caslon, ngay từ khi nó được phát minh ra, các chữ cái tròn, đơn giản đã mờ nhạt dần và biến mất. Ngay sau chiến tranh thế giới lần 1, các nhà thiết kế typography đã kết nối với trường thiết kế Bauhaus của Đức, tìm ra giá trị thẩm mỹ của chủ nghĩa vị lợi trên đồ kỹ xảo và đồ trang trí.

Gail Davidson, người phụ trách lắp đặt chữ in kỹ thuật số hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Thiết kế Quốc gia Cooper-Hewitt của Smithsonian, New York, nói: “Triết lý thịnh hành về typography lúc bấy giờ là thể hiện các chữ cái ở thể đơn giản và thuần khiết nhất”.

Sans serifs là mẫu mực của phương pháp “kiểu dáng đi liền với chức năng” điển hình của chủ nghĩa hiện đại. Dễ đọc, dứt khoát và đi thẳng vào trọng tâm, phông chữ này truyền tải thông tin một cách hoàn hảo.

Nhưng vào giữa thập niên 60, một nhóm nhỏ các nhà typography, những người cảm thấy “ngột ngạt” với hệ tư tưởng hiện đại, đã bắt đầu một phong trào mới, nâng chữ viết tay lên tầm thống trị. Davidson nói, “Cuộc cách mạng có thể rất sôi nổi”, “nhưng họ chắc chắn đã phản ứng lại các quy tắc cứng nhắc và vội vàng của chủ nghĩa hiện đại, đề cao khả năng sáng tạo của các nhà thiết kế.”

Cùng thời điểm với sự phá vỡ kiểu dáng này là những tiến bộ lớn trong công nghệ kỹ thuật số. Nhà thiết kế người Hà Lan, Wim Crouwel, đã đi đầu trong phong trào với “Visuele Communicatie Nederland, Bảo tàng Stedelijk Amsterdam”.

Kết quả hình ảnh cho Visuele Communicatie Nederland

Vào lúc đó, hình ảnh máy tính đang trong giai đoạn trứng nước, sử dụng một ma trận điểm để tạo ra hình ảnh. Điều này đặt ra câu hỏi, làm thế nào máy tính có thể miêu tả các cạnh sắc nét của một phông chữ nhất định. Poster của Crouwel đã làm rõ vấn đề thông qua việc viết chữ bao gồm các chấm màu huỳnh quang. Mỗi chữ cái có các cạnh tròn, nổi bật trên một đường kẻ như mã vạch; chữ viết đã chuyển hướng đột ngột từ bộ luật hiện đại và thiết lập một tiền lệ cho typography mới.

Với sự xuất hiện của Apple Macintosh vào giữa thập niên 80, phần mềm thiết kế máy tính đầu tiên – Fontographer (1986), QuarkXPresss (1986) và Adobe Illustrator (1986-87) – đã cra đời. Tạp chí Emigre của San Francisco, được xuất bản bởi Rudy Vanderlans và vợ của ông, Zuzana Licko, đạo diễn nghệ thuật người Tiệp Khắc, là một trong những tạp chí đầu tiên được tạo ra trên máy tính Macintosh.

Kết quả hình ảnh cho emigre magazine

Bìa sách là nét đặc biệt của tính năng đánh bóng đen các con số, cũng như sử dụng sáng tạo hiệu ứng xếp chồng và phân khúc số và chữ. Davidson nói hình ảnh và chữ viết thì “sặc sỡ và to, không gọn gàng và sắc sảo”. Bà cũng nói thêm, “trách nhiệm là ở người đọc, họ cần mở rộng trí tưởng tượng để hiểu được các nhà thiết kế.” Emigre ngưng xuất bản năm 2005, nhưng vấn đề này hoàn toàn là của tDR, và đây vẫn là cuốn sách bán chạy nhất.

Game Over, một poster do các nhà thiết kế Thụy Sĩ Cornel Windlin và Gilles Gavillet tạo nên, dành cho buổi triển lãm các trò chơi điện tử, sử dụng hai kiểu chữ khác nhau được làm bằng phần mềm thiết kế trò chơi máy tính.

Kết quả hình ảnh cho Game Over Cornel Windlin

Như sự tái thể hiện thí nghiệm của Crouwel những năm 1960, poster có chứa từ “OVER” trên bề mặt của một khung gồm bốn ô. Mỗi ô chứa một chữ cái của từ đó, tạo thành một cái lưới bao quanh con chữ. Windlin hoàn thành toàn bộ thiết kế trên máy tính. Máy tính không chỉ giúp ông về mặt công cụ, mà nó còn là nguồn cảm hứng trực tiếp.

Những nhà thiết kế khác sử dụng phần mềm máy tính để hoàn thiện các bản vẽ tay, những bản vẽ dường như xa rời thế giới kỹ thuật số. Cooper-Hewitt có một cuốn sách nhỏ được xuất bản bởi công ty giấy Fox River năm 2006, được trang trí với những mẫu thiết kế màu đen thuần túy, và phức tạp hơn là trang trí ren đen trên giấy trắng. Marian Bantjes là một trong những nhà thiết kế ngày càng quan tâm đến những gì tác giả Steven Heller gọi là “kiểu trang trí mới”. Ví dụ, cô đã vẽ các thiết kế hoa văn bằng tay, sau đó sử dụng máy tính để phác hoạ và sao chép.

Bantjes nói: “Đã có những lúc tôi nghĩ mình có thể đi tắt và làm việc trực tiếp trên máy tính, và tôi đã có một hoặc hai lần thành công với những thiết kế rất cụ thể”. “Nhưng tôi thường bị chi phối, tôi không thể nói rõ nó ảnh hưởng đến tôi như thế nào nhưng tôi biết nó đã ảnh hưởng đến tôi. Nó khiến tôi có những quyết định táo bạo.”

HorseProjectSpace Presents: Ritual Tendencies (2007) (Xu hướng lễ nghi 2007), tác phẩm gần đây nhất của Cooper-Hewitt đại diện cho một loạt các nhà thiết kế “lạm dụng máy móc”. Poster đã làm mờ những từ ngữ trong thiết kế hình học góc một cách mỉa mai như những tinh thể lổm chổm. Chữ trộn lẫn vào các nét đứng, ý nghĩa của chữ bị che khuất bởi thuyết động lực của poster.

Kết quả hình ảnh cho Ritual Tendencies 2007 Cooper-Hewitt

Davidson tin rằng cho dù thế nào đi nữa, “Typography có thể truyền tải nhiều ý nghĩa. Các loại chữ cái mà bạn sử dụng sẽ nói lên điều gì đó về những gì bạn đang cố gắng thực hiện. Chúng có thể miêu tả phong cách, chúng có thể miêu tả uy quyền, chúng có thể truyền tải sự vui tươi, chúng có thể truyền đạt nguồn năng lượng.”

Davidson nói: “Dĩ nhiên, những người theo chủ nghĩa hiện đại thời kỳ đầu nghĩ rằng họ là những người khách quan trong việc ghép các kiểu chữ để nó có vẻ trung lập, nhưng trên thực tế thì không phải vậy. Đó là một biểu hiện của những người theo chủ nghĩa hiện đại”. ​​Typography kỹ thuật số ngày nay phản đối sự sai lầm của thiết kế khách quan. Về bản chất, phong trào – phần lớn được hỗ trợ bởi thế giới của những khả năng mà công nghệ kỹ thuật số mang lại – tôn vinh chứ không hề giới hạn nhà thiết kế.

Tác giả: Jess Righthand
Dịch giả: Thảo Tăng
Nguồn: smithsonianmag

Cùng tác giả

#Tag

Cà Phê - Trà Đá chủ nghĩa hậu hiện đại Kiến thức kiểu chữ nghệ thuật chữ sans serif typography

iDesign Must-try

Phudu - bộ phông miễn phí lấy cảm hứng từ biển quảng cáo viết tay của người Việt xưa
Phudu - bộ phông miễn phí lấy cảm hứng từ biển quảng cáo viết tay của người Việt xưa
Phudu là một kiểu chữ không chân truyền thống, lấy cảm hứng từ các biển quảng cáo viết tay của người Việt ngày xưa, do Dương Trần (Graphic & Type…
Lạc Tự (phiên bản mới 2023) - Bộ phông lấy cảm hứng từ cảnh quan đô thị Việt những năm 80 - 90
Lạc Tự (phiên bản mới 2023) - Bộ phông lấy cảm hứng từ cảnh quan đô thị Việt những năm 80 - 90
Lạc Tự (Lost Type) 2023 là bộ phông được thiết kế lại từ bộ phông cùng tên, do @trinhmark thực hiện năm 2018. Lạc Tự 2023 vừa được công bố…
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 4)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 4)
Trong phần cuối cùng của loạt bài về Phong cách Ký tự pháp Quốc tế, chúng ta tiếp tục tìm hiểu thiết kế tại Basel và Zurich với Siegfried Odermatt…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 3)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 3)
Phong cách Ký tự pháp Quốc tế tiếp tục phát triển xa hơn nữa ở hai thành phố Basel và Zurich, nằm cách nhau 70 km ở miền bắc Thụy…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 2)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 2)
Trong phần thứ hai của loạt bài về trào lưu thiết kế Phong cách Ký tự pháp Quốc tế, chúng ta tìm hiểu những đồ hoạ mang tính khoa học…