Ý tưởng là thứ ‘rẻ tiền’? Nhưng ý tưởng (hay) từ đâu mà có?

Có một cách so sánh khá thú vị như thế này: một ý tưởng hay giống như chiếc xe bạn đang cầm tay lái. Muốn biến ý tưởng đó thành hiện thực cũng giống như muốn lái xe đến đích, một lộ trình hay bản đồ hướng dẫn cụ thể đường đi nước bước là điều bắt buộc cần thiết. Thế nhưng như thế vẫn chưa đủ, bạn phải cần có đủ sự tập trung để khỏi bị lan man hay lạc đường bởi hàng tá những ngã rẽ hay ý kiến sao nhãng khác.

Như thế nào là một ý tưởng hay?

Xuất phát điểm của một ý tưởng hay bắt nguồn từ một vấn đề thực tế (good problem), đây là lý do cốt lõi để ý tưởng của bạn có mảnh đất để đâm chồi nảy lộc. Nghe có vẻ hiển nhiên, thế nhưng điều mà mọi người thường không chú ý là một ý tưởng hay phải giải quyết được một vấn đề đang có thực trong cuộc sống, hay nói cách khác, nhu cầu của người dùng không phải do bạn tưởng tượng ra.

Theo một cuộc khảo sát của CB Insights, lý do hàng đầu trong việc dẫn đến sự thất bại của hàng trăm start-up là “nhu cầu thị trường không có hoặc rất ít”. Dù cho ý tưởng của bạn có xuất chúng, có độc lạ cỡ nào đi chăng nữa, nhưng nhu cầu thị trường không có thì ý tưởng của bạn cũng không thể tồn tại lâu dài được. Đó là lý vì sao những bảng khảo sát được gửi đi hằng ngày, các tập đoàn công nghệ lớn, như Apple, Google, Uber, Airbnb… đã chi hàng trăm tỷ đô la chỉ để nghiên cứu và thăm dò thị trường trước khi ra mắt sản phẩm hay phát triển tính năng mới.

Vấn đề từ đâu mà ra?

“Người dùng không biết họ muốn gì cho đến khi chúng ta chỉ cho họ thấy”

Steve Jobs

Steve Jobs có một câu nói nổi tiếng như vầy “Người dùng không biết họ muốn gì cho đến khi chúng ta chỉ cho họ thấy”. Nếu bạn hỏi một người vào năm trăm trước thì thứ họ nghĩ đến là một con ngựa chạy nhanh hơn, chứ không phải một chiếc xe hơi hay tàu hoả.

Trong môi trường lý thuyết các vấn đề được đóng gói đẹp đẽ, đầy đủ, rõ ràng dưới dạng “bài tập” hay “đề thi”, nhiệm vụ của bạn chỉ là giải quyết những vấn đề đó mà không cần quan tâm chúng từ đâu ra. Trái ngược lại ở thực tế, những gì bạn nhận được là những ý kiến mơ hồ và mông lung, vấn đề cốt lõi cần phải được tìm ra đầu tiên trước khi bước vào giai đoạn giải quyết vấn đề.

Don Norman tác giả cuốn “The Designer of Everyday Things” (Nhà thiết kế của mọi thứ hàng ngày) lừng danh đã có một quy tắc bất hủ như vầy, ông không bao giờ lập tức giải quyết những vấn đề được yêu cầu giải quyết, vì chúng thường chỉ là “triệu chứng” (symptom) mà không phải cái gốc cốt lõi. Theo ông, thật là kỳ lạ khi hầu hết mọi người đều chỉ tập trung vào việc giải quyết vấn đề, mà không bận tâm đến bản chất của vấn đề. “Làm sao bạn biết bạn đang giải quyết đúng vấn đề?”, “Vấn đề thực sự xuất phát từ đâu?” là những câu hỏi thường bị mọi người ngó lơ. Bạn cần nên nhớ rằng ngoài đời không giống trong giảng đường là “đề bài” có thể sai, một giải pháp tuyệt vời khi áp dụng vào đúng vấn đề thì còn tệ hơn là không có giải pháp.

Không có con đường duy nhất

Ngay khi đã xác định đúng vấn đề cần được giải quyết, bước tiếp theo dĩ nhiên là tìm cách giải quyết nó. Một designer giỏi cần tìm hiểu bản chất thực sự của vấn đề trước khi bắt tay vào giải quyết ngay lập tức. Họ sẽ là người không bảo thủ vào bất kỳ một giải pháp cố định nào, họ hiểu rằng có rất nhiều hướng khác nhau để giải quyết một vấn đề.

Theo như mô hình Double-Diamond Model of Design (Mô hình kim cương kép của thiết kế) được British Design Council giới thiệu vào năm 2005, một phương pháp giúp xác định đúng lời giải đáp cho một vấn đề, thì để tìm ra được đúng giải pháp, giai đoạn đầu tiên là phải tìm được đúng vấn đề cốt lõi (phần trên bài viết đã đề cập), và giai đoạn thứ hai là tìm ra đúng lời giải. Chúng ta nên mở rộng hết các khả năng có thể, để tìm xem cách nào là phù hợp và khả thi nhất để giải quyết vấn đề hiện tại trước khi chốt bất kỳ giải pháp cụ thể nào.

Hãy để người dùng trả lời

Cách duy nhất và tốt nhất để biết một ý tưởng có hiệu quả hay không là hãy test (thử) trực tiếp với nhóm đối tượng sử dụng mà bạn đang hướng đến. Sự phản hồi thực tế từ người dùng là bằng chứng hiệu quả và công bằng nhất để xác minh bạn đã nhận thức đúng vấn đề và tìm ra đúng giải pháp hay chưa. Liên tục cải tiến và phát triển ý tưởng, phát hiện ra những sai lầm và điều chỉnh kịp thời.

Bên cạnh đó, có rất nhiều cách để đo lường mức độ thành công, như là dựa vào khảo sát, phỏng vấn, hay phân tích data… Tuy nhiên điều quan trọng nhất chính bạn sẽ định nghĩa cụ thể thành công là như thế nào. Lấy ví dụ nếu bạn đặt chỉ tiêu là có 100,000 người ghé thăm trang web của bạn mỗi ngày thì đây là một thất bại khi lượt ghé thăm chỉ có 1,000. Và ngược lại nếu bạn chỉ tiêu bạn đặt ra là mong muốn có 100 người mỗi ngày thôi, thì con số 1,000 là một thành công lớn. Bản thân data không có giá trị gì cho đến khi chúng ta gán ý nghĩa cho nó.

Kết bài

Ý tưởng là thứ rẻ tiền nhất, ai cũng có thể nghĩ ra, quan trọng là bạn đã làm được gì với cái ý tưởng đó.

Tổng kết lại, để một ý tưởng hay trở thành hiện thực cần hội đủ 3 yếu tố:

  1. Xuất phát từ một vấn đề thực tế (real problems)
  2. Giải quyết đúng vấn đề và khả thi (right solution)
  3. Sự phản hồi tích cực từ người dùng (loved by users)

Tham khảo: UI / UX Design Specialization by Coursera
Bài viết: Đông Đông
Minh hoạ: Device Audiovisual

Cùng tác giả

#Tag

double diamond model of design ideation personal growth steve jobs the designer of everyday things ux/ui ý tưởng

iDesign Must-try

12 bài viết được yêu thích nhất tại iDesign năm 2022
12 bài viết được yêu thích nhất tại iDesign năm 2022
Trước khi kết thúc năm 2022 và bước sang năm 2023 đầy hứa hẹn, hãy cùng chúng mình điểm lại 12 bài viết được các độc giả yêu thích nhất…
Một giờ của bạn đáng giá bao nhiêu?
Một giờ của bạn đáng giá bao nhiêu?
Thời gian là một thứ vô cùng giá trị, điều này được nhắc nhiều và không cần phải bàn cãi thêm. Nhưng có vẻ như từ “giá trị” chưa đủ…
Seniors sẽ muốn ‘hack’ quy trình làm việc
Seniors sẽ muốn ‘hack’ quy trình làm việc
“Juniors want to Skip the process. Seniors want to Hack the process.” (Tạm dịch: Juniors muốn bỏ qua quy trình. Còn Seniors muốn hack quy trình.) Trong lần gần đây…
Tại sao khách hàng lại khó hài lòng đến như vậy?
Tại sao khách hàng lại khó hài lòng đến như vậy?
Có hàng nghìn meme, ảnh gif, video trên internet nói về việc thất vọng khi làm việc với Client (khách hàng). Đặc biệt hơn, nếu chúng đến từ những người…
The Visceral Emotional
The Visceral Emotional
Con người hình thành cảm xúc với một đối tượng ở ba cấp độ: visceral (nội tạng), behavioral (hành vi) và reflective (phản xạ). Visceral Emotional (Cảm xúc nội tạng)…
Để ngọn lửa bên trong luôn giữ cho bạn ấm áp
Để ngọn lửa bên trong luôn giữ cho bạn ấm áp
Làm thế nào để tiếp tục yêu và thiết kế với sự đam mê ban đầu? Hay nói cách khác “Làm thế nào để giữ ngọn lửa đam mê”, đây…