10 điều thú vị về thời kì Victoria tại Anh (P.1)

Bạn nghĩ đến điều gì khi nhắc tới thời đại Victoria*? Tôi gần như luôn nghĩ về tàu hỏa hơi nước, Bảo tàng Victoria & Albert, Sherlock Holmes, Jack the Ripper, Charles Dickens, súp đậu, thư viện công cộng, Robert Louis Stevenson, và Những cuộc phiêu lưu của Alice ở Xứ sở Diệu kì bởi Lewis Carroll.

Những người khác có thể nhắc đến Oscar Wilde, sự trỗi dậy của Đế quốc Anh, Rossetti, máy đánh chữ và sự mở đầu của nhiếp ảnh. Nhưng còn chủ nghĩa Trung cổ lãng mạn ( Romantic Medievalism), Phong trào Suffragette (những người phụ nữ đấu tranh cho quyền bầu cử của họ – n.d), thời kì Pre-Raphaelite, sự xuất hiện của Tạp chí Punch và việc xuất bản các tiểu thuyết trong các ấn phẩm định kỳ thì sao?

Thời đại Victoria là một chủ đề rộng lớn và việc cố gắng viết một bài bao gồm rất nhiều sự đổi mới và sáng tạo là khá khó khăn. Vì vậy, tôi sẽ chọn ngẫu nhiên các khía cạnh khác nhau và tóm gọn lại theo quan điểm cá nhân về thời đại này (không nhất thiết phải theo thứ tự quan trọng). Hy vọng, nó sẽ ghép lại thành một ấn tượng súc tích về trải nghiệm trong thời kì Victoria cho bạn đọc.


*Thời kì Victoria (Victorian era): Ám chỉ thế kỉ thứ 19 trong thời kỳ Nữ hoàng Victoria của nước Anh trị vì, từ năm 1837 cho đến khi bà qua đời vào năm 1901.


William Powell Frith, Many Happy Returns of the Day, 1856, tranh sơn dầu
The Mercer Art Gallery, Harrogate, London.

Tác giả: Sarah Mills


1/ Du lịch bằng phương tiện chạy bằng hơi nước

Thời đại Victoria đã chứng kiến sự gia tăng của việc du lịch bằng các phương tiện chạy hơi nước. Những kỹ sư người Anh đã thử nghiệm thiết kế đầu máy hơi nước từ năm 1784, nhưng mô hình hoạt động đúng đắn đầu tiên – Đầu máy Coalbrookdale (the Coalbrookdale Locomotive) – được chế tạo vào năm 1802 bởi Richard Trevithick, một kỹ sư khai thác từ Cornwall.

Joseph Mallord William Turner, Rain, Steam, and Speed – The Great Western Railway, 1844,
National Gallery, London.

Thiết kế đầu máy tập trung vào ứng dụng công nghiệp, ví dụ như vận chuyển than. Đến năm 1925, các thiết kế này đã phát triển đủ để Công ty Đường sắt Stockton và Darlington đưa tuyến đường sắt công cộng đầu tiên trên thế giới được ra mắt. Từ đây, mạng lưới đường sắt quốc gia thành hình. Khi nó ngày càng phát triển đồng nghĩa với những cơ hội tuyệt vời để kết nối nhanh chóng: con người, hàng hóa và thông tin có thể được phổ biến rộng rãi hơn bao giờ hết.

Bức tranh ở trên của Turner vẽ năm 1844 cho thấy sự phấn khích về việc đi lên của phương tiện hơi nước tại Anh thời Victoria. Con tàu dường như cắt ngang cảnh quan thiên nhiên như một sự hiện diện đột ngột và tàn bạo, nhưng đồng thời sự xuất hiện của nó tựa như một thứ gì đó vừa mới được sinh ra, một dấu hiệu của hy vọng và tương lai.


2/ Alice ở Xứ sở Diệu kỳ của Lewis Carroll

Trái: Đầu bếp, Nữ công tước, Mèo Cheshire, Em bé và Alice, tranh khắc gỗ của Sir John Tenniel.
Phải: Chi tiết từ phần truyện Alice speaks to the Cheshire Cat.
Cả hai hình ảnh đều từ phiên bản năm 1865 của tác phẩm.

Lewis Carroll là bút danh của Charles Lutwidge Dodgson (1832 – 1898). Những cuộc phiêu lưu của Alice đến Xứ sở Diệu kì là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, và những bức vẽ cho tác phẩm này là một trong những bức tranh minh họa sách thiếu nhi đáng nhớ nhất mọi thời đại.

Dodgeson đã phác thảo câu chuyện của mình trong một lần đi chèo thuyền vào năm 1862, cuối cùng đưa nó lên trang giấy vào năm 1864. Tác phẩm được xuất bản vào năm 1865 với minh họa của Sir John Tenniel (1820 – 1914), một họa sĩ vẽ tranh minh họa và chính trị gia người Anh. Tenniel được chọn dựa trên ấn tượng bởi tác phẩm cho tạp chí Punch đầy châm biếm. Tenniel làm việc cho Punch trong năm mươi năm, nhưng ông nổi tiếng nhất với các minh họa cho tác phẩm về Alice.

Bức tranh trên là mèo Cheshire được vẽ bởi Tenniel, xuất bản vào năm 1865. Các hình ảnh sau đó được điều chỉnh cho câu chuyện chuyển thể về sau, The Nursery Alice, xuất bản năm 1890 dưới dạng phiên bản rút gọn của quyển sách đầu, trong đó các bản vẽ ban đầu của Tenniel đã được phóng lớn và tô màu.

Toàn bộ câu chuyện được đặt trong một giấc mơ mùa hè của Alice bé nhỏ, nhưng tính biểu tượng được viết bởi Dodgeson là nguyên nhân gây ra nhiều cuộc tranh luận và một số lý thuyết nảy sinh về ý nghĩa của nó. Điều chắc chắn là có rất nhiều câu chuyện cười riêng tư của tác giả trong tác phẩm ấy, ông đùa nghịch với ngôn ngữ và tạo ra một số nhân vật kỳ lạ nhất nhưng vô cùng đáng yêu.


3/ Graham đầy lãng mạn và Frith trung thành với thời đại

Peter Graham, Wandering Shadows, 1878,
tranh sơn dầu, thuộc Bảo tàng Quốc gia Scotland

Phong trào văn học và nghệ thuật chiếm ưu thế chính thức ở phần đầu của kỷ nguyên Victoria là Chủ nghĩa lãng mạn, nó tồn tại cho đến năm 1850. Phong trào này nhấn mạnh vào ý tưởng rằng sự chủ quan cá nhân và phản ứng cảm xúc (thường có tính mãnh liệt), thoát khỏi chủ nghĩa duy lý áp đặt bởi thời kì Khai sáng (the Enlightment) và mang tính thẩm mỹ. Họ quan tâm đến việc theo đuổi sự cao siêu và niềm tin rằng sự thật và vẻ đẹp bổ trợ lẫn nhau.

Trong hành trình tìm kiếm sự thăng hoa, việc chuyển sang thiên nhiên và phong cảnh là điều tự nhiên. Bức tranh trên của Peter Graham (1836 – 1921) vẽ năm 1878 hoàn toàn gói gọn những lý tưởng lãng mạn thời bấy giờ.

Tranh phong cảnh của Graham rất phong phú và gợi lên cảm xúc mãnh liệt bởi không khí của môi trường xung quanh. Những nét cọ thô và sự tập trung mạnh mẽ vào ánh sáng phản ánh sự ngưỡng mộ của họa sĩ về nét hoành tráng trong cảnh quan của Scotland. Sự vĩ đại và thuần khiết của thiên nhiên như Graham mô tả là không thể chối cãi.

William Powell Frith, The Railway Station, khoảng năm 1862-1909,
tranh sơn dầu thuộc Bộ sưu tập Hoàng gia.

William Powell Frith (1819 – 1909), mặt khác, thích mô tả cuộc sống hàng ngày ở thời kì này. Ông thích vẽ tranh toàn cảnh (panoramic) nhộn nhịp và đầy các hoạt động – như bức The Railway Station (1862) này. Đây là loại tranh gần giống như hoạt hình – như một tác phẩm đã được định sẵn là minh họa trong một ấn phẩm định kỳ, hoặc một bức ảnh chụp nhanh trong cuốn tiểu thuyết nào đó vào thế kỷ XIX.

Mỗi nhân vật đều có các tương tác và biểu hiện cảm xúc khác nhau. Bản thân trạm dừng tựa như chỉ là sự tổ hợp của các đường nét, lùi vào khoảng xa để người xem tập trung sự chú ý vào các nhân vật tiền cảnh. Frith quan tâm đến chi tiết, đặc biệt là quần áo: bảng màu ông sử dụng khá trầm lắng, nhưng chúng ta vẫn có thể phân biệt được lông thú, lụa, nhung, khăn choàng tua rua và nhiều loại mũ khác nhau. Khách du lịch đánh rơi đồ đạc xuống đất, hành lý bị bỏ mặc trong khi nhân viên nhà ga đang xếp hành lý lên tàu. Đó là một cảnh tuyệt vời, cho thấy được khoảnh khắc thường nhật thời Victoria.


4/Thời kì Pre-Raphaelite*

Trái: Ảnh bởi nhiếp ảnh gia John R. Parsons: Jane Morris tạo dáng cho Dante Gabriel Rossetti, 1865, Victoria & Albert Museum, London.
Phải: Tranh bởi Dante Gabriel Rossetti, Proserpine, 1874, sơn dầu, thuộc Bộ sưu tập cá nhân.

Phong trào nghệ thuật Pre – Raphaelite (hay Tiền Raphael) được hình thành vào năm 1848 bởi các nghệ sĩ Dante Gabriel Rossetti, William Holman Hunt John Everett Millais.

Nhóm này, chịu ảnh hưởng nặng nề của Chủ nghĩa lãng mạn, được biết đến vì sự quan tâm vào việc hồi sinh nghệ thuật thời trung cổ, thể hiện rõ trong các bức tranh sau này của Rossetti. Sau năm 1856, chính ông là người tiếp tục các khía cạnh thời trung cổ hơn của thẩm mỹ Pre-Raphaelite.

Vào tháng 10 năm 1857, Rossetti đã gặp Jane Burden, sau đó trở thành Jane Morris. Ông yêu cầu cô làm người mẫu cho nhóm, lúc đó đang tham gia vào việc sản xuất tranh tường mô tả truyền thuyết thời vua Arthur. Đến năm 1859, Jane kết hôn với William Morris, một nhà thiết kế và nghệ sĩ dệt may, nhưng mối quan hệ của cô với Rossetti trên tư cách là người mẫu và nàng thơ vẫn tiếp tục cho đến khi Rossetti qua đời vào năm 1882.

John Everett Millais , Mariana, 1851, Bảo tàng Mỹ thuật Tate

Pre-Raphaelite đã giúp mở ra phong trào thẩm mỹ mới trong thời đại Victoria sau này, với cụm từ ‘Nghệ thuật vị nghệ thuật‘ gắn liền với nó.

Họ tin rằng sự đánh giá cao về cái đẹp là đủ và họ bác bỏ chủ nghĩa thực dụng, cho rằng tất cả nghệ thuật nên có một điểm nhìn đạo đức. Một số cái tên lớn khác của phong trào này là nhà văn Oscar Wilde (1854 – 1900), người tin vào ý tưởng rằng nghệ thuật nên vì cái đẹp trước khi nó là bất cứ điều gì khác, nó không nên bị ảnh hưởng bởi những ảnh hưởng xã hội hoặc đạo đức. Ông tin vào sự tự chủ của nghệ thuật và sự tự do của nó khỏi những ràng buộc của các đức tin tôn giáo.


5/ Sherlock Holmes

Left: Sidney Paget, ‘Dr Watson dõi theo cách Sherlock Holmes điều tra một bí ẩn về hóa học’, từ ‘The Adventure of the Naval Treaty’,
Những cuộc phiêu lưu của Sherlock Holmes bởi Conan Doyle trên tạp chí The Strand
Phải: Bìa tạp chí The Strand: an Illustrated Monthly, London, 1891. Thư viện Quốc gia Anh.

Thám tử văn học nổi tiếng nhất mọi thời đại? Nếu là một người dân nước Anh, bạn chắc chắn biết Sherlock Holmes là ai, đến mức bạn ngợ rằng anh ta là một nhân vật lịch sử hơn là nhân vật hư cấu. Dù cho không phải là người Anh, hẳn bạn vẫn biết Sherlock Holmes!

Những câu chuyện của Sherlock Holmes được tạo bởi Sir Arthur Conan Doyle (1859 – 1930), và được đăng trên tạp chí The Strand với hình minh họa vẽ bởi Sidney Edward Paget (1860-1908).

Paget có các bức vẽ ngôi nhà ở 211b Phố Baker – nơi cư ngụ của Holmes và Watson – mô tả cuộc sống gia đình Victoria lý tưởng đầy ấm cúng và mê hoặc, đáp ứng những ý tưởng đương đại rằng một ngôi nhà an toàn, tiện nghi và đứng đắn là cốt lõi của cuộc sống thời Victoria. Khung cảnh ngôi nhà ở Phố Baker, được xây dựng lại chính xác trong bức ảnh dưới đây, sẽ quen thuộc với độc giả của những câu chuyện sáng tác bởi Doyle, hoặc chính họ cũng sở hữu nhiều đồ đạc và vật dụng gia đình tương tự.

Phòng Sherlock Holmes được tái dựng lại tại Sherlock Holmes pub, London.
Ảnh: John Bethell/The Bridgeman Art Library.

Sự quen thuộc này là một loại lá chắn chống lại bạo lực và bạo loạn tiềm tàng của thế giới bên ngoài căn nhà ấy, quan trọng là nó cung cấp một nền tảng thiết yếu cho những mẩu chuyện như Sign of Four (1890), khi câu chuyện vượt xa định nghĩa về vùng an toàn thời ấy. Khái niệm ‘tổ ấm’ đại diện cho sự ẩn náu và an toàn, bảo vệ khỏi tổn hại về thể chất, cảm xúc hoặc đạo đức – những giá trị cũng đồng thời được đưa vào các nhân vật như Holmes và Watson. Các minh họa của Paget giúp neo những nhân vật này cùng các nguyên tắc vững chãi của họ tồn tại trong tâm trí của độc giả thời Victoria.


Bài viết được đăng trên trang Daily Art – tạp chí online chuyên về lịch sử nghệ thuật. Daily Art Magazine còn có ứng dụng giới thiệu với người dùng mỗi ngày một bức tranh trong lịch sử nghệ thuật thế giới, bạn có tải về trên Google Play hoặc App Store.


Lược dịch từ dailyart

Cùng tác giả

#Tag

Alice lạc vào xứ sở thần tiên art history Heirstory lịch sử nghệ thuật thời kì victoria tranh phong cảnh

iDesign Must-try

Zoe Lee và những khu vườn nhỏ từ Gouache
Zoe Lee và những khu vườn nhỏ từ Gouache
Là một nghệ sĩ Việt hiện đang sinh sống và làm việc tại Texas (Mỹ), Zoe Lee đồng hành cùng cọ vẽ và các tác phẩm của mình đã được…
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Tính khái niệm trong Design Decisions (tạm dịch: Quyết định thiết kế) của một thiết kế hay là hành trình những cảm xúc Cheryl Vo sẽ được mở khóa từ…
Nghệ thuật Phi thẩm mỹ
Nghệ thuật Phi thẩm mỹ
Nghệ thuật có thể xấu xí không? Chúng ta đang sống trong một thế giới xoanh quanh cái đẹp. Nghệ thuật là một hoạt động mang tầm quốc tế đồng…
Định nghĩa của Nghệ thuật
Định nghĩa của Nghệ thuật
Có nhiều sản phẩm nghệ thuật trên khắp thế giới. Và cũng có nhiều thứ trên đời này không phải những tác phẩm nghệ thuật. Vậy làm sao để ta…
Alice in Wonderland qua nét vẽ của “cha đẻ” Lewis Carroll
Alice in Wonderland qua nét vẽ của “cha đẻ” Lewis Carroll
Chúng ta đã biết đến những bức tranh minh họa câu chuyện “Alice’s Adventures in Wonderland” và “Through the Looking Glass” dưới nét vẽ tài hoa của họa sĩ John…
Mọi điều về Jean-Michel Basquiat, một họa sĩ từ cốt lõi
Mọi điều về Jean-Michel Basquiat, một họa sĩ từ cốt lõi
Mặc dù cuộc đời của ông ngắn ngủi một cách đáng buồn, nhưng những bức tranh thô mộc, cấp tiến của Jean-Michel Basquiat đã tạo được ảnh hưởng lâu dài…