12 bức tranh hoa nổi tiếng gắn liền với lịch sử nghệ thuật thế giới

Xuyên suốt lịch sử nghệ thuật, hoa là một trong những chủ đề luôn được yêu thích bởi các họa sĩ. 

Những bông hoa rực rỡ từ lâu đã mang đến cho các nghệ sĩ nguồn cảm hứng, giúp họ tạo ra những bức tranh tĩnh vật có giá trị xuyên suốt cuộc đời và sự nghiệp. Từ những bức tranh tĩnh vật của Hà Lan thế kỷ 17 đến tranh khắc gỗ Nhật Bản, nghệ thuật về hoa có một lịch sử lâu đời và luôn có sức ảnh hưởng cho đến ngày nay.

Cho dù vẽ hoa hồng, diên vĩ hay mẫu đơn trong chiếc bình hoặc vẽ chúng trực tiếp từ thiên nhiên, mỗi nghệ sĩ đều mang phong cách độc đáo của riêng mình trong từng tác phẩm. Trên thực tế, chỉ cần kiểm tra thời gian của bức tranh, người ta có thể khám phá được sự phát triển của lịch sử nghệ thuật đằng sau tác phẩm đấy. Và ngay cả khi lịch sử nghệ thuật không phải là thứ bạn đặc biệt quan tâm, thì các tác phẩm này cũng sẽ khiến bạn say đắm bởi vẻ đẹp kiều diễm và đậm chất trữ tình cho dù nó thuộc thời đại nào. Vẻ đẹp vượt thời gian của những bức tranh về hoa mang đến cho người xem cảm giác vui vẻ, hy vọng. Đó là lý do tại sao những bông hoa lại có thể mang lại sự ấn tượng mạnh mẽ trong nhiều thập kỷ, thậm chí nhiều thế kỷ.

Những bức tranh hoa nổi tiếng này là bản tình ca của thiên nhiên dành tặng cho người xem, thông qua bàn tay tài tình của người nghệ sĩ. Mỗi bức tranh tuy chỉ gói gọn trong một khoảnh khắc, nhưng nó đã hiện hữu trong suốt cả lịch sử nghệ thuật và cuộc đời của người nghệ sĩ vẽ nó. Hãy cùng iDesign chiêm ngưỡng một số bức tranh đáng nhớ nhất về hoa được tạo ra trong 500 năm qua, hi vọng bạn sẽ tìm được cảm hứng và sáng tạo nên một tác phẩm cho riêng mình.


1. Tác phẩm ‘Still Life with Flowers’ 
bởi họa sĩ Ambrosius Bosschaert – Hà Lan (1617)

Dù bạn có tin hay không, nhưng tranh tĩnh vật từng là một hình thức nghệ thuật không được xem trọng, vì giới thượng lưu ưa chuộng tranh tôn giáo và lịch sử. Điều này dần bắt đầu thay đổi trong suốt thế kỷ 16 và 17 bởi người Hà Lan. Đặc biệt ở thành phố Antwerp, khi các nghệ sĩ ở đây bắt đầu vẽ những bức tranh tĩnh vật có kích thước lớn và thường kết hợp với hoa. Ambrosius Bosschaert là một họa sĩ tĩnh vật người Hà Lan nổi tiếng với tình yêu mãnh liệt dành cho việc vẽ những bó hoa. Tình yêu dành cho hoa lớn đến nỗi cả ba người con trai của ông sau này đều trở thành họa sĩ vẽ hoa. Những bông hoa trong tranh của Bosschaert được trình bày đối xứng và ông là một trong những họa sĩ đầu tiên tập trung vào việc mô tả những bó hoa. Rõ ràng, tác phẩm của ông đã tạo ra một xu hướng kéo dài trong suốt chiều dài lịch sử nghệ thuật.


2. Tác phẩm ‘Flowers in a Glass Vase, with a Cricket in a Niche’ 
bởi họa sĩ Rachel Ruysch – Hà Lan (1700)

Rachel Ruysch không chỉ được biết đến là nữ nghệ sĩ nổi tiếng nhất thời kỳ hoàng kim Hà Lan, mà bà còn nâng giá trị bức tranh hoa lên một tầm cao khác. Bà đã tạo nên một phong cách của riêng mình và gầy dựng sự nghiệp vẽ tranh tĩnh vật trong 60 năm. Bà đã phá vỡ truyền thống và tạo ra các tác phẩm bất đối xứng với những bó hoa. Đồng thời, việc mô tả chi tiết mỗi cánh hoa và kết hợp những bông hoa có màu sắc phong phú đã giúp bà trở thành họa sĩ đứng đầu so với các nghệ sĩ khác cùng thời.


3. Tác phẩmFlowers in a Glass Vase ‘
bởi họa sĩ John Constable – Anh (1814)

Hình ảnh: WikiArt)

Họa sĩ trữ tình người Anh John Constable là người được biết đến với những bức tranh phong cảnh thực hiện ngay gần nhà ông. Vào thời điểm Constable đang trong giai đoạn sáng tác, thì hoa luôn là phần mang đến cảm hứng bất tận. Giống như nhiều họa sĩ nổi tiếng trước và sau này, ông say mê nhiều thể loại khác nhau, trong đó bao gồm cả những bức tranh tĩnh vật. Bức tranh Flowers in a Glass Vase là một bài nghiên cứu vẽ dầu trên giấy bìa cứng và bây giờ tác phẩm thuộc về Bảo tàng Victoria & Albert, sau khi con gái của Constable tặng bảo tàng các tác phẩm trong xưởng vẽ của ông. 

Bảng màu tối, trầm được cân bằng bởi các màu đỏ và vàng trên các bông hoa, tác phẩm như một bộ phim được tạo ra bởi nghệ sĩ tài hoa Constable, thông qua sự tương phản của ánh sáng và bóng tối.


4. Tác phẩm ‘Hibiscus’ 
bởi họa sĩ Hiroshige – Nhật bản (1845)

Hoa có tầm quan trọng trong lịch sử văn hóa Nhật Bản, chúng được sử dụng để tạo ra các tác phẩm cắm hoa trang trí hoặc trong các bản in khắc gỗ. Bậc thầy Ukiyo-e Hiroshige mô tả bức tranh hoa dâm bụt như một sự hân hoan, vũ điệu của màu cam đậm như bật ra khỏi trang giấy. Theo ngôn ngữ hoa của Nhật Bản, còn được gọi là hanakotoba, từ hibiscus có nghĩa là “lịch thiệp”. Các loại hoa này được trao tặng như một phong tục, có nghĩa là để chào đón du khách.

Tác phẩm Hibiscus 1845 của Hiroshige là một trong nhiều lần ông mô tả bông hoa bằng bản in khắc gỗ màu của mình. Thỉnh thoảng ông thường kết hợp hình ảnh các loài chim tương tác với cây dâm bụt; nhưng trong nhiều trường hợp như thế này, ông đã lấp đầy toàn bộ bức tranh bằng hình ảnh của cây và hoa.


5. Tác phẩm ‘Bouquet of flowers’ 
bởi hoạ sĩ Edouard Manet – Pháp (1882)

Họa sĩ Edouard Manet là một người yêu hoa, và thường xuyên vẽ chúng. Phá vỡ các quy tắc truyền thống, ông không chỉ vẽ những bó hoa trong lọ mà còn cả những bông hoa rải rác trên bàn. Những nét vẽ tự do, phóng khoáng đã khiến ông trở thành một nhân vật quan trọng giữa chủ nghĩa Hiện thực và chủ nghĩa Ấn tượng; mang đến cho những bông hoa một cảm giác phù du, mong manh. Vẽ tranh về hoa là một điều rất quan trọng với Manet, đến nỗi trong sáu tháng cuối đời, ông chỉ vẽ những bức tranh tĩnh vật. Theo Christie, Manet thường sử dụng những bức tranh này làm quà tặng nhỏ cho bạn bè.


6. Tác phẩm Roses and Lillies 
bởi họa sĩ Henri Fantin-Latour – Pháp (1888)

Họa sĩ người Pháp, Henri Fantin-Latour, người chuyên vẽ hoa. Ông luôn bảo toàn lối vẽ của mình trong các tác phẩm, khi mà thời đại mà chủ nghĩa Ấn tượng đang lên ngôi. Với tác phẩm Roses and Lilies, Fantin-Latour đã sử dụng những cọng dài của hoa loa kèn để cắt ngang tấm vải, cân bằng bó hoa hồng nhỏ màu hồng và trắng nằm trên bàn. Ông cũng thể hiện cách sử dụng màu sắc rực rỡ vô cùng khéo léo của mình để thể hiện sự lãng mạn của bức tranh, thông qua màu hồng nhạt của cánh hoa hồng, tạo ra sự tương phản mềm mại với màu nâu sậm của bàn gỗ. 


7. Tác phẩm ‘Still Life with Irises’ 
bởi họa sĩ Vincent Van Gogh – Hà Lan (1890)

Có rất nhiều bức tranh hoa nổi tiếng của Vincent van Gogh đã tốn không ít giấy mực của các nhà phê bình nghệ thuật, bao gồm cả loạt Sunflowers nổi tiếng của ông. Nhưng Still Life with Irises lại là một câu chuyện khác của tác giả, tác phẩm nổi bật về cách sử dụng màu sắc vô cùng độc đáo và ấn tượng. Được vẽ khi ông đang là bệnh nhân tại một bệnh viện tâm thần ở Saint-Rémy, đó cũng là nơi mang đến cho ông cảm xúc để tạo nên những mảng màu táo bạo, tương phản. Bức tranh là một trong hai phiên bản. Một phiên bản hiện đang ở trong Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, được vẽ trên nền màu hồng nhạt dần với ý nghĩa là tạo ra “một bầu không khí mềm mại và hài hòa”. Bên cạnh đó, Van Gogh lại có ý định khá khác cho phiên bản này, ông đã viết trong một lá thư gửi anh trai Theo: “Một bó màu tím khác (từ carmine đến màu xanh Prussian thuần khiết) nổi bật trên nền citron đáng kinh ngạc, với các tông màu vàng trong chiếc bình và giá đỡ nằm trên đó, vì vậy nó là một hiệu ứng của sự bổ sung khác biệt, được tăng cường bởi vị trí kề nhau.”


8. Tác phẩm ‘Bouquet of Roses’ 
bởi họa sĩ Pierre-Auguste Renoir – Pháp (1890 – 1900)

Bouquet of Roses của họa sĩ Renoir là một tác phẩm sơn dầu đầy gợi cảm trên canvas. Chủ nhân của trường phái Ấn tượng này đã lấp đầy khung tranh bằng những bông hồng đầy đặn được thể hiện bằng nhiều màu đỏ và hồng rực rỡ. Ông chuyển sang vẽ hoa trong suốt nửa sau của sự nghiệp làm nghệ thuật của mình, Renoir thường xuyên vẽ hoa hồng, nhất là màu đỏ. Vào thời điểm này, Renoir thể hiện tính nghệ thuật của mình một cách tự do hơn, ông đơn giản chỉ muốn gợi lên cảm giác mà đối tượng mang đến, hơn là tập trung mô tả các chi tiết nhỏ. Điều này giúp ông tạo ra những bức tranh hoa mang đầy cảm xúc và năng lượng.


9. Tác phẩmFlower Garden’ 
bởi họa sĩ Gustav Klimt – Áo (1905)

Bị mê hoặc bởi những phong cảnh mà ông nhìn thấy khi triệu tập ở Litzlberg, bộ tranh của họa sĩ Gustav Klimt mô tả những cánh đồng hoa như những ví dụ mạnh mẽ về công việc trong thời kỳ hoàng kim (golden phase) của ông. Tác phẩm Flower Garden, hay Bauerngarten được coi là một trong những phong cảnh đẹp nhất được Klimt mô tả với vô số những bông hoa. Tác phẩm được bán đấu giá năm 2017 với giá 59,3 triệu USD, với ý nghĩa tôn vinh vẻ đẹp mộc mạc của một khu vườn mà không bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa hiện thực. Sotheby đã nhận định rằng “Phong cảnh ấn tượng này bắt nguồn từ thế giới tự nhiên nhưng đồng thời vươn tới biểu tượng tiên phong, trang trí. Chính sự kết hợp của vẻ đẹp tự nhiên và sự hài hòa này đã mang lại một tác phẩm vô cùng chất lượng.”


10. Tác phẩm ‘Water Lilies’ 
bởi họa sĩ Claude Monet – Pháp (1908)

Sẽ thật thiếu sót nếu danh sách những bức tranh về hoa nổi tiếng lại vắng mặt tác phẩm Water Lilies của họa sĩ Claude Monet. Ông rất tâm huyết với bộ tranh của mình, đến nỗi ông thiết kế khu vườn cá nhân của mình ở Giverny luôn ở trạng thái tốt nhất để mang lại cảm hứng cần thiết. Monet đã vẽ hơn 205 tác phẩm cho bộ tranh trong suốt 30 năm cuối đời, với những nét vẽ bay bổng thường khiến cho các tác phẩm trở nên trừu tượng hóa. Quan trọng nhất, ông không bao giờ quên việc mang sự tinh tế của những bông hoa súng vào cuộc sống; chúng được thể hiện với màu sắc phong phú và vẻ đẹp độc đáo qua từng loại ánh sáng khác nhau.


11. Tác phẩm ‘Amaryllis’ 
bởi họa sĩ Piet Mondrian – Hà Lan (1910)

Piet Mondrian là họa sĩ người Hà Lan, ông xuất thân từ một nền văn hóa truyền thống lâu đời về nghệ thuật hoa. Nhưng ông không ngại mang những nét hiện đại của riêng mình vào những bức tranh tĩnh vật. Amaryllis là tác phẩm xuất hiện trước những bức tranh trừu tượng nổi tiếng nhất của Mondrian, được bắt nguồn từ hình học. Với phong cách Fauvist, tác giả đã phá vỡ bố cục thành các khối màu đậm, đưa những bông hoa thành hình dạng cơ bản của chúng. Màu nước là sự cân bằng tuyệt vời giữa chất liệu và màu sắc khiến tác phẩm thoát khỏi chủ nghĩa Ấn tượng.


12. Tác phẩm ‘White Vase with Flowers’ 
bởi họa sĩ Odilon Redon – Pháp (1916)

Được thể hiện bằng màu Pastel, bức tranh tĩnh vật hoa của họa sĩ trường phái Tượng trưng Odilon Redon là một cái nhìn về tương lai. Redon tạo không gian bằng cách sử dụng gradient của màu pastel. Những bông hoa của ông truyền tải một cách chính xác và chi tiết, khiến cho toàn bộ bức tranh trở nên sinh động. Điều thú vị là Redon đã không vẽ hoa cho đến khi ông 60 tuổi, tại thời điểm đó ông dành phần lớn thời gian để tạo ra những bức tranh tĩnh vật về hoa. Vẽ hoa là công việc nghiêm túc đối với Redon và ông vô cùng thích nó.

Biên tập: Thao Lee
Nguồn: mymodernmet

Cùng tác giả

#Tag

flower painting Heirstory họa sĩ thế giới nghệ thuật về hoa tranh hoa tranh vẽ

iDesign Must-try

Nếu chú mèo thay bạn viết nhật ký thường nhật?
Nếu chú mèo thay bạn viết nhật ký thường nhật?
Yeonju Choi - nữ họa sĩ người Hàn đã biến chú mèo Mo Dae Ri của mình trở thành nhân vật thay cô kể lại những hoạt động hằng ngày.…
Cuộc đời kỳ lạ và điên loạn của nữ hoạ sĩ Séraphine
Cuộc đời kỳ lạ và điên loạn của nữ hoạ sĩ Séraphine
Trái ngược với những tác phẩm vẽ hoa rực rỡ, đầy sức sống đồng nội, Séraphine Louis hay Séraphine de Senlis (1864-1942) có một cuộc đời buồn bã. Bà đã…
Khi khu rừng cháy
Khi khu rừng cháy
Vẽ là kể chuyện, và nghệ sỹ là người mang những câu chuyện riêng, chung với ý tứ, cảm xúc sâu thẳm ra bày lên mặt tranh bằng từ vựng…
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 3): Các tác phẩm tiêu biểu
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 3): Các tác phẩm tiêu biểu
Trong phần cuối cùng của chuỗi bài Hiện thực, chúng ta cùng tìm hiểu các tác phẩm nổi bật và quan trọng đối với trào lưu - được sắp xếp…
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 1): Tóm lược, ý tưởng chính và thành tựu, những sự khởi đầu
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 1): Tóm lược, ý tưởng chính và thành tựu, những sự khởi đầu
Gustave Courbet nói rằng ông vẽ “người thị trường, nặng 180kg, vị linh mục quản xứ, công lý của hoà bình, người mang thánh giá, công chứng viên Marlet, vị…
Tân cổ điển (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Tân cổ điển (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Mặc dù lịch sử thiết kế đồ hoạ chỉ chính thức bắt đầu vào khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, việc tìm hiểu lịch sử nghệ thuật…