Bài học rút ra từ dự án “ác mộng”

Những lời chia sẻ thật tâm và kinh nghiệm xương máu mà các nhà thiết kế đưa ra dưới đây sẽ là hành trang quý giá để bạn góp nhặt và tô điểm cho va li kiến thức của mình đấy.

 

Hãy dành thời gian cho những điều mình thật sự muốn làm, thậm chí bạn có thể tốn nhiều tiền của.

Những chuyên gia sáng tạo kể lại những dự án kinh hoàng để bạn biết được cảm giác mất ngủ vì thức trắng cả đêm là thế nào.

Chúng ta đều trải qua ít nhất một dự án kinh hoàng mà ta ước rằng có thể gạt nó đi. Khi bạn nghĩ rằng dự án kinh hoàng này sẽ không tô điểm cho portfolio của mình, đó là lúc bạn chỉ muốn khách hàng đồng ý, sau đó gửi hóa đơn và không bao giờ muốn nghĩ về dự án đó nữa. Chúng tôi đã yêu cầu những chuyên gia thiết kế bàn về điều này lần nữa. (Xin lỗi nha) Tại sao à? Bởi những dự án đó là những người thầy cho ta bài học đắt giá nhất – những điều cho ta những bản brief sáng tạo mới mẻ, những nội dung mới trong bản proposal và điều mục mới trong các bản hợp đồng. Đôi khi chúng sẽ cung cấp một phương pháp hoàn toàn giúp bạn làm portfolio, tìm kiếm nhiều khách hàng mới và tập quyết định khi nào nên nói “Không”.

Tránh những thay đổi “nhỏ” tạo ra hiệu ứng gợn sóng khi làm thêm việc

“Chỉ còn một vài tháng trước khi Elefint đưa thương hiệu mới và một trang web ra ngoài thị trường với mục đích phi lợi nhuận, tập trung chủ yếu về sự chăm sóc khách hàng khi họ thay đổi vai trò quản lý dự án, từ một nhà thầu thành một nhân viên mới tuyển. Thật không may, chúng ta đã mất rất nhiều công sức và insight trong quá trình chuyển đổi này và những thay đổi “nhỏ” mà khách hàng yêu cầu đã góp phần tạo nên hiệu ứng gợn sóng – từ những logo đến trang web, hiệu ứng đến việc in collateral. Mỗi lần yêu cầu sẽ dẫn tới sự trì hoãn hàng tuần – đợi phản hồi, giải thích tại sao bản thiết kế đầu tiên lại hợp lí, xem lại chiến lược định ra ban đầu. Một dự án mà chúng ta nghĩ rằng sẽ tốn 12 tháng nhưng lại mất 2 năm để hoàn thành.

Khi biết rằng phải có một cách làm việc tốt hơn, tôi đã bắt đầu thử nghiệm với việc phân nhỏ dự án cho khách hàng phi lợi nhuận nhằm loại bỏ tính không hiệu quả đi kèm với phản hồi dài dòng và phạm vi công việc quá lớn. Phân nhỏ thiết kế đã cho phép chúng ta thử nghiệm những điều khả thi khi tham gia vào những dự án số phức tạp và xây dựng thương hiệu, đồng thời quá trình làm việc với khách hàng trở nên liên tục và ăn rơ với nhau hơn, quỹ thời gian phù hợp và dễ thở hơn. Làm việc trong môi trường ít thay đổi giúp chúng ta lẫn khách hàng dễ tập trung, có thêm nghị lực, cảm thấy được truyền cảm hứng và điều quan trọng nhất, tạo ra sự liên kết trong suốt quá trình làm dự án. Chúng tôi đã kết hợp phương pháp “Quá trình thiết kế phân nhỏ cho các sản phẩm xã hội” vào quy trình thiết kế và đã thực hiện 10 dự án số phức tạp trong thời gian ngắn hơn một năm. Đối với một đội ngũ ít người như chúng tôi, đó thật sự là một thành quả to lớn.”— Gopika Prabhu, nhà sáng lập kiêm giám đốc sáng tạo, Elefint, San Francisco

Hãy thận trọng và khôn ngoan với những công nghệ mới đang trong quá trình thử nghiệm

“Với cương vị là một nhà thiết kế tương tác tại Newseum, tôi thiết kế trải nghiệm tương tác trên màn hình cho các tác phẩm trưng bày để nói với mọi người về quyền tự do ngôn luận được quy định trong bản Tu chính thứ nhất – First Admendment và cách tạo ra tin tức. Vào thời điểm một năm trước, khi smartphone ra đời, máy tính bảng vừa được tung vào thị trường bán lẻ và hành động phóng to màn hình bằng hai ngón tay là điều còn mới mẻ. Những buổi đầu của kỉ nguyên số, đội ngũ truyền thông số nội bộ chúng tôi đã chớp được cơ hội hiếm có để tạo ra một bộ sưu tập nhấn mạnh yếu tố truyền thông số và ảnh hưởng của nó tới cách mà chúng ta tiếp nhận và đọc hiểu tin tức. Đội ngũ của chúng tôi đã quản lí phần nội dung và phát triển phần mềm, cùng với việc đối tác đã hứa hẹn cung cấp phần cứng: những phần mới nhất về bề mặt đa màn hình và công nghệ trình chiếu.

Chúng tôi tạo ra thiết kế tương thích với màn hình chưa từng thấy trước đây, không thể thử nghiệm và sẽ không thể trình làng trong vài tháng. Nhưng đối tác công nghệ không thể chốt được yêu cầu. Họ thường xuyên thay đổi tỉ lệ màn hình máy và độ phân giải, cho ra những tương tác và đồ họa vô dụng mãi cho đến khi chúng tôi chỉnh sửa dữ liệu và áp dụng nó. Nghe có vẻ kì cục, mà bởi vì mọi thứ luôn thay đổi, chỉnh sửa và phải có tính tương thích – nhưng đây không phải là một lựa chọn.

Chúng ta phải chuẩn bị cho những điều bất ngờ xảy ra. Chúng ta trải qua quá trình phát triển và tái tạo (và cứ tiếp như thế) dữ liệu – mà không bao giờ biết được rằng nó có đúng chưa cho đến khi cài chúng vào phần cứng. Tôi có được một bài học rằng đối với những công nghệ mới đang trong quá trình thử nghiệm – bất kể đó là phần cứng, phần mềm, một công cụ mới, loại hình hay quá trình – thì luôn phải thận trọng. Hãy tận dụng sự thận trọng khôn ngoan đó để có cái nhìn rộng hơn về sản phẩm, để đánh giá nơi mà sản phẩm có vận hành tốt khi nó tồn tại lâu hơn nền tảng. Hãy đưa thiết kế vào một hệ thống linh hoạt để phát huy chức năng và phá bỏ giới hạn, điều này là vô cùng quan trọng với sản phẩm. Thiết bị, kiểu tương tác, cách thức giao tiếp và công nghệ thay đổi nhanh hơn chúng ta nghĩ. Nhưng điều này là bình thường.” — Libby Bawcombe, Senior Visual Product Designer National Public Radio, Washington, D.C

Hãy nói rõ vai trò của bạn là gì

“Tôi được một công ty hoạt họa và quảng cáo ủy quyền để sản xuất, hay nói cách khác là giúp đỡ trong việc làm ra một bộ phim ngắn. Độ dài dự kiến là từ hai tới ba phút, và tôi chỉ có 3 tuần để hoàn thành. Tôi chọn làm việc ở văn phòng thay vì ở studio của mình vì nghĩ rằng điều này sẽ khiến cho việc giao tiếp với mọi người trở nên dễ dàng hơn. Tôi phát hiện rằng mình đã quyết định sai lầm.

Ban đầu, tôi có tham gia một cuộc phỏng vấn, ở đó họ gọi tôi là một freelance ‘”tài năng.” (Hơi khó chịu và mơ hồ một tí khi được gọi bằng cái tên như vậy và đó cũng không phải là cách mà một nhà thiết kế hình ảnh hay giám đốc sáng tạo hoặc bất kì vai trò gì được gọi tên.) Tôi bắt đầu làm việc vào ngày hôm sau và không bao giờ nói đến chức danh công việc: tôi được giao một concept mơ hồ (làm cho hiệu ứng trông như một bức tranh của Charley Harper) và không có đoạn script nào cả.

Tôi chỉ còn lại bên mình những thiết bị cá nhân với deadline nho nhỏ vào cuối mỗi ngày. Lẽ ra điều tôi nên làm vào ngày đầu tiên chính là xác định cốt truyện, phong cách truyện, hiệu ứng chuyển cảnh và phối hợp màu sắc, nhưng bản thân đã quá áp lực và không biết phải làm gì. Tôi không biết rằng tôi được phân công để chịu trách nhiệm đạo diễn toàn phần dự án. Mấy tuần sau đó, mọi chuyện trở nên tốt hơn khi tôi định hình được lối đi trong tăm tối.

Tất nhiên thì tôi không cảm thấy tự hào lắm về kết quả hay sự thể hiện của mình với vai trò freelancer. Lẽ ra tôi nên xác định hướng đi thật rõ ràng. Cuối cùng thì tôi được biết đến với danh hiệu nhà minh họa, mặc dù tôi đã chỉ đạo toàn bộ quá trình đạo diễn và lời thoại. Công ty hoạt họa đã rất thích thú nhưng tôi lại không xác định được vai trò của mình. Tôi nhận ra rằng mình không nên mơ hồ về nó, mà phải xác định thật rõ vai trò của mình là gì ngay từ đầu. Đây là điều mà tôi luôn làm với những dự án mới sau này.” — Jon Jones, nhà minh họa, Port Elizabeth, Nam Mỹ

Khi phần brief quá chung chung, hãy hỏi feedback từ khách hàng thật sớm

“Khi công việc được giao vào tháng sáu vừa rồi, tôi vô cùng mệt mỏi. Đó là công việc liên quan đến tổ chức chính phủ – phần brief thì chung chung nhưng ngân sách thì vô cùng rộng rãi. Đó là công việc khó khăn, vì một người không muốn làm người ta thất vọng và người còn lại muốn làm vui người khác. Sau đó là những tuần lễ căng thẳng và nhiều bực bội. Cả hai đều sớm nhận ra điều đó.

Mục đích bản brief là tạo ra một loạt các minh họa mô tả rõ ràng quá trình đăng kí bản quyền trong ngành khoa học. Tôi phải thiết kế hình ảnh cho một biểu ngữ vô cùng rộng, cao 3 mét, và sẽ được đặt tại buổi hội nghị. Vì khách hàng ở Mỹ, hầu hết những cuộc nói chuyện và quá trình feedback diễn ra qua Skype. Đây là chỉ là phần đầu tiên của cơn ác mộng: Skype có nhiều khuyết điểm như kết nối internet tạm thời, múi giờ lệch và giọng khó nghe và dễ gây hiểu lầm đã tạo ra những căng thẳng không đáng có. Tôi đã học cách trao đổi qua email.

Cơn ác mộng trở nên tệ hơn. Lẽ ra tôi nên kiểm ra hình ảnh ngay từ đầu: khách hàng quyết định có một số thay đổi nhỏ sau khi tôi hoàn thành mọi thứ. Những thay đổi nho nhỏ đó thật ra là rất nhiều. Tôi đã có mối quan hệ khá mật thiết và tương tác cá nhân khi lựa chọn màu sắc, nhưng vào phút cuối cùng khi khách hàng lại quyết định thay đổi sang màu sắc tối và hài hòa thay vì màu sắc riêng mà tôi thường sử dụng, tôi nói ổn thôi thậm chí trong lòng không muốn đồng ý. Một bài học nữa.

Suốt quá trình tích lũy kinh nghiệm, tôi nhận ra rằng thậm chí nếu đó là một khách hàng bự, thì suy cho cùng chỉ là một nhóm người tìm kiếm một giải pháp cho một vấn đề. Lúc bạn làm việc với nhau, thì bạn là một thành viên trong đội và hành động của bản thân nên thể hiện điều đó.” — Martina Paukova, nhà minh họa, Berlin

Dự án sáng tạo thì cần có những con người sáng tạo

“Công ty của chị tôi đã yêu cầu chúng tôi đảm nhận một dự án thử nghiệm lớn về công nghệ khí tượng thiên thạch và vận tải ở San Francisco. Vì giám đốc sáng tạo và tôi đều có những hình xăm trên tay và tóc kiểu hipster, chúng tôi trở thành nhân tố sáng tạo của chiến dịch triệu đô này. Nhưng vào ngày họp đầu tiên, tôi đã làm ngơ trước ý kiến đầu tiên: khách hàng đã không mời bất cứ một thành viên nào trong đội ngũ sáng tạo: chỉ có người đứng đầu phòng ban mua hàng, một vài nhà sản xuất hạng trung và một kế toán với 2 tháng kinh nghiệm.

4 tiếng đồng hồ sau đó, hầu như không ai nói về ý tưởng, do đó cũng không có ai đề xuất. Họ bàn về thẻ giá, kế hoạch di chuyển và những quy định chính trị và văn phòng để hoàn thành dự án. Tất nhiên, những điều này là hợp lý khi được bàn đến vì đây là một công ty công nghệ bất chấp tất cả để định giá. Nhưng việc tập trung vào lợi nhuận và quy trình sản xuất khiến những nhà sáng tạo phải làm sao để thích nghi với sự áp chế và những rủi ro. Điều này quả thật là một thảm họa.

Tất cả những gì chúng tôi trình bày được đánh giá dựa trên mức độ khả thi và ngân sách, chứ không phải là tính sáng tạo hay mức độ hiệu quả. Khi chúng tôi đề nghị một hệ thống nhận diện hình ảnh cho chiến dịch, mọi người ở đó không cảm thấy nó đủ tốt để thực thi. Vào ngày ra mắt, chúng tôi càng thụt lùi lại phía sau. Cuối cùng thì chiến dịch được hoãn lại. Công việc được thực hiện nội bộ, nơi mà mọi chuyện luôn được diễn ra.

Vâng, đây là một câu chuyện mà mọi người thường nghe về việc bộ phận mua hàng và đội ngũ sáng tạo không hòa hợp với nhau. Nhưng mọi chuyện đều có lí do. Nếu cần một người quyết định ngân sách, thì cũng cần một người quyết định sự sáng tạo. Nếu bạn không thấy bóng dáng những nhà sáng tạo nào, thì hãy chọn hướng đi khác.” — Max Lenderman, nhà sáng lập và giám đốc điều hành, School, Boulder, Colorado

Tiền thì quan trọng, nhưng cần bao nhiêu?

“Kể từ khi rời bỏ sự nghiệp trong lĩnh vực khoa học máy tính để theo đuổi ngành hội họa thương mại, tôi đã gặp nhiều khó khăn trong việc cân bằng giữa công việc mơ ước và một công việc có sự thoải mái, an toàn và hái ra nhiều tiền. Điều tôi cảm thấy khó chịu và kìm hãm sự sáng tạo chính là thứ mà tôi không thể tránh khỏi, nếu tôi nghe theo tiếng gọi từ trái tim mình.

Vài năm trước, một thế kế của tôi đã thu hút được sự chú ý và mức hoa hồng mà tôi thu được gấp 3 hoặc 4 lần mức phí mà tôi chấp nhận một năm trước. Tôi cảm thấy mừng vì có được công việc, nhưng lại có chuyện xảy ra. Tôi muốn công việc của mình có chút màu sắc, vui tươi và kì thú hơn là công việc mà tôi đang có. Tôi nghĩ rằng tiền bạc có thể mua được hạnh phúc, nhưng tôi đã lầm. Bản thân bắt đầu lao đao vì những dự án: tôi từ bỏ và cảm thấy áp lực, nghĩ rằng mình không thể nào hoàn thành công việc. Khách hàng của tôi vô cùng thích thú, nhưng tôi thì lại chán nản và lo lắng rằng tôi đã “bóp chết” tính sáng tạo và con đường sự nghiệp của tôi.

Giải pháp vô cùng đơn giản: hãy dành thời gian cho những điều mình thật sự muốn làm, thậm chí bạn có thể tốn nhiều tiền của. Tôi tập từ chối những công việc không gây được hứng thú và dành thời gian rảnh cho những dự án phù hợp với khả năng sáng tạo của tôi. Ngay sau đó, “lúa” lại về làng” và tôi nhận ra rằng khách hàng thân thiết thường tìm đến tôi thông qua những tác phẩm cá nhân mà chúng tôi đã thiết kế dựa trên yêu cầu thương mại từ họ. Bây giờ tôi biết rằng mình cần phải điều chỉnh thiết kế thường xuyên để đi đúng hướng thay vì cứ mãi theo “con đường rải đầy hoa hồng”. Tôi đã quyết định từ bỏ con đường an toàn để trở thành một freelancer minh họa – tại sao cứ mãi thắt dây an toàn cơ chứ?” — Kirk Wallace, nhà minh họa, Boston

Khi thuê nhân lực, hãy nói rõ yêu cầu của bạn

“Một vài năm trước, tôi đã được thuê để thiết kế một buổi triển lãm. Vị trí nằm ở một tòa nhà cũ và tôi đã hứa sẽ đặt một tấm thảm màu cam trên sàn. Dự định là sẽ đặt nó vào lúc sáng của buổi triển lãm, ngay trước khi mấy cái kệ và bức tượng điêu khắc được mang vào. Lịch làm việc lúc đó căng lắm!

Khi tôi tới nơi vào ngày ra mắt buổi lễ, tấm thảm thì được trải ra rồi nhưng người lắp đặt đã đi mất. Những gì chúng tôi thấy là một tấm thảm màu cam chói , trình bày cẩu thả nhất từng thấy. Chúng tôi gọi hỏi, và người lắp đặt tưởng rằng đây là buổi tiệc nhân ngày Nữ Hoàng thay vì một buổi triển lãm. (Ngày Nữ Hoàng là lễ quốc gia và màu cam là màu kỉ niệm.)

Nội dung buổi triển lãm sắp được trình bày, vì thế chúng tôi phải nghĩ và làm thật nhanh. Chúng tôi chỉnh sửa lại bằng cách cắt tấm thảm thành từng mảnh nhỏ để có thể kết hợp với những viên gạch. Chúng tôi hoàn thành vừa kịp lúc mấy cái kệ và bức tượng điêu khắc được mang vào, và trông nó tốt hơn hẳn.

Người lắp thảm không biết phần sàn nhà sẽ được dùng cho mục đích gì và chúng tôi lẽ ra phải nói rõ hơn cho họ biết. Rốt cuộc thì chúng tôi đã học cách liên kết với những nhà thiết kế và nhà cung cấp có thể tin tưởng được.” — Jaron Korvinus, đồng sáng lập Studio Spass, Rotterdam

Những khó khăn luôn rình rập

“Ngay sau khi tôi thành lập studio thiết kế của mình, một công ty sản xuất sô-cô-la ở California đã yêu cầu tôi thiết kế một logo cho chuỗi cửa hàng. Xét về những portfolio mà đã có trong vị trí thiết kế nội bộ trước đó, tôi rất háo hức để hợp tác với một thương hiệu thực phẩm ở phía tây bờ biển. Nhưng tinh thần lạc quan quá mức khiến tôi không nhìn ra được những sự khó khăn – ngân sách hạn hẹp từ khách hàng và thái độ không sẵn sàng để tham gia đóng góp vào quá trình hoàn thiện, điều này sẽ phá hoại dự án.

Tôi tự hào về bản thân rằng mình có thể hiểu và phân biệt feedback còn mơ hồ từ khách hàng, nhưng khi tiếp cận một trong những phản hồi, khách hàng yêu cầu chúng tôi thiết kế logo “thể hiện nhiều cống hiến hơn,” những từ ngữ này đã ngăn cản tôi vươn đến ngày hôm nay. Tôi thiết kế vô số những concept và phải xem lại vô số lần bởi vì sự quyết tâm chìu lòng khách hàng. Thậm chí tôi còn yêu cầu khách hàng chia sẻ những ví dụ mẫu của các logo mang tính “cống hiến” khác, và mấy cái này không giúp ích được gì. Lần đầu tiên trong sự nghiệp thiết kế, tôi thật sự cảm thấy lạc lõng, không thể thốt nên lời. Điều tồi tệ hơn chính là bản hợp đồng không ghi lại số lần chỉnh sửa tối đa hay việc đặt cọc là không trả lại. Tôi đã tự làm tất cả, mất hàng trăm đô qua hàng giờ làm việc không trả lương, và phải chịu đựng khi hoài nghi bản thân mình hàng tuần. Và những công việc khác không được chú ý. Cuối cùng thì chúng tôi chia tay và khách hàng nhờ một người khác làm logo, và bạn có thể tưởng tượng ra kết quả cuối cùng là thế nào rồi đó.

Đến tận bây giờ, tôi vẫn đặt tất cả trái tim và tâm hồn mình vào tất cả mọi thứ tôi tạo ra, những lời đề nghị và bản hợp đồng được luật sư xem qua giúp tôi không bị bối rối nữa. Tôi có thể cho khách hàng xem một vài ý tưởng táo bạo từ trước (thay vì phải hoàn thành hàng tá những lựa chọn theo cách hoàn hảo nhất) và các bản hợp đồng cũng ghi rõ rằng mỗi dự án cần có hai lần kiểm tra, đồng thời sẽ lấy phí theo giờ nếu như cần thêm lượt kiểm tra nào khác. Bằng những quá trình như vậy, tôi có thể kiếm được số tiền tương ứng với tài năng và thời gian đã bỏ ra.” — Kelsy Stromski, nhà sáng lập kiêm giám đốc sáng tạo, Refinery 43, Massachusetts

Thấu hiểu câu chuyện về sản phẩm của thương hiệu

“Một năm trôi qua sau khi tôi hoàn thành dự án MAX100 (một dự án cá nhân minh họa Nike AirMax 1 đa phong cách), Nike đã yêu cầu tôi sử dụng một hướng làm tương tự để tạo ra 30 đôi giày cho chiến dịch Nike Air Reinvented. Nike là một nhãn hàng mà tôi đã ngưỡng mộ từ lâu và là một khách hàng tiềm năng, vì thế tôi vô cùng hào hứng, đồng thời cũng thấy lo lắng. Nhưng nghĩ rằng công việc sẽ dễ dàng và tâm trạng của tôi lúc đó thay đổi thường xuyên.

Khi tôi trình bày bản phác thảo đầu tiên, mọi người đều thấy rằng nó rất khác lạ. Như bạn có thể biết, thương hiệu Nike có quá trình xét duyệt ý kiến rất lâu và phức tạp, điều này có nghĩa là những ý tưởng của tôi đều bị bác bỏ vì chúng không phù hợp với câu chuyện về sản phẩm của nhãn hàng. Khi làm việc cá nhân, tôi có khoảng từ 3 tới 5 ý tưởng mỗi tuần, nhưng lần này tôi lại chỉ hoàn thành 2 tác phẩm minh họa sau gần một tháng. Với tiến độ đó, tôi sẽ không thể nào hoàn thành dự án đúng thời gian.

Tôi nhận ra rằng mình phải gạt bỏ đi dự định ban đầu và thay đổi suy nghĩ để trở nên chiến lược hơn: mỗi minh họa phải nói lên câu chuyện của sản phẩm. Đội ngũ nội bộ của Nike đã giúp tôi rất nhiều trong việc cung cấp thông tin cơ bản và quá trình chấp thuận diễn ra nhanh hơn. Đó quả thật là một dự án khốc liệt nhưng cuối cùng tôi nhìn lại và thấy tác phẩm tốt hơn nhờ sự tập trung vào câu chuyện và feedback từ khách hàng đã giúp tôi làm việc tốt hơn.

Đây là điều mà tôi đã rút ra: thành công khi làm một nhà thiết kế tự do được xây dựng trên cơ sở những dự án cá nhân, những dự án mở ra nhiều cơ hội làm việc cho khách hàng. Nhưng một khi có được cơ hội đó, bạn phải sẵn sàng thay đổi lối suy nghĩ. Hãy làm việc theo cách khiến bạn trở nên đặc biệt nhưng phải hiểu cách khách hàng hoạt động và phản hồi, sau đó kết hợp những điều này vào quá trình làm việc cá nhân. Hãy chuẩn bị tinh thần để những chỉ dẫn và phản hồi từ khách hàng giúp thế giới trở nên tốt đẹp hơn.” — Matt Stevens, nhà thiết kế kiêm minh họa, Charlotte

Đừng nghĩ rằng một yếu tố thích hợp với thương hiệu này sẽ có thể làm điều tương tự với thương hiệu khác.

“Hiện tại tôi đang trong quá trình đổi mới thương hiệu cho một cửa hàng bán hoa địa phương của một khách hàng với phong cách đáng ghen tị. Buổi họp đầu tiên vô cùng tuyệt vời nhưng tôi đã sớm nhận ra rằng tôi không hỏi đúng câu hỏi. Cô chủ nói là thích một logo sạch sẽ và trừu tượng mà tôi đã tạo ra cho một cửa hàng bán cà phê, nhưng cuối cùng thì tôi phát hiện ra cô ấy thích nhãn hiệu đó và nghĩ rằng cửa hàng cà phê là nhiều hơn một nơi ghé chân.

Tôi chia sẻ ý tưởng và sau đó là những logo đầu tiên (bao gồm rất nhiều lựa chọn), phản hồi rất thiện chí nhưng kiểu như không sôi nổi lắm. Một tháng sau, khách hàng feedback trở lại và tôi xem lại những logo mà cô thích thú nhất, mặc dù cô không thật sự yêu thích bất kì cái nào. Lại một tháng nữa trôi qua trước khi cô ấy nói với tôi rằng “chúng ta nên bắt đầu lại nha – đây là bản mẫu những logo mà chúng tôi rất thích.” Mấy cái ví dụ mẫu đó thấy cũng hợp lí, nhưng thấy cứ cứng nhắc và chung chung sao đó; tôi cảm thấy thật chán nản và tự làm luôn.

Một thời gian sau khi tôi ngẫm nghĩ về quá trình, sự bực bội dần chuyển thành cảm thông. Đó là lỗi của bản thân mình. Tôi đã không làm quen và hiểu biết tí gì về thương hiệu: những logo tôi đưa họ xem thật lạnh lẽo và thiếu sự liên quan – trái ngược hoàn toàn với cửa hàng bán hoa. Tôi đã quá lười biếng và tự mãn, nghĩ rằng “Tôi sẽ làm điều tương tự với những gì mình đã làm cho tiệm cà phê, và họ sẽ tôn thờ tôi trong chiến thắng.”

Và đây là những bài học tôi rút ra: hãy nghiên cứu trước, biết khách hàng của mình là ai và bắt được mong mỏi thật rõ ràng. Khi bạn cảm thấy quá mệt mỏi, hãy đặt mình vào vai trò người khách hàng. Sự đồng cảm đó có thể mang lại nhiều điều bất ngờ.” — Matt Lehman, nhà thiết kế kiêm minh họa, Nashville

Những brief sáng tạo cần thật nhiều chi tiết và thông tin.

“Mấy năm trước, công ty cũ của chúng tôi đã vận hành một dự án chạy web cho khách hàng ở phía đông bờ biển phía đông muốn chạy một sự kiện đạp xe nổi tiếng. Chúng tôi hỗ trợ họ thiết kế logo, nhưng họ đã nhờ một công ty địa phương khác. Vì thế tôi bắt đầu dự án với tâm trạng lười biếng.

Một vài tuần sau, khách hàng yêu cầu phải có thông báo hàng ngày bằng email trước khi trao đổi qua điện thoại. Những yêu cầu thêm thắt chi tiết này nọ nằm ngoài phạm vi công việc dần trở thành tiêu chí bắt buộc. Thật không may, lời đề nghị từ chúng tôi thiếu đi những chi tiết cụ thể liên quan đến tính năng, đặc điểm và khung thời gian, vì thế không ngạc nhiên mấy khi mong đợi từ khách hàng vượt xa so với những gì chúng tôi có thể làm. Cuối cùng, khách hàng nổi giận và yêu cầu bồi thường lại, họ nói rằng sẽ không sử dụng trang web mặc dù mọi thứ gần hoàn thiện. Tôi phải nói chuyện với sếp (chuyện này thật không vui chút nào) cũng như luật sư của họ (càng tệ hơn nữa).

Bài học đầu tiên tôi rút ra là gì? Đừng nhận những dự án mà bạn không hứng thú. Một khi bạn đã bỏ lỡ cơ hội làm việc với những gì đúng chuyên ngành của mình (xây dựng và nhận diện thương hiệu), bạn sẽ ước gì mình bỏ qua nó.; đảm nhận một công việc không gây hứng thú cho bản thân hiếm khi nào tạo ra một mối quan hệ tuyệt vời với khách hàng hay kết quả khả quan. Bài học thứ hai, tôi đã hứa với chính mình rằng sẽ trình bày ý tưởng rõ ràng nhất có thể. Đôi khi tôi cảm thấy mình như một kẻ làm trâu làm ngựa, với những bản thỏa thuận vô cùng chi tiết gợi ý rằng tôi không tin tưởng khách hàng. Nhưng thật sự không phải vậy. Phạm vi công việc rõ ràng giúp ta giao tiếp cởi mở và thành thật với đối phương- một dự án nơi không một ai phải la hét, khóc lóc hay kiện tụng.” — Michael Benjamin, giám đốc sáng tạo, Anthem Branding, Boulder, Colorado

Đừng rút ngắn quy trình thiết kế của chỉ vì thời gian không cho phép

“Một vài tháng sau khi tôi chuyển tới phía tây để tìm kiếm việc làm mới tại một studio nhỏ nằm ở Boulder, Colorado, tôi đã mất một khoản tiền lớn. Chúng tôi nhanh chóng nhận ra rằng mình cần một bộ mặt thương hiệu và trang web mới để tránh phạm phải lỗi quản lí trước đó, đồng thời để tung ra sản phẩm tiếp theo. Để cho nhanh, chúng tôi đã bỏ đi những quy trình thiết kế vẫn thường làm cũng như bỏ qua một vài bước quan trọng. Tôi được giao thiết kế sản phẩm, nhưng chưa bao giờ có cơ hội suy nghĩ thật kĩ về trải nghiệm hay hợp tác với nhân viên nội bộ, vì ban quản lí muốn giữ bí mật chuyện mở cửa hàng. Ai là khách hàng? Thông điệp của chúng ta là gì? Trải nghiệm chúng ta muốn mang đến là gì? Và những người khác đâu rồi?!

Tôi bắt đầu lại và nhờ 2 người quản lí của công ty – một cặp đôi đã kết hôn – dành thời gian để tìm hiểu trải nghiệm từ người dùng. Nhiều tranh cãi diễn ra ở mỗi giai đoạn, những cuộc nói chuyện thầm kín về hướng đi và phản đối về hình thức kinh doanh. Cuối cùng, thiết kế khá hoàn chỉnh nhưng quá trình tạo ra nó đã chỉ ra những sai lệch trong đội ngũ quản trị, bao gồm cặp đôi kết hôn. Không lâu ngay sau khi thiết kế được tung ra, cặp đôi chia tay và studio phải đóng cửa. Tôi không chắc rằng mình đã công tư phân minh hay dự án này chỉ là một dấu hiệu khác cho một mối quan hệ khó nhằn.

Trải nghiệm này nhắc nhở tôi rằng quá trình tìm hiểu và lên chiến lược là vô cùng quan trọng trước khi tham gia thiết kế sản phẩm, cho dù nó cá nhân và đau đớn như thế nào. Điều đó khẳng định rằng chúng ta biết được điểm yếu, giải quyết đúng vấn đề và hiểu được toàn bộ câu chuyện, có được một thiết kế bắt mắt và thu hút nhiều khách hàng hơn.” — Sumiko Carter,  giám đốc sáng tạo,  Gorilla Logic,  Boulder, Colorado

Đừng quan tâm tới thời gian và tập chấp nhận căng thẳng

“Tôi là một cá thể lộn xộn. Tôi hay chần chừ và hoãn công việc lại. Tôi không bao giờ xem qua cuốn lịch. Mỗi deadline tưởng chừng như chưa tới lại bất ngờ cận kề. Tôi đã cố thay đổi rất nhiều lần để tổ chức lại bản thân mình nhưng lại không có kết quả. Mỗi dự án là một nỗi ám ảnh kinh hoàng. Đó là một mảnh văn tự gồm những chữ cái và tôi phải vẽ 19 bức gồm phong cảnh, con người, máy móc, thành phố, xe cộ và những thứ khác. Tôi hoàn toàn quên rằng mình phải hoàn thành nó và chợt nhận ra sự vô ý của mình vào đêm trước ngày hẹn, khi tôi nhận được email nhắc nhở từ công ty. Tôi có lưu lại trong lịch nhưng lại không bao giờ coi lại.

Tôi vô cùng bận rộn với hai đêm diễn tại Düsseldorf nước Đức và có một vài dự án thương mại sắp tới, vì vậy tôi đã thức trắng đêm để vẽ phác thảo và làm bản vẽ để kịp deadline. May mắn thay, khách hàng vô cùng phấn khởi trước kết quả. Và tôi cũng vậy luôn!

Những gì tôi học được – từ trải nghiệm này và những điều tương tự – chính là bản thân cần áp lực để thúc đẩy và thành công. Điều mà tôi cảm thấy tự hào nhất chính là những thứ tôi đã vẽ ra vào những ngày cận kề deadline. Bạn có thể nói rằng, tất cả những minh họa là các dự án kinh hoàng. Tôi thì cần có những cơn ác mộng ấy: chúng chính là nguồn năng lượng tuyệt vời.” — Jonathan Calugi, nhà minh họa, Pistoia, Italy

Khách hàng chính là khách hàng, không phải là nhà thiết kế

“Mỗi dự án có sự phức tạp và chứa đựng những thử thách riêng, dù dự án kinh hoàng sẽ luôn là những thứ nơi mà khách hàng chỉ rõ những điều phải làm. Nó sẽ luôn có hại nếu khách hàng không trao cho chúng ta quyền hạn và không tin tưởng ta để hoàn thành công việc.

Sai lầm của chúng ta trong những trường hợp trên là lý do để ta học cách từ bỏ và xuôi theo ý kiến và hướng đi của khách hàng. Sau đó, chúng ta sẽ học được cách thuyết phục và không để khách hàng trở thành nhà thiết kế. Sau tất cả, chúng ta muốn tạo ra thiết kế đồ họa có tầm ảnh hưởng nhưng nếu khách hàng là người chỉ đạo thì rất khó để tạo ra điều gì tuyệt vời. Tất nhiên, khiến cho khách hàng vui vẻ và hài lòng là điều cũng rất quan trọng, vì thế trong những tình huống thế này phải có sự cân bằng.

Để giải quyết những dự án kinh hoàng, chúng ta hãy tập tính trung thực. Đôi khi ta phải đưa ra nhiều lựa chọn và nói rằng, “Chúng tôi đã có thể làm xong việc nhưng đây là những điều mà các anh đã yêu cầu,” hãy thể hiện ý tưởng mà bạn ưa thích thật rõ ràng. Cuối cùng thì những dự án kinh hoàng sẽ giúp ta phát triển và trưởng thành.” — Marissa Gutierrez, nha thiết kế đồ họa, Anagrama, Mexico City

Tác giả:   và  / Minh họa bởiNguồn: 99u

Cùng tác giả

#Tag

bài học design Kiến thức kinh nghiệm lessons projects

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Khám phá điểm đến sáng tạo của Tháng 5 tại Triển lãm sinh viên Monster Lab 2023|Monster-pieces Exhibition
Khám phá điểm đến sáng tạo của Tháng 5 tại Triển lãm sinh viên Monster Lab 2023|Monster-pieces Exhibition
Với mục tiêu giới thiệu đến đông đảo công chúng nói chúng và cộng đồng học & làm nghệ thuật nói riêng về một hang ổ của nhà thiết kế…
Hiếu Vũ: Âm nhạc & sự chuyển động, khoảnh khắc chủ chốt cho câu chuyện
Hiếu Vũ: Âm nhạc & sự chuyển động, khoảnh khắc chủ chốt cho câu chuyện
Những chuyển động sáng tạo của vật thể được Hiếu Vũ lấy cảm hứng từ đời thường, đặc biệt là về âm nhạc. Tiếp sau đó là khoảnh khắc chủ…
Tại sao Vaporwave được coi là xu hướng thiết kế năm 2023
Tại sao Vaporwave được coi là xu hướng thiết kế năm 2023
 Vaporwave là phong trào nghệ thuật kỹ thuật số đang khuấy động nhiều lĩnh vực như nghệ thuật, thiết kế, thời trang, video và hơn thế nữa. Trong bài viết…
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Tính khái niệm trong Design Decisions (tạm dịch: Quyết định thiết kế) của một thiết kế hay là hành trình những cảm xúc Cheryl Vo sẽ được mở khóa từ…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…