Chủ nghĩa kiến tạo (Constructivism) và ngành thiết kế đồ họa ở Nga

 

idesign chunghiakientaoongavanganhthietkedohoa 01

Poster phim Ninich, thiết kế bởi Vladimir and Georgii Stenberg, 1927.

Chủ nghĩa kiến tạo (Constructivism) là một phong trào nghệ thuật mang tính đột phá trong lĩnh vực hội họa, thiết kế và kiến trúc.

Bài viết bởi , nhà sáng lập The Type Studio, chuyên gia tư vấn, nhà thiết kế, nhà văn và giảng viên trong lĩnh vực hình ảnh. 

Chủ nghĩa kiến tạo bắt đầu nổi lên vào năm 1913 ở Nga, nhưng thời điểm sau cách mạng Nga năm 1917 mới là lúc mà phong trào thật sự thịnh hành. Phong trào này thể hiện sự phản đối và nhu cầu kiến tạo thay đổi, dẫn đến sự sụp đổ của chế độ Sa hoàng để ủng hộ và thành lập chính quyền Bolsheviks.

Chủ nghĩa Constructivism ở Nga được xem là một loại hình triết lý tư tưởng chứ không hẳn là phong cách thiết kế, thể hiện niềm tin vào sức mạnh của nghệ thuật làm thay đổi xã hội chứ không phải về quan điểm cá nhân. Những nghệ sĩ đi theo chủ nghĩa Constructivism Nga ủng hộ nghệ thuật và thiết kế chức năng chứ không phải loại hình nghệ thuật dùng để trang trí và thể hiện quan điểm (như là cái giá vẽ) được treo trên tường. Điều này nhấn mạnh tinh thần cách mạng khi mà văn hóa giai cấp tư sản bị thay thế bởi phong trào giai cấp vô sản.

Những kĩ thuật và công cụ mang phong cách truyền thống đầy ẩn dụ được thay thế bởi những bức photomontage và dòng typography mạnh mẽ. Chủ nghĩa Constructivism ở Nga sử dụng những gam màu tối giản như đỏ, đen và vàng. Họ thường tận dụng những đường chéo, hình tròn, dòng chữ và hình ảnh góc cạnh. Tác phẩm mang đầy kịch tính, bao gồm những hình ảnh xếp chồng lên nhau đan xen các dòng chữ mạnh mẽ. Điều này khiến người xem thấy thích thú, có phần được kích động và thậm chí bị sốc, tất cả nhằm thể hiện mong muốn thay đổi quy chuẩn xã hội. Phong trào này là sự thay đổi to lớn của triết lý nghệ thuật và phong trào cổ xưa thời trước đó.

Mặc dù mục đích ban đầu là để truyền tải những thông điệp về chính trị, chủ nghĩa kiến tạo dần tiến sâu vào lĩnh vực quảng cáo sản phẩm và thiết kế poster, bìa sách và nội thất. Những nhà thiết kế có sức ảnh hưởng nhất trong chủ nghĩa kiến tạo ở Nga là Alexander Rodchenko, the Stenberg Brothers. Bên cạnh đó cũng phải kể đến El Lissitzky, người theo chủ nghĩa vị lai và là nhân tố đã ảnh hưởng đến phong trào chủ nghĩa kiến tạo. Dưới đây là một chút thông tin về thân thế và tác phẩm nghệ thuật từ họ. Hầu hết chúng đều rất dễ hiểu, nhưng tôi cũng muốn giải thích một chút phòng khi ai đó cần.

Alexander (Aleksandr) Rodchenko (1891–1956)

Nhà thiết kế, nhiếp ảnh gia, họa sĩ và nhà điêu khắc người Nga này được xem là một trong những người sáng lập nên phong trào chủ nghĩa kiến tạo ở Nga. Cụm từ “chủ nghĩa kiến tạo” được khởi xướng bởi nghệ sĩ Kasmir Malevich thông qua tác phẩm của Rodchenko. Mặc dù lĩnh vực tập trung nghiên cứu là hội họa, song ông vẫn tiếp tục lấn sang nhiều lĩnh vực khác như nhiếp ảnh, typography và tạo hình, lần lượt kết hợp chúng lại để tạo nên loại hình nghệ thuật với cái tên montage hay photomontage – nghệ thuật ảnh ghép. Ông không muốn tiếp xúc với hình thức hội họa truyền thống đi kèm với chiếc giá vẽ vì bản thân cho rằng nó ‘quá công nghiệp’ – rằng nghệ thuật bị chi phối bởi xã hội và quá đại trà. Dù cho hầu hết những tác phẩm ban đầu của ông phục vụ cho mục đích cách mạng và thay đổi thế giới, ông vẫn tiếp tục vận động phong trào nghệ thuật này vào trong những mẫu quảng cáo cho những mặt hàng như bia, núm vú giả, đồng hồ, bánh cookie, và những mặt hàng khác.

Vào tháng 3 năm 1923, Rodchenko đã xuất bản một bài văn và nói rằng, “Ngày nay chúng ta chứng kiến một phương pháp vẽ minh họa mới: Ghép những chất liệu được in và chụp lại để tạo ra một tác phẩm mới. Nếu có đầy đủ các nguyên vật liệu và niềm tin trong tay, bạn sẽ tạo ra những tác phẩm tuyệt vời.”

idesign chunghiakientaoongavanganhthietkedohoa 02

Books (Please)! In All Branches of Knowledge, Alexander Rodchenko, 1924.

idesign chunghiakientaoongavanganhthietkedohoa 03

Poster dành cho hãng hàng không Nga Dobrolet, Alexander Rodchenko, 1923.

idesign chunghiakientaoongavanganhthietkedohoa 04

Một poster khác của hãng hàng không Nga Dobrolet, Alexander Rodchenko, 1923.

idesign chunghiakientaoongavanganhthietkedohoa 05

Trekhgornoe Beer Will Drive Out Homebrew!, poster quảng cáo của Mosselprom, Alexander Rodchenko, 1925.

idesign chunghiakientaoongavanganhthietkedohoa 06

Poster quảng cáo kịch của Inga, tổ chức bởi Nhà hát Cách mạng, Alexander Rodchenko, 1929.

El Lissitzky (Lazar Markovich Lissitzky) 1890–1941

Họa sĩ, nhà thiết kế và nhiếp ảnh gia người Nga này đi theo phong trào chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa kiến tạo. Ông học ngành kỹ thuật và kiến trúc song song với nghệ thuật. Điều này khiến ông có được tính tổ chức tốt và logic thể hiện qua các tác phẩm. Những tác phẩm của ông, đặc biệt là các yếu tố thấm nhuần chủ nghĩa cực đoan, vô cùng trừu tượng khi thể hiện với những gam màu tối giản, hình dáng, và đôi khi ẩn chứa tính biểu tượng sâu sắc. Cũng giống như những nghệ sĩ theo chủ nghĩa kiến tạo khác, ông tin rằng nghệ thuật là phải kiến tạo sự thay đổi.

El Lissitzky đã tạo ra rất nhiều quyển sách, poster, triển lãm, và những ấn phẩm tuyên truyền chính quyền Xô-viết khác. Hầu hết những tác phẩm của ông phục vụ mục đích chính trị giống như những tác phẩm khác được tạo ra vào thời gian đó. Những câu nói sau đây thể hiện 2 triết lý thiết kế của ông: “Thiết kế typography cần thể hiện được những điều mà tác giả có được từ suy nghĩ thông qua con chữ,” và “Nghệ thuật không còn là một chiếc gương nữa, mà là nhân tố sắp xếp và chi phối ý thức con người… Không điều gì có thể dễ dàng tiếp thu bởi công chúng bằng loại hình nghệ thuật nhiếp ảnh.” Những tác phẩm được thiết kế kĩ lưỡng và có phần căng não của ông gây được ảnh hưởng nhất định đến nghệ thuật hiện đại, bao gồm cả phong trào Bauhaus và De Stijl.

idesign chunghiakientaoongavanganhthietkedohoa 07

Beat the Whites with the Red Wedge, El Lissitzky, 1919. Đây là một trong những tác phẩm in thạch bản đầu tiên chịu ảnh hưởng của chính trị. Chi tiết màu đỏ tượng trưng cho những nhà cách mạng Bolshevik (hay còn gọi là Reds), người đã tham gia quân đội Trắng chống Cộng trong suốt cuộc nội chiến ở Nga. Hãy chú ý đến những màu sắc và hình dạng được sử dụng hòa hợp với từng dòng typography.

idesign chunghiakientaoongavanganhthietkedohoa 08

Dlia Golosa (For the Voice), một tuyển tập thơ ca, El Lissitzky, 1923. Sự kết hợp của con chữ và hình dáng đã tạo nên một trong những tác phẩm đáng chú ý nhất của El Lissitzky.

idesign chunghiakientaoongavanganhthietkedohoa 09

Bản vẽ nội thất từ ấn phẩm For the Voice.

idesign chunghiakientaoongavanganhthietkedohoa 10

Poster triển lãm Nga, El Lissitzky, 1929. Ở đây, ta có thể thấy hình ảnh một người nam và nữ gần như hòa vào nhau để cùng chung một “con mắt” hay ánh nhìn để nhấn mạnh sự bình đẳng giới tính trong chế độ cộng sản. Niềm tin về nghệ thuật và chính trị của Lissitzky được thể hiện hầu hết thông qua các tác phẩm vào thời kì này.

idesign chunghiakientaoongavanganhthietkedohoa 11

Thiết kế bìa sách cho The ISMs of Art, El Lissitzky, 1924. Sự kết hợp giữa những dòng chữ thuần túy, màu sắc đơn giản, in đậm và hình dạng mạnh mẽ đã tạo nên một trong những tác phẩm thiết kế đồ họa có sức ảnh hưởng nhất những năm 1920.

idesign chunghiakientaoongavanganhthietkedohoa 12

Thiết kế bìa sách cho Good! bởi Vladimir Mayyakovsky, thiết kế bởi El Lissitzky,1927.

Anh em nhà Stenberg (Georgii 1900–1933 và Vladimir 1899–1982)

Hai anh em đến từ Nga này là nghệ sĩ, điêu khắc và nhà thiết kế. Họ luôn đồng hành cùng nhau và đã thiết kế trên 300 poster phim (đây là điều giúp họ nổi tiếng) trong thập kỉ trước sự ra đi của Georgii bởi tai nạn xe hơi vào năm 1933.

Chính quyền Bolshevik mới vô cùng ủng hộ ngành công nghiệp làm phim, đặc biệt đối với quyền năng tuyên truyền và dẫn dắt thông điệp đến công chúng. Vào thời đó, hơn 30% dân số mù chữ, vì thế những tác phẩm của nghệ sĩ theo chủ nghĩa kiến tạo với những hình ảnh mạnh mẽ, công kích cùng lối thiết kế cứng cỏi đã thu hút dư luận và giúp truyền đạt tư tưởng.

Kĩ thuật chủ yếu mà nhà Stenberg sử dụng là montage – lắp ghép. Họ thiết kế poster sao cho bắt mắt và thậm chí có phần gây sốc. “Chúng tôi sử dụng chất liệu vô cùng phóng khoáng…không phân chia thành phần…sử dụng số liệu linh hoạt; nói ngắn gọn, chúng tôi khai thác tất cả mọi thứ để có thể khiến người ta dừng lại nhìn ngắm tác phẩm.” Tác phẩm của họ bác bỏ những phong cách truyền thống để truyền tải chuyển động, sự năng nổ, và giai điệu của những năm 1920. Họ thường hay khai thác những góc nhìn khác lạ, cực đoan và cận cảnh mọi thứ. Những tác phẩm poster được lưu lại đến ngày nay và chất lượng vẫn còn giống như thời hoàng kim ngày đó. Vào năm 2000, tổ chức ITC đã tạo ra 2 kiểu font chữ lấy cảm hứng từ những tác phẩm của hai anh em họ với tựa đề ITC Stenberg.

idesign chunghiakientaoongavanganhthietkedohoa 13

Poster phim cho A Small Town Idol, Vladimir và Georgii Stenberg, 1921.

idesign chunghiakientaoongavanganhthietkedohoa 14

Poster cho Nhà hát thành phố Moscow, Vladimir và Georgii Stenberg, 1923.

idesign chunghiakientaoongavanganhthietkedohoa 15

Poster phim cho Countess Shirvanskaya’s Crime, Vladimir và Georgii Stenberg, 1926.

idesign chunghiakientaoongavanganhthietkedohoa 16

Poster phim cho for Berlin: Symphony of a Great City, Vladimir và Georgii Stenberg, 1927.

idesign chunghiakientaoongavanganhthietkedohoa 17

Poster phim cho bộ phim mới Man With A Movie Camera, Vladimir và Georgii Stenberg, 1929.

idesign chunghiakientaoongavanganhthietkedohoa 18

Poster phim cho The Forty-First, by Vladimir và Georgii Stenberg, 1927.

idesign chunghiakientaoongavanganhthietkedohoa 19

Poster phim cho In Spring, Vladimir và Georgii Stenberg, 1929.

Những tấm poster đương đại mang phong cách chủ nghĩa kiến tạo Nga:

idesign chunghiakientaoongavanganhthietkedohoa 20

Poster cho CBS Records, Paula Scher, 1979.

idesign chunghiakientaoongavanganhthietkedohoa 21

Poster MoMA được làm theo phong cách chủ nghĩa kiến tạo Nga, Lauren Wells, 2009.

idesign chunghiakientaoongavanganhthietkedohoa 22

Poster buổi hòa nhạc The Black Keys’ NYC tour, thiết kế bởi OBEY’s Shepard, 2012.

Tác giả: 
Người dịch: Đáo
Nguồn: CreativePro

Cùng tác giả

#Tag

chủ nghĩa kiến tạo constructivism graphic design Kiến thức lịch sử thiết kế Russian Constructivism thiết kế đồ hoạ

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Cùng Minh Nguyễn thử nghiệm với Thiết kế đồ họa bằng lập trình sáng tạo - ‘CreAItive Coding’
Cùng Minh Nguyễn thử nghiệm với Thiết kế đồ họa bằng lập trình sáng tạo - ‘CreAItive Coding’
Như bạn biết về sự hiện hữu của công nghệ thông tin, thiết kế đồ họa hay lĩnh vực sáng tạo… Ở đó, các lĩnh vực được liên kết chặt…
Cẩm Tú & Thiết kế sáng tạo: Câu chuyện về yếu tố bản địa ở nước ngoài
Cẩm Tú & Thiết kế sáng tạo: Câu chuyện về yếu tố bản địa ở nước ngoài
Yếu tố bản địa hay được giải thích dễ hiểu hơn là văn hóa tại khu vực đó – ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện thiết kế…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Thiết kế đồ hoạ là Nghệ thuật
Thiết kế đồ hoạ là Nghệ thuật
Chúng ta đã cùng tìm hiểu đâu là những điểm khác nhau nhằm phân biệt giữa Nghệ thuật và Thiết kế. Nhưng xét cho cùng, Thiết kế có được coi…
Vladimir Tatlin (Phần 1)
Vladimir Tatlin (Phần 1)
Kiến tạo là phong trào nghệ thuật hiện đại cuối cùng và có sức ảnh hưởng nhất bùng nổ ở Nga trong thế kỷ 20. Nó cũng góp phần cực…