Những cậu bé chịu áp lực phải trở thành đàn ông trong tranh của Shang Liang

Khi mới bắt đầu sự nghiệp minh họa, Shang Liang thường vẽ những khung cảnh đời thường với sự chăm chút, tỉ mỉ và chân thật trong từng nét vẽ cùng tông màu dịu dàng. Mười lăm năm sau, các tác phẩm của cô mang một không khí hoàn toàn khác: quyền lực với sức mạnh vô thường.

Cô vẽ nên những nhân vật cơ bắp cuồn cuộn như thể sắp bật ra khỏi khung hình canvas. Họ trông giống con người, vừa không giống người lắm, nhưng đều sở hữu những cơ bắp to lớn lực lưỡng đến khó tin.

Sinh ra vào năm 1981 tại Bắc Kinh, Shang được nuôi dạy lớn lên trong môi trường quân đội tại thành phố. Cô tham gia Học viện Mỹ thuật Trung tâm (CAFA), nơi cô học vẽ tranh sơn dầu với Liu Xiaodong, một trong những nghệ sĩ vẽ tranh người Trung xuất sắc nhất. Vài năm sau, khi đi tìm phong cách vẽ mới, cô trở về CAFA học bằng Thạc sỹ ngành Nghệ thuật thể nghiệm, tại đó cô phát triển một phong cách đặc trưng và đượm phần siêu thực hơn xưa.

Phong cách đặc trưng này bắt đầu xuất hiện khi cô trở nên hứng thú với những chủ đề nơi trẻ vị thành niên: “Tôi nghĩ rằng có một góc khuất về quãng thời gian này trong đời,” cô giải thích, “trẻ vị thành niên luôn có cảm xúc bối rối và không chắc chắn về những thứ mình sẽ trở thành. Đó là giai đoạn chuyển biến và phát triển sâu sắc, về cơ thể lẫn tâm trí.” Hơn mọi thứ, tuổi vị thành niên là một giai đoạn quan trọng trong đời để phát triển nhận thức. Trẻ vị thành niên là những cá thể phức tạp, ngây thơ, khá dễ tổn thương và bị tác động bởi những luồng ảnh hưởng xung quanh.

Năm 2012, Shang bắt đầu vẽ loạt tranh The Real Boy, tái hiện những cậu trai ốm o với cơ ngực, cơ tay phì nhiêu đầy nhức nhối. Một vài cậu bé còn cố gồng quá sức đến nỗi mạch máu như muốn vỡ toạc khỏi da. Khuôn mặt của các cậu vẫn mang nét hồn nhiên và trẻ thơ, nhưng cách chúng thể hiện và ngôn ngữ cơ thể đã gợi ý về niềm mong mỏi được trở thành những người đàn ông quyền lực tràn đầy sức mạnh.

Một vài bức tranh trong bộ sưu tập này vẽ về những cậu bé với chiếc mũi dài, nhọn, một sự gợi nhắc rõ ràng về tác phẩm kinh điển của Carlo Collodi Pinocchio. Như con rối trong truyện mơ về việc trở thành một cậu bé người thật, những nhân vật trong tranh này muốn chứng minh bản thân trưởng thành nhưng lại vô tình lạc khỏi con đường lương tri đúng đắn. Bộ tranh đã thể hiện chân thực những thách thức và đấu tranh nội tâm dữ dội nơi trẻ vị thành niên.

Trong Boxing Man, dự án mới nhất của cô, Shang đã tách hoàn toàn khỏi giải phẫu học chân thực của cơ thể người để sinh ra một nhân vật mới: một người với găng đấm bốc thay vào vị trí đầu và không có bộ phận sinh dục. Không có nhân vật nào của cô từng có một khuôn mặt người lớn, và giờ đây trông họ còn kinh khủng và khác người hơn nữa. Cô giải thích: “Họ không phải con người. Đó là giống loài mới. Bạn có thể thử suy ngẫm về cách họ cảm nhận thế giới, cách họ cảm nhận, và họ nghĩ gì”. Với lối ẩn dụ về sức mạnh và quyền lực trở thành một chiếc đầu, Boxing Man xuất hiện như một sự bộc lộ tột độ của tất cả các vấn đề ẩn sâu trong các series trước của cô: sự đấu tranh cho quyền lực tối cao, sự tra tấn về dằn vặt lương tâm, và cuộc theo đuổi quyền lực mù quáng.

Để tìm tài liệu tham khảo cho các nhân vật của mình, Shang thường xem những chương trình tập thể hình và show đấm bốc. Cô còn tham khảo các bức tượng cổ điển của Michelangelo. Để đạt đến một độ sáng nhất định, cô chồng nhiều lớp màu lên nhau. Đỏ, đỏ sẫm, và nâu là những màu trội, thể hiện những nơi máu nổi và vết bầm. Nét cọ của cô có một sức mạnh vô vàn, khiến ta biết chắc chắn rằng nó đến từ việc luyện tập thư pháp Trung Hoa.

Mặc dù hấp thu truyền thống Trung Hoa một cách tiềm thức, những chủ thể của Shang không đại diện cho bất kỳ quốc gia hay nền văn hoá nào. Các tác phẩm của cô có thể nhìn nhận như một lời bình về các lý tưởng truyền thống về sự nam tính. Đây là một điểm rất thú vị đáng khen ngợi đến từ một nghệ sĩ nữ. Nếu như những khuôn mặt của các cậu bé đang khổ cực gánh chịu vai trò người đàn ông, vậy thì những bé gái sẽ cảm thấy thế nào, khi bị mong chờ phải thành công trong thế giới đầy áp lực này?

Nguồn: Neocha

Cùng tác giả

#Tag

nam giới nam tính shang liang trung quốc vẽ tranh

iDesign Must-try

Định nghĩa ‘nam tính’ qua góc nhìn của 5 nghệ sĩ từ 5 lĩnh vực khác nhau
Định nghĩa ‘nam tính’ qua góc nhìn của 5 nghệ sĩ từ 5 lĩnh vực khác nhau
Ở Tây Phương, cụm từ “nam tính” có thể gợi nhắc về hình ảnh cánh tay vạm vỡ và khuôn ngực rắn chắc ở những người đàn ông Hollywood lực…
Đời sống bước ra từ bóng tối ở các thành phố Trung Quốc qua góc máy của Alessandro Zanoni
Đời sống bước ra từ bóng tối ở các thành phố Trung Quốc qua góc máy của Alessandro Zanoni
Cùng khám phá sâu vào cuộc sống đường phố về đêm tại nhiều thành phố khác nhau ở Trung Quốc Đại lục qua những bức ảnh Alessandro Zanoni chụp lại. Được…
Hoạt họa hóa nghệ thuật pixel 8-bit qua các tác phẩm GIF của nghệ sĩ Toyoya Li
Hoạt họa hóa nghệ thuật pixel 8-bit qua các tác phẩm GIF của nghệ sĩ Toyoya Li
Toyoya Li, người được sinh ra và lớn lên ở Bắc Kinh, ban đầu xuất phát điểm là một nhà thiết kế tương tác và nhà diễn hoạt tự do sau…
Quá khứ của giấy dán tường Trung Hoa ở phương Tây và những điều thú vị về ‘chinoiserie style’
Quá khứ của giấy dán tường Trung Hoa ở phương Tây và những điều thú vị về ‘chinoiserie style’
Giấy dán tường xuất xứ từ Trung Quốc bắt đầu được rao bán ở London (Anh) vào cuối thế kỷ 17. Những tờ giấy vẽ tay này và phong cách…
Dạo chơi từ Đông đến Tây qua tranh minh họa của nghệ sĩ Thượng Hải Yulong Lli
Dạo chơi từ Đông đến Tây qua tranh minh họa của nghệ sĩ Thượng Hải Yulong Lli
Yulong Lli là một nghệ sĩ minh hoạ tự do hiện đang sống tại Thương Hải, từng học ở Viện Nghệ thuật Trung Quốc và anh sắp hoàn thành bằng…
Huron và những sản phẩm chăm sóc cá nhân vừa túi tiền dành cho nam giới
Huron và những sản phẩm chăm sóc cá nhân vừa túi tiền dành cho nam giới
Thương hiệu chăm sóc cá nhân dành cho nam Huron, với tiêu chí giúp phái nam bắt đầu để ý hơn đến người đàn ông họ thấy mỗi ngày trong…