Phong cách ‘cut-out’: Những mảnh hình thủ công giữa thời đại kỹ thuật số

“Các chú chim, con cá, những loài thực vật, và những khối hình trừu tượng của Mattise với các đường cắt khá vụng về, như là một bài tập thủ công thời thơ ấu. Thế mà khi sắp xếp chúng lại trong một cấu trúc nhất định, những hình dạng không hoàn hảo đó trở thành một kiệt tác của sự kết hợp giữa các khối hình, màu sắc, và chất liệu với nhau.”

Hãy cùng tìm hiểu phong cách cut-out là gì và cách nó ảnh hưởng đến ngành sáng tạo qua câu chuyện của những nghệ sĩ dưới đây nhé!


1. Marleigh Culver

Khoảng thời gian sau khi hoàn thành tốt nghiệp được một vài năm, Marleigh Culver làm việc cho một công ty khởi nghiệp (startup) với danh nghĩa là nhà thiết kế, nơi mà cô được giao công việc là tạo bộ assets sao cho phù hợp với sự tối giản và tính thẩm mỹ gọn gàng của thương hiệu. Công việc lúc đó, nói ngắn gọn là, giới hạn. “Nó rất là tù túng,” cô nhớ lại. Vì vậy, Culver đã dành rất nhiều thời gian sau giờ làm để phát triển phong cách riêng cho bản thân.

Cô bắt đầu sử dụng chất liệu hữu cơ (organic) để vẽ, tạo các hình khối trừu tượng và dùng màu một cách thủ công (craft color), để học tập xem cách mà những hình khối và màu gốc (hue) tương quan với nhau. Cô muốn mình có thể áp dụng những thứ đã được học về lịch sử nghệ thuật vào trong việc tự rèn luyện lần này. “Những năm vừa qua là một quá trình trong việc hoà hợp nghệ thuật với thiết kế,” cô nói.

Vào thời điểm đó, phong cách thiết kế Culver đã gây được sự chú ý rất mạnh: Những hình khối khiếm khuyết, các gam màu nhạt (muted colors); đơn giản nhưng tạo được sự sắp đặt tinh tế trong thiết kế. Bạn có thể đã thấy các thiết kế của cô—hoặc ít nhất, bạn đã từng thấy những thứ tương tự như vậy.

MISCELLANEOUS DIGITAL WORK, 2016-17 bởi Culver.

Trong những năm gần đây, phong cách thiết kế cut-out này đã xuất hiện hầu như mọi nơi từ thương hiệu giày dép, đến các chiến dịch của Dropbox, và cả trong các chiếc đầm thời trang của dân thiết kế. Nó giúp cho các nghệ sĩ như Culver có được hàng trăm ngàn lượt theo dõi trên các trang mạng xã hội. Họ tìm đến để mua các bảng in và sản phẩm theo yêu cầu (commission artwork), hay trang trí lên tường, và tô điểm cho các thiệp mời đám cưới.

Dropbox_rebrand_collins_graphic-design_illustration-itsnicethat-dropbox_co-creation_2
Trong những năm gần đây, phong cách thiết kế cut-out này đã xuất hiện hầu như mọi nơi từ thương hiệu giày dép, đến các chiến dịch của Dropbox…
…và cả trong các chiếc đầm thời trang của dân thiết kế.

Không giống như trường phái thiết kế tối giản trước đó (millennial minimalism), tính thẩm mỹ của phong cách cut-out đang ở giai đoạn đầu của sự bão hoà, bởi vì quá phổ biến nên vẻ đẹp của nó dần dần bị giảm đi. “Tôi ước gì cut-out không trở thành một trào lưu mới, nhưng nét đẹp của nó đã khiến nó trở thành hiện tượng,” Meredith Hattam nói, một nhà thiết kế giao diện tại Conde Nast, nơi làm việc cho một công ty giày dép tên Loeffler Randall đã lan toả sự ảnh hưởng tương tự đối với các màu sắc dịu nhẹ, đường nét cứng cáp, và các hình khối vô định.

Trong bối cảnh sự phản hồi diễn ra liên tục ở năm 2018, có thể thấy được rằng hầu như không thể nào biết được một xu hướng thiết kế bắt đầu từ khi nào, và khi nào thì nó sẽ kết thúc. Nhưng đối với trường hợp cut-out, phong cách này cho đến nay đã có những giá trị riêng biệt từ rất lâu đời.

Tính thẩm mỹ của phong cách cut-out đang ở giai đoạn đầu của sự bão hoà, bởi vì quá phổ biến nên vẻ đẹp của nó dần dần bị giảm đi.

 Unused concept for FW16 NEED in-house line release
Một tác phẩm Culver thực hiện cho Need Supply Co.

2. Henri Matisse

Trong suốt sự nghiệp của mình, Henri Matisse dùng kéo và giấy để tạo bố cục cho các bức vẽ và hình minh hoạ. Ông nhận thấy cut-outs là một bản vẽ thiết kế (blueprint) rất hữu ích cho việc phác hoạ tổng thể các tác phẩm của anh khi làm việc với những phương tiện khác—nó cho phép ông ghim và xác định vị trí các màu sắc, hình dáng vật thể mà không bị áp lực về sau. Trong hàng năm trời, Mastisse đã thầm lặng phát triển phong cách này trong khi vẫn tiếp tục những công việc khác.

“The Parakeet and the Mermaid (La Perruche et la sirene),” 1952
“The Parakeet and the Mermaid (La Perruche et la sirene),” 1952 bởi Henri Matisse.

Vào năm 1940, sức khoẻ của Mastisse bị xuống dốc trầm trọng. Đánh mất khả năng đi lại, ông không thể tiếp tục cho ra những bức tranh vẽ và điêu khắc giúp ông trở nên nổi tiếng như đã từng, từ đó ông bắt đầu nghiêm túc khám phá cut-out như là một dạng nghệ thuật độc lập. Những vật dụng như kéo, giấy, và màu gouache—loại màu tương tự như poster nhưng các hạt bột màu được nghiền mịn hơn—trở thành những công cụ được ưu tiên hàng đầu đối với một nghệ sĩ như Matisse. Ông cắt các hình khối trên giấy ra, và trợ lý sẽ giúp ông ghim chúng lên tường với đinh bấm.

Các chú chim, con cá, những loài thực vật, và những khối hình trừu tượng của ông với các đường cắt khá vụng về, như là một bài tập thủ công thời thơ ấu. Thế mà khi sắp xếp chúng lại trong một cấu trúc nhất định, những hình dạng không hoàn hảo đó trở thành một kiệt tác của sự kết hợp giữa các khối hình, màu sắc, và chất liệu với nhau. Matisse mô tả những tác phẩm cut-out của anh ấy với một cụm từ là “đơn giản dễ hiểu”. Những hình cắt đó không dễ dàng đối với Matisse, mặc dù chúng không vẻ gì phức tạp lắm, Friedman (trợ lí của Matisse) giải thích, ông ấy sẽ cần phải phác hoạ trước khi tiến hành cắt chúng ra khỏi giấy.

Khi đã lược bỏ đi chỉ còn lại màu sắc và hình khối cơ bản, các thiết kế cut-out của Matisse gần như là một sản phẩm đồ họa rất tự nhiên—điều này giải thích cho việc gia tăng tính thẩm mỹ trong thiết kế và hình minh hoạ gần đây.

Sự tối giản từ những tác phẩm cut-out của Matisse đã tạo nên sự bất ngờ trong giới nghệ thuật vào những năm 1940. “Chúng hoàn toàn rất độc đáo và cấp tiến (radical) từ ngay lúc nó được tạo thành,” Friedman cho biết. Nó vẫn chỉ là một trong hàng trăm thứ đối với sự nghiệp của ông. “Cả đời ông là một hành trình tìm kiếm cách thức đưa hình khối trở về bản chất vốn có,” bà cho biết thêm.

Những tác phẩm của Henri Matisse.

Đối với nhiều người—hiện tại và nhiều thập kỷ trước đó—sự thu hút của cut-out diễn ra một cách rất tự nhiên. Chúng là một tập hợp của hình khối và vẻ đẹp có thể tiếp cận được. Khi đã lược bỏ đi chỉ còn lại màu sắc và hình khối cơ bản, các thiết kế cut-out của Matisse gần như là một sản phẩm đồ họa rất tự nhiên—điều này giải thích cho việc gia tăng tính thẩm mỹ trong thiết kế và hình minh hoạ gần đây.


3. Antti Kalevi

Đối với Antti Kalevi , một hoạ sĩ vẽ minh hoạ sống tại Helsinki, thì những tác phẩm cut-out của Matisse không ngừng ảnh hưởng gián tiếp đến thiết kế của anh. “Tôi đã quan sát các tác phẩm của Matisse trong một khoảng thời gian khá dài,” anh nói.

Tác phẩm minh họa của Antti Kalevi
Tác phẩm minh họa của Antti Kalevi

Kalevi được biết đến với các bức tranh vẽ kỹ thuật số của những vật thể vô tri vô giác, nhưng vui nhộn và gọn gàng. Đối với anh, những trái cà chua trên thân dây leo là những hình tròn đỏ với với một quệt màu xanh lá cây tinh nghịch. Phần trên của cây cà rem là những vòng tròn méo mó úp lên trên tam giác ngược. Kalevi mô tả các thiết kế của mình như “các mảnh cắt kỹ thuật số;“ (digital paper cutting) anh tạo ra hầu hết những hình minh hoạ trên máy tính bằng cách biến các hình khối được vẽ tay từ trên trackpad.

Tác phẩm minh họa của Antti Kalevi

Kalevi cũng rơi vào trong trường hợp thường gặp ở những họa sĩ vẽ minh họa lâu năm nói chung, trở nên nổi tiếng nhờ nỗ lực tuân theo sự tối giản. Phong cách thiết kế của cả KaleviCulver, đều là nắm lấy trực giác với những vẻ đẹp dễ tiếp cận. “Kể truyện theo phong cách truyền thống không phải là điểm mạnh của tôi,” Kalevi cho biết. “Tôi thích cách làm việc theo trực giác, và kết hợp với những cảm xúc riêng của bản thân—đó là nơi màu sắc và cấu trúc được hình thành,” cô bày tỏ quan điểm. “Nó là một thứ không thể sờ nắm được. Nhưng nó dường như xuất hiện trong suy nghĩ tôi vào mọi lúc.”

Tác phẩm minh họa của Antti Kalevi

Dạo một vòng trên Instagram, bạn sẽ thấy tràn ngập những thiết kế, từ màu sắc đến hình khối đều phỏng theo phong cách của Matisse. Nổi bật trong số đó, là hoạ sĩ minh hoạ người pháp Atelier Bingo đã lấy cảm hứng từ các tác phẩm cut-out của Matisse trong nhiều năm nay. Ngoài ra còn có thể thấy thêm sự kết hợp hình khối theo phong cách cut-out từ những nhà thiết kế khác như: Carla McRae, Anna Kövecses, và Jordy van den Nieuwendijk.

Theo quan điểm của Tom Robinson, nhà sáng lập agency Handsome Frank  tại London, việc lấy cảm hứng từ những nghệ sĩ nổi tiếng là một giai đoạn trong quá trình sáng tạo. “Số lượng các phương pháp được áp dụng trong vẽ minh hoạ thực sự là có giới hạn,” anh nói. “Nhưng khi bạn mời 20 người vào trong một căn phòng, đặt một vật trước mặt họ, thì mọi người sẽ vẽ chúng ra rất khác nhau, thậm chí là khi áp dụng cùng một phương pháp.”

Nếu chúng ta tin vào câu nói của Picasso, nghệ sĩ giỏi biết vay mượn, nghệ sĩ vĩ đại thậm chí ăn trộm luôn, thì một nhà thiết kế tài ba tạo ra cách làm cả hai việc trên hiệu quả hơn.

Về phía Robinson, ông cho rằng hầu hết các nhà thiết kế và hoạ sĩ minh hoạ hiện nay, họ áp dụng phong cách thiết kế cut-out theo nhiều góc độ rất khác nhau. “Các tiểu tiết làm mọi thứ trở nên khác biệt,” Dù vậy, vẫn còn những thiết kế na ná nhau rất khó để cho qua. “Nó rất rõ ràng để nhận thấy; chỉ là không tiện nói tên mà thôi,” Culver cho hay.

Phong cách vay mượn này không phải là mới. Nếu chúng ta tin vào câu nói của Picasso, nghệ sĩ giỏi biết vay mượn, nghệ sĩ vĩ đại thậm chí ăn trộm luôn, thì một nhà thiết kế tài ba tạo ra cách làm cả hai việc trên hiệu quả hơn. Tôi có cảm giác chúng ta đang trong giai đoạn chưa từng có trong lịch sử. Tốc độ phát triển của Internet đã tạo mảnh đất màu mỡ khiến những đầu óc phóng khoáng có cơ hội đâm chồi nảy lộc. Chu kỳ tự nhiên của một trào lưu thẩm mỹ (ví dụ nghệ thuật → thiết kế → thương mại) đã tăng tốc đến một thời điểm mà cả ba thứ trên hoà quyện nhau.

Tác phẩm minh họa của Meredith Hattam
Tác phẩm minh họa của Meredith Hattam
Tác phẩm minh họa của Meredith Hattam

Hattam, làm việc tại Conde Nast, cho rằng sự gia tăng đột biến này là chuyện không thể tránh khỏi. “Tôi không nghĩ chu kỳ bắt đầu từ một người nghệ sĩ và kết thúc khi được thương mại hóa là xong,” cô nói. “Tôi không biết liệu nó có làm mất chất của các thiết kế đi không, hay nó chỉ là một phần của quá trình phát triển.”

Đối với Culver, việc bị đánh cắp ý tưởng không phải là hồi chuông báo tử đối với một phong cách thiết kế. Mà nó chỉ khiến cô có thêm động lực để tiếp tục hoàn thiện phong cách riêng của chính mình, giúp cô khẳng định được bản thân trước hàng tá những mẫu thiết kế tương tự nhau. Cô nói rằng cô dành nhiều thời gian để vẽ thực tế hơn là làm việc trên máy tính.

Chất liệu là một phương tiện hữu hình làm cho thiết kế của cô tránh đi sự nhàm chán. “Chính những điều đó mới là thứ thực sự quí giá đối với tôi—vẽ trên chất liệu thật” cô cho biết. “Nó không đơn giản chỉ là quăng một tấm hình lên Instagram.”


Tác giả: Liz Stinson | Ảnh bìa: Dropbox
Người dịch: Đông Đông
Nguồn: eyeondesign.aiga.org

Cùng tác giả

#Tag

cảm hứng sáng tạo cảm hứng thiết kế culver cut-out graphic design hattam illustrator kalevi matisse

iDesign Must-try

Thế giới thời trang hoa lệ qua nét vẽ của giám đốc nghệ thuật Spiros Halaris
Thế giới thời trang hoa lệ qua nét vẽ của giám đốc nghệ thuật Spiros Halaris
Spiros Halaris là họa sĩ, nhà thiết kế đồ họa kiêm giám đốc nghệ thuật hoạt động trong đa lĩnh vực. Tác phẩm của anh là sự kết hợp giữa…
Họa sĩ Jenny Lelong: Phần khó nhất của làm việc đa ngành là giữ được bản sắc riêng
Họa sĩ Jenny Lelong: Phần khó nhất của làm việc đa ngành là giữ được bản sắc riêng
Những bức tranh minh họa dễ thương, với cảm hứng Nhật Bản của Jenny Lelong (Niniwworthy) đã mang lại nhiều màu sắc và niềm vui cho người xem. Dù mới…
Những chiếc bánh mì phát sáng khó tin đến từ Yukiko Morita
Những chiếc bánh mì phát sáng khó tin đến từ Yukiko Morita
Nghệ sĩ người Nhật Bản đồng thời là một cựu thợ làm bánh – Yukiko Morita đã đưa tình yêu bánh mì vào công việc sáng tạo của mình bằng…
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 2)
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 2)
Tiếp theo phần 1, trong phần 2 này hãy cùng iDesign khám phá thêm 5 xu hướng thiết kế sẽ oanh tạc vào năm 2022 nhé! Xu hướng thiết kế…
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 1)
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 1)
Năm 2022 sắp đến gần và nhiều chuyên gia dự đoán đây là một năm phá vỡ mọi quy tắc về thiết kế đồ họa. Mọi thứ đều phá vỡ và…
8 xu hướng thiết kế đồ họa lên ngôi năm 2022 (Phần 2)
8 xu hướng thiết kế đồ họa lên ngôi năm 2022 (Phần 2)
Tiếp nối phần 1, ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu thêm những xu hướng thiết kế đồ họa nào sẽ là lựa chọn hoàn hảo để xây…