René Magritte - Người đàn ông nổi tiếng với chiếc mũ nồi của trường phái Siêu thực (P1)

Phong cách mơ mộng và những biểu tượng đặc trưng (mũ nồi, khung cảnh bồng bềnh trên mây) của hoạ sỹ người Bỉ René Magritte đảm bảo cho các di sản bền vững của ông nổi tiếng thế giới và trị giá tỷ đô.

Thế nhưng những chi tiết này vô tình tạo nên sự hiểu lầm về tầm nhìn phức tạp của hoạ sỹ, xu hướng chính trị cũng như các mối liên hệ với những trường phái nghệ thuật quan trọng vào thế kỷ 20.

Bài viết này sẽ đào sâu vào tiểu sử của Magritte và những tác phẩm sau này, bao gồm cả hình ảnh đặc sắc nhất, châm biếm nhất: La Trahison des images (Ceci n’est pas une pipe) (1929) hay còn gọi là Sự bội ước của hình ảnh trong tiếng Việt, một bức vẽ dấy lên vô vàn câu hỏi về tính biểu hiện và xác minh.

 Rene Magritte (1898 – 1967) với ‘Femme-Bouteille’, bức tranh sơn dầu vẽ một người nữ khỏa thân trên chai kính, khoảng năm 1955. (Ảnh bởi Archive Photos/Getty Images)

René Magritte là ai?

Như nhiều nghệ sĩ trường phái Siêu thực (Surrealist) khác, Magritte (1898 – 1967) sinh tại Bỉ, đã chịu đựng rất nhiều thăng trầm khi sống cuộc đời nếm trải qua hai cuộc thế chiến. Nhưng bi kịch bắt đầu trước khi cả vụ ám sát Archduke Franz Ferdinand kéo châu Âu vào khủng hoảng. Khi Magritte được 13 tuổi, mẹ ông Régina đã tự tử bằng cách dìm chết mình trên sông Sambre. Khi xác bà được tìm thấy, áo ngủ của bà đã quấn quanh đầu – một hình ảnh lý giải cho các khuôn mặt quấn vải trong tranh của Magritte. (Hơn thế nữa, Régina là thợ may mũ trước khi kết hôn, một chi tiết hé lộ cho những chiếc mũ trong tác phẩm của con trai bà.)

René Magritte, Son of Man, 1964. © Charly Herscovici, Brussels / Artists Rights Society (ARS), New York. Courtesy of the San Francisco Museum of Modern Art.

Nếu đây không phải là cách lành mạnh để giải thích, thì nó cũng cho ra một tiềm năng khả thi: Những người phụ nữ chìm trong nước luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho nghệ sĩ (xem tranh: Ophelia). Nhà văn Anne-Gaëlle Saliot đã chỉ ra rằng ký ức của sự kiện ấy đã khắc sâu vào nhiều tác phẩm cụ thể của Magritte, như Reveries of a Solitary Walker (1926) và The Collective Invention(1934–35). Sau đó, một sinh vật nửa người nửa cá nằm trên bãi biển ở mép nước.

“Sự tàn phá đầu người là một chỉ dẫn trực tiếp đến nỗi kinh hoàng bóp méo liên quan đến nước, trong khi đồng thời gợi nhớ đến hình ảnh người cá trong truyền thuyết và phá huỷ nó ngay tức thì,” Saliot viết. Hình ảnh Magritte vẽ nên tuy hấp dẫn và đẹp đẽ, nhưng lại rất dị thường.

La Trahison des images (Ceci n’est pas une pipe), 1929
“René Magritte: La trahison des images” at Centre Pompidou, 2016

Magritte bắt đầu con đường nghệ thuật từ rất sớm. Ông có những buổi học vẽ vào năm 1910, vẽ bức tranh đầu tiên khi còn là một thiếu niên, đăng ký vào Viện Mỹ thuật Hoàng gia Bỉ năm 1916 và bắt đầu sự nghiệp vẽ tranh trừu tượng. Sáu năm sau, vào năm 1922, ba sự kiện lớn đã định hình cuộc đời và phong cách Magritte: Ông cưới Georgette Berger, triển lãm sáu tranh tại Antwerp Congress of Modern Art, và được chiêm ngưỡng tác phẩm của Giorgio de Chirico lần đầu tiên. Những khung cảnh ám ảnh, đen tối, chất đầy biểu tượng đã thuyết phục Magritte tạo nên những khung cảnh trong tâm tưởng của riêng mình.

Dù bắt đầu làm việc ở Bỉ, Magritte và Georgette chuyển đến Paris vào năm 1927 để ông có thể tham gia vào cộng đồng nghệ sĩ Siêu thực. Nơi ở mới cho ông cảm hứng nhưng đồng thời cũng mang lại khổ đau. Dù ban đầu ông rất hứng thú với ý tưởng của tác giả và người cầm đầu phong trào André Breton, họ sau này trở nên quá giáo điều với ông. Dù biết các hoạ sĩ Siêu thực có ác cảm với tôn giáo, Georgette vẫn đeo một chiếc vòng cổ thánh giá vàng tới buổi tiệc của họ, khiến gây ra bất đồng giữa chồng bà và Breton. Cả hai trở về Brussels vào năm 1930.

Magritte và Georgette không bao giờ li dị, dù vậy việc cả hai ngoại tình đã tạo nên những xáo trộn trong cuộc đời ông. Vào cuối những năm 30, ông có tình cảm với nghệ sĩ Siêu thực Sheila Legge, và nhờ bạn mình, nhà thơ Siêu thực Paul Colinet đánh lạc hướng vợ bằng cách trò chuyện với bà. Kế hoạch diễn ra tốt đẹp đến nỗi họ bắt đầu ngủ với nhau. Magritte cuối cùng cũng hoà giải với vợ, nhưng không bao giờ giao du với Colinet nữa, theo The Economist.

Les Merveilles de la nature, 1953
“René Magritte: La trahison des images” at Centre Pompidou, 2016

Vào năm 1945, Magritte tham gia vào Đảng Cộng sản Bỉ. Niềm tin chính trị của ông càng tách rời Magritte với bạn bè Siêu thực của mình. “Magritte muốn cách mạng bây giờ và tại đây, ông muốn gắn kết chủ nghĩa Siêu Thực và cộng sản với nhau, một điều khiến Breton hoàn toàn quay lưng với ông,” nhà sử học Michel Draguet viết trong một catalogue về “The Fifth Season”, một triển lãm tại San Francisco Museum of Modern Art. Triển lãm tập trung vào những tác phẩm cuối đời của ông từ 1940 – 1960, thô mộc và đanh thép hơn những trường phái khác (FauvismImpressionism) đưa Magritte trở nên đặc biệt hơn các hoạ sỹ đồng lứa ở Paris.

Canvas cùng tên với triển lãm, từ năm 1943, mô tả hai người đàn ông đang cầm hai bức tranh phong cảnh. Yếu tố viễn tưởng, phong cách, ban đầu nhìn vào có thể khiến một người lầm tưởng là tranh Renoir – nhưng bộ đồ của hai người đàn ông (comple và mũ nồi) đã giúp mang đến chủ đề lớn nhất cho Magritte và những biểu tượng cùng nhau vào trong một bức tranh nhỏ.

Sự ủng hộ của Magritte đối với Cộng sản còn gắn kết tình yêu của ông với chiếc mũ nồi (một chi tiết cố định trong tủ đồ của ông). Phục trang khiến ông trở nên giống đồng bạn – đã có tác dụng ngược, như bộ ria mép đặc trưng của Salvador Dalí vậy.

Hơn nữa, Magritte nhận được rất nhiều sự công nhận trong suốt cuộc đời mình, bắt đầu vào khoảng những năm 1930. Museum of Modern Art ở New York đã mở một triển lãm hồi tưởng ông vào năm 1965, thời điểm trước hai năm khi ông mất vì ung thư tuyến tuỵ.

(còn tiếp)


Nguồn: Artsy

Cùng tác giả

#Tag

bỉ brussels Georgette Berger La Trahison des images mũ nồi rene magritte salvador dalí siêu thực

iDesign Must-try

‘Loving Tone-deaf Fellas’: Tác phẩm Siêu Thực vẽ bằng mực của của Trí Lê
‘Loving Tone-deaf Fellas’: Tác phẩm Siêu Thực vẽ bằng mực của của Trí Lê
Những ngày gần đây, một tài khoản có tên Lê Trí đã thu hút đông đảo sự quan tâm của cộng đồng vẽ minh họa Việt khi chia sẻ một…
Thổi gió cho tâm hồn, thế giới mộng mơ của KangHee Kim
Thổi gió cho tâm hồn, thế giới mộng mơ của KangHee Kim
Có nét gì đó siêu thực, với độ sáng, sắc độ và đường nét rõ ràng, đó là những bức ảnh của KangHee Kim. KangHee Kim là một nhiếp ảnh…
Salvador Dalí (Phần 4)
Salvador Dalí (Phần 4)
Trong phần cuối cùng của chuỗi bốn bài về Salvador Dalí, chúng ta tìm hiểu những tác phẩm tiêu biểu còn lại của ông. Những tác phẩm này không những…
Salvador Dalí (Phần 3)
Salvador Dalí (Phần 3)
Trong phần thứ ba về Salvador Dalí, chúng ta bắt đầu tìm hiểu các tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu của ông xếp theo trình tự thời gian, tập trung…
Salvador Dalí (Phần 2)
Salvador Dalí (Phần 2)
Trong phần thứ 2 của loạt bài về Salvador Dalí, chúng ta tìm hiểu phần còn lại của tiểu sử người nghệ sĩ. Sức ảnh hưởng trong nghệ thuật lẫn…
Salvador Dalí (Phần 1)
Salvador Dalí (Phần 1)
Dalí, vô cùng tự tin, có lời tuyên bố nổi tiếng là “Tôi, bản thân tôi, chính là chủ nghĩa Siêu thực.” Danh tiếng lẫy lừng của Salvador Dalí cả…