[Case Study] Từ phân tích tâm lý đến thiết kế trải nghiệm người dùng tại Netfix

Bài viết được dịch từ blog.prototypr.io của tác giả Faraz Ali.


I. Giới thiệu

Sẽ ra sao nếu Netflix có thể biết trước bộ phim mà bạn muốn tìm kiếm?

Trải nghiệm khám phá trên Netflix

Nghiên cứu UX này sẽ tập trung chủ yếu vào cách để làm cho trải nghiệm của mỗi người dùng trở nên dễ dàng và thoải mái hơn. Chúng tôi nghiên cứu thông qua các phương pháp khác nhau để xây dựng hệ thống phân cấp thị giác cùng với giao diện dựa trên những kết quả phỏng vấn và thử nghiệm từ phía người dùng.


Trung bình, có đến hơn 35.000 sự lựa chọn mỗi ngày được thực hiện từ những quyết định nhỏ như trang phục bạn mặc, bữa sáng bạn ăn đến các quyết định to tát hơn như điều bạn theo đuổi trong công việc.

Một nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên gia và tác giả Barry Schwartz tại đại học Swarthmore chỉ ra rằng, việc có quá nhiều lựa chọn có thể dẫn đến những căng thẳng, lo lắng và bất mãn trong cuộc sống. Đây cũng là yếu tố quan trọng nhất mà chúng tôi muốn lưu tâm đến trước khi bắt đầu công đoạn nghiên cứu trong dự án này.

Qua một khảo sát mà chúng tôi thực hiện, hóa ra, có đến 77% số người cảm thấy khó khăn trong việc chọn lựa một bộ phim. Khảo sát cũng chỉ ra rằng 75% trong số họ muốn sử dụng một giao diện được cá nhân hóa nhiều hơn, 71% mong muốn có thể biết được bạn bè của mình đang xem gì và 63% cho rằng họ hoàn toàn tin tưởng những gợi ý của bạn bè khi lựa chọn một bộ phim.

Điều quan trọng là, không ai trở nên hạnh phúc hơn nếu sở hữu vô vàn sự lựa chọn.


Vậy đâu là sự thật ngầm hiểu mà chúng tôi thu nhận được?

Dành ít thời gian hơn trong việc lựa chọn và dành nhiều thời gian hơn trong việc thưởng thức, điều gì đã ngăn cản họ làm vậy?

Để tìm ra câu trả lời, chúng tôi quyết định thực hiện những cuộc phỏng vấn sâu với người dùng.

Dưới đây là những gì chúng tôi khám phá được:

  • Điều đầu tiên, đó là ta thường mất khá nhiều thời gian để tìm ra nội dung liên quan đến chủ đề mà ta hứng thú.
  • Thứ hai, không phải lúc nào ta cũng xem cùng một chủ đề khi đăng nhập vì việc quyết định xem gì còn phụ thuộc vào thời điểm, địa điểm, ngày trong tuần, thiết bị sử dụng,..etc.

Điều đó đưa chúng tôi đến kết luận:

Làm sao để Netflix có thể gợi ý những bộ phim mà người dùng muốn xem trước khi họ biết rằng họ muốn xem bộ phim đó?

Netflix cần tìm ra những nội dung có liên quan nhất đến từng người dùng cụ thể trong bất cứ thời điểm nào họ đăng nhập.

Chúng tôi bắt đầu bằng việc xem xét những dữ liệu hiện có như vị trí địa lý, thời gian, khí hậu, thiết bị, tính năng nhận diện giọng nói etc. Nhờ đó Netflix có thể gợi ý những nội dung tốt nhất, có liên quan nhất đến người dùng, giúp trải nghiệm của họ trở nên tuyệt vời hơn.


Hệ thống phân cấp thị giác

Hệ thống này được xây dựng dựa trên phản hồi từ các cuộc phỏng vấn và thử nghiệm.

Chúng tôi đánh giá những tính năng của Netflix trên thang điểm. Do vậy những tính năng được nhiểu điểm nhất sẽ xuất hiện phía trên cùng của giao diện và lần lượt đến các tính năng ít điểm hơn sẽ xếp bên dưới.


Landing

Tính năng khám phá mới của Netflix có thể hiểu bạn hơn và đưa ra cho bạn gợi ý tốt hơn trong những hoàn cảnh khác nhau.

Dựa trên những gì mà Facebook hoạt động, Netflix cũng sẽ có các cơ chế tương tự. Điều này có nghĩa là bạn sẽ được tiếp cận với những nội dung mà bạn cảm thấy hứng thú nhất.

Giả dụ: Bạn thức dậy vào buổi sáng, thưởng thức một cốc cà phê và sẵn sàng cho những việc cần nhiều tư duy. Netflix có thể gợi ý cho bạn và đưa cho bạn hai lựa chọn dựa trên nội dung mà bạn thích xem vào buổi sáng.

Trong trường hợp này là: Planet Earth

Khi bạn nhâm nhi xong cốc cà phê thì cũng là lúc bạn chuẩn bị đi đến nơi làm việc. Sau đó bạn ngồi trên chuyến tàu đến nơi làm việc và khi mở Netflix lên thì đây sẽ là những gì bạn thấy.

Nội dung có liên quan đến bạn nhất sẽ nằm ngay phía trên, hoàn toàn phù hợp với thời gian mà bạn di chuyển từ nhà đến nơi làm việc.

Bên dưới thông tin có liên quan nhất, bạn sẽ tìm thấy những nội dung mà bạn bè của bạn đã xem trong tuần, tháng hoặc năm. Ứng dụng sẽ chỉ chọn những người mà bạn hay tương tác nhất trên mạng xã hội như Facebook hoặc Instagram.


Tin tức

Phần tin tức cũng được bố trí nằm ngay phía bên dưới

Sẽ không xuất hiện những bộ phim kéo dài hàng giờ mà thay vào đó là những tin tức trong thế giới điện ảnh dựa trên vị trí địa lý cũng như thời gian mà bạn di chuyển.


Mục tiếp tục xem

Vẫn là những thao tác đơn giản giúp bạn tiếp tục thưởng thức tập phim còn dang dở.


Mục phổ biến

Nếu bạn cần tìm một chút cảm hứng cho bộ phim tối nay mà bạn muốn xem, hãy kéo ngay xuống mục những bộ phim phổ biến trên Netflix.


Những bộ phim yêu thích

Bất kì bộ phim nào mà bạn đã lưu lại sẽ đều xuất hiện ở đây.


Xem gì trong khi nấu ăn?

Khi bạn từ công ty về nhà, sẽ là thời điểm dành cho bữa tối. Bật Netflix lên và xem có gì nào?

Netflix biết rằng bạn yêu thích series Chef’s Table, do vậy đây sẽ là lựa chọn được xếp lên hàng đầu giúp bạn có thể dễ dàng truy cập và xem nhanh chóng.


Những bộ phim bom tấn

Ngay khi bạn nấu xong bữa tối cũng là thời điểm mà bạn sẽ muốn thưởng thức một bộ phim chất lượng để kết thúc một ngày dài.

Đây cũng là một điều mà bạn có thể đã quá quen thuộc: Đó là việc không thể tìm ra bộ phim nào ưng ý cho bữa tối trong khi đồ ăn thì đang nguội dần.

Do vậy, giải pháp cho vấn đề này là gợi ý những bộ phim được xếp hạng cao nhất hiện có trên Netflix.


Wireframes

Để tìm ra ý tưởng cho việc thiết kế phân cấp thị giác trên ứng dụng, chúng tôi đã thử nghiệm những bố cục khác nhau với một nhóm nhỏ. Sử dụng công nghệ theo dõi chuyển động của mắt và cho phép những người tham gia phản hồi trực tiếp, chúng tôi đã có một ý tưởng hiệu quả cho hệ thống phân cấp thị giác ngay trong giai đoạn đầu của dự án.


Vậy sẽ ra sao nếu Netflix được điều khiển bởi các thuật toán dựa trên các tham số như thời gian, vị trí và thiết bị được sử dụng? Khi các xu hướng thiết kế UI/UX đang ngày càng trở nên rõ ràng hơn trong năm 2019, tôi tin rằng các nền tảng dịch vụ trực tuyến như Netflix hay Spotify sẽ dần hướng tới các trải nghiệm thân thiện hơn với người dùng, cùng với đó là khả năng cá nhân hóa giao diện sẽ được tập trung phát triển tối đa.


Nguồn: blog.prototypr.io
Người dịch: Limon

Cùng tác giả

#Tag

casestudy netflix thiết kế trải nghiệm UI/UX ux design

iDesign Must-try

Netflix phát hành bộ toolkit mới, do koto studio thực hiện
Netflix phát hành bộ toolkit mới, do koto studio thực hiện
Nền tảng phát trực tuyến đã phát hành một hệ thống thương hiệu và sản phẩm được sửa đổi lấy cảm hứng từ thế giới điện ảnh để tạo ra…
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Tính khái niệm trong Design Decisions (tạm dịch: Quyết định thiết kế) của một thiết kế hay là hành trình những cảm xúc Cheryl Vo sẽ được mở khóa từ…
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Một cách cơ bản hơn để đối phó với tính chất tạm thời của công việc là xem xét lại bản thân chúng ta với tư cách là nhà thiết…
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 9/2021
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 9/2021
Làm thế nào giải quyết một khoản nợ khổng lồ mà không phải dùng đến tiền? Hay ‘Cách để nổi bật giữa đám đông mà không cần lộ mặt?’ –…
Những điều mình chưa học ở trường thiết kế
Những điều mình chưa học ở trường thiết kế
Đi học thiết kế ở trường đại học là một trong những quyết định đúng đắn nhất cuộc đời mình. Ở đấy mình được gặp những giảng viên truyền cảm…
Tập 1 - PURE NOW Show: Cuộc chuyển mình từ nhà thiết kế đồ họa sang giám đốc sáng tạo của Adam Parry.
Tập 1 - PURE NOW Show: Cuộc chuyển mình từ nhà thiết kế đồ họa sang giám đốc sáng tạo của Adam Parry.
 “Tôi nghĩ rằng vai trò của một giám đốc sáng tạo, một người giám đốc là tổ chức, sắp xếp nhiều con người để họ trở nên thông minh và…