UX/UI - Quy trình và xu hướng

Trong thiết kế sản phẩm, điều làm người dùng hài lòng không gì khác đó chính là sự cân bằng giữa data – driven của trải nghiệm người dùng (UX) và trực quan bắt mắt của giao diện người dùng (UI).

Nhưng nếu cả hai bước vào một trận đấu, thì UX hay UI sẽ giành được chiến thắng? Mặc dù trải qua rất nhiều sự phân định và pha trộn hoàn hảo giữa cả hai, nhưng kết quả cuối cùng vẫn là trải nghiệm người dùng vượt trội hơn thiết kế hình ảnh .


1. Tầm quan trọng của trải nghiệm người dùng

Một điều đơn giản chúng ta thường nói – nếu thứ gì đó không hoạt động, thì nó không còn quan trọng, vậy chúng ta hãy cùng xem xét tầm quan trọng của thiết kế UX và các xu hướng sẽ phát triển trong năm 2019.

Câu chuyện kỹ thuật số

Trải nghiệm người dùng là kể chuyện, từ việc loại bỏ font chữ, màu sắc, đồ họa, đến việc tìm cách hướng dẫn người dùng trong suốt quá trình sử dụng. Làm thế nào để biết cảm nhận của người dùng khi truy cập vào trang web? Bạn muốn họ biết điều gì? Hành động nào bạn muốn họ thực hiện?

Điều này giống như một “cửa hàng tạp hóa” kỹ thuật số. Chúng ta hướng dẫn người dùng đi đến từng phần, đưa họ đến mục đích mong muốn. Nếu bạn có một thông điệp quan trọng muốn thể hiện hoặc một hành động muốn mọi người thực hiện, đừng để thiết kế trực quan trở thành trở ngại cho bạn.

UX thương mại

Trải nghiệm người dùng thường được xem là chìa khóa thành công của các doanh nghiệp online như Amazon, Ebay, Google, Yahoo… Các công ty này dành hàng triệu lần cho việc thử nghiệm kích thước và vị trí của các button, nhằm tối đa trải nghiệm người dùng và tối ưu hóa các funnel chính của họ. Trải nghiệm người dùng là điều để phân biệt giữa các thương hiệu tốt với các công ty công nghệ mại điện tử như AllBirds, MeUndies, Harry, và Dollar Shave Club.

“Thiết kế không chỉ là một cảm giác; đó là ưu tiên theo cấp CEO cho sự tăng trưởng và hiệu suất dài hạn.” –  McKinsey Design

Sự trỗi dậy của UX writer

Trải nghiệm người dùng và cách kể chuyện online đã trở nên không thể thiếu trong kế hoạch marketing của công ty, đến nỗi các thương hiệu luôn tìm kiếm những “người viết về trải nghiệm người dùng” cho việc sử dụng cách tiếp cận data – driven để ghi chép. Giống như cách bạn kiểm tra A/B trong quảng cáo trực tuyến, các thương hiệu phải thuê người viết trải nghiệm người dùng để đảm bảo tài liệu thuộc về thương hiệu, đồng thời tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm và tỷ lệ nhấp chuột. Nếu không tin bạn hãy thử kiểm chứng.


2. Giá trị của thiết kế trực quan

Nếu bạn là một người sáng tạo và thiết kế hình ảnh là sở trường của bạn, thì đó là lý do tại sao bạn bị thu hút bởi trải nghiệm người dùng – mặc dù bạn chưa từng tiếp cận nó. 

Thế nhưng, nếu bạn có thể đạt được sự cân bằng tuyệt đối giữa thiết kế trực quan và điều khiển dữ liệu, bạn có thể thực hiện một số kỹ thuật front-end đỉnh cao. Những kỹ năng này rất có giá trị trong thời đại kỹ thuật số và bạn sẽ có được những sản phẩm tốt cho người dùng.

“Thiết kế tốt ở thiên đường; thiết kế tồi tệ ở khắp mọi nơi.” – Mieke Gerritzen


3. Quy trình thiết kế trải nghiệm người dùng

Trước khi bắt đầu một dự án, mỗi khoảnh khắc trong suốt quá trình thực hiện dự án bạn cần nhắc nhở bản thân về mục tiêu chính của dự án. Nếu mục tiêu của bạn không bao gồm UX, mà thiên về UI, thì hãy để phần não phải của bạn bùng cháy trên tất cả các khớp thần kinh. Tuy nhiên, nếu bạn đã xác định mục tiêu của mình là tăng thêm khách hàng tiềm năng, tăng thời gian sử dụng trang web hoặc tăng doanh thu, thiết kế UX tốt là câu trả lời cho các mục tiêu này.

Bước 1 – Xác định: Bước đầu tiên trong trải nghiệm người dùng là hiểu vấn đề mà bạn sẽ giải quyết. Để làm điều này, lời khuyên cho bạn là nên khảo sát các bên liên quan với doanh nghiệp, tìm hiểu và khảo sát những người dùng khác nhau.

  • User Personas (Người dùng đại diện): Một đại diện của nhiều dạng khách hàng.
  • User Stories (Câu chuyện của người dùng): Ví dụ tính năng mà người dùng có thể cần.
  • Use Cases/User Flows (Các trường hợp sử dụng/Các luồng người dùng): Đường dẫn được thực hiện bởi người dùng để hoàn thành tác vụ này.

“Quy tắc ngón tay cái cho UX: Càng nhiều lựa chọn hơn, càng nhiều vấn đề hơn.” – Scott Belsky, Giám đốc sản phẩm

Bước 2 – Nghiên cứu : Bước tiếp theo trong quy trình thiết kế là thu thập một số nguồn cảm hứng. Đây là bước quan trọng sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian. Nghiên cứu tốt thực sự có thể kích thích ý tưởng của bạn.

  • Nghiên cứu đối thủ của bạn
  • Tìm hiểu về ngành của bạn
  • Lấy cảm hứng từ các đối thủ và các công ty khác trong các ngành tương tự

“Nghệ sĩ giỏi biết bắt chước, nghệ sĩ vĩ đại biết ăn trộm”
– Pablo Picasso

Tài nguyên: Behance , Dribbble , Pinterest , Awwwards

Bước 3 – Phác thảo: Một khi bạn đã có mục tiêu rõ ràng và có nguồn cảm hứng, đã đến lúc thực hiện một số mockup cơ bản. Một lựa chọn không bao giờ là đủ. Bắt đầu bằng cách vẽ một số luồng cơ bản bằng bút & giấy, sau đó chuyển sang phần mềm tạo mẫu như Sketch hoặc InVision. Tạo một vài ý tưởng để kiểm tra và xác nhận để nhận phản hồi từ các bên liên quan.

“Thiết kế kỹ thuật số giống như bức tranh, ngoại trừ sơn thì không bao giờ khô.” – Neville Brody

Bước 4 – Thiết kế: Với các bản phác thảo hoàn thành và wireframe trải nghiệm người dùng được tất cả các bên liên quan ưa thích, đã đến lúc thực hiện toàn bộ wireframe UX cho dự án. Sử dụng tích hợp Sketch & Craft với ứng dụng Invision để xây dựng prototype cho mọi người sử dụng. Điều này giúp cho các nhà phát triển dễ dàng code với Inspect .

Thiết kế không chỉ là những gì chúng ta nhìn thấy và cảm nhận. Thiết kế là cách mọi thứ hoạt động. – Steve Jobs

5. Kiểm tra & Đánh giá: Khi sản phẩm đang hoạt động, hãy kiểm tra và đánh giá sự thành công của trải nghiệm người dùng bằng các công cụ phân tích như Google Analytics. Nhận phản hồi của khách hàng bằng các biểu mẫu để bạn có thể thấy hiệu quả của sản phẩm và không ngừng cải thiện UX tổng thể.

Thiết kế tốt giống như một chiếc tủ lạnh – khi nó hoạt động, không ai nhận ra, nhưng khi nó không hoạt động, nó chắc chắn bốc mùi.


Biên tập: Thao Lee

Tác giả: Jordan Rothstein

Ảnh bìa: Katarzyna Dziaduś 

Cùng tác giả

#Tag

quy trình thiết kế ux design ux/ui xu hướng ux/ui

iDesign Must-try

12 bài viết được yêu thích nhất tại iDesign năm 2022
12 bài viết được yêu thích nhất tại iDesign năm 2022
Trước khi kết thúc năm 2022 và bước sang năm 2023 đầy hứa hẹn, hãy cùng chúng mình điểm lại 12 bài viết được các độc giả yêu thích nhất…
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Tính khái niệm trong Design Decisions (tạm dịch: Quyết định thiết kế) của một thiết kế hay là hành trình những cảm xúc Cheryl Vo sẽ được mở khóa từ…
Một giờ của bạn đáng giá bao nhiêu?
Một giờ của bạn đáng giá bao nhiêu?
Thời gian là một thứ vô cùng giá trị, điều này được nhắc nhiều và không cần phải bàn cãi thêm. Nhưng có vẻ như từ “giá trị” chưa đủ…
Seniors sẽ muốn ‘hack’ quy trình làm việc
Seniors sẽ muốn ‘hack’ quy trình làm việc
“Juniors want to Skip the process. Seniors want to Hack the process.” (Tạm dịch: Juniors muốn bỏ qua quy trình. Còn Seniors muốn hack quy trình.) Trong lần gần đây…
Tại sao khách hàng lại khó hài lòng đến như vậy?
Tại sao khách hàng lại khó hài lòng đến như vậy?
Có hàng nghìn meme, ảnh gif, video trên internet nói về việc thất vọng khi làm việc với Client (khách hàng). Đặc biệt hơn, nếu chúng đến từ những người…
The Visceral Emotional
The Visceral Emotional
Con người hình thành cảm xúc với một đối tượng ở ba cấp độ: visceral (nội tạng), behavioral (hành vi) và reflective (phản xạ). Visceral Emotional (Cảm xúc nội tạng)…