6 thể loại phim tài liệu đặc trưng nhất của nền điện ảnh thế giới

Phim tài liệu là một phần quan trọng góp phần tạo nên tính đa dạng, đặc sắc của nền công nghiệp điện ảnh. Trong bài viết này, hãy cùng iDesign xem qua các đặc điểm cũng như những ví dụ khác nhau ẩn chứa trong từng thể loại phim tài liệu nhé.

Phim tài liệu đã có mặt ngay từ thuở đầu sơ khai của bộ môn nghệ thuật thứ 7. Mặc dù khái niệm cơ bản nhất của nó có thể được Wikipedia định nghĩa là “một bộ phim chuyển động phi hư cấu nhằm ghi nhận lại những khía cạnh thực tế, chủ yếu dành cho mục đích hướng dẫn hoặc duy trì một cột mốc lịch sử”. Phim tài liệu nhanh chóng trở thành kẻ nắm giữ cho cả phong cách làm phim nhất quán cũng như theo đuổi chân lý cao quý trong điện ảnh.

Đối với các nhà làm phim, video chuyên nghiệp muốn thử sức trong lĩnh vực làm phim đầy thách thức này, điều tối quan trọng đầu tiên phải nắm bắt đó chính là yếu tố lịch sử và những thể loại phim tài liệu khác nhau.

Tôi khuyên bạn nên thử bắt đầu với Introduction to Documentary, văn bản cổ điển của Bill Nichols phác thảo 6 hình thức (hoặc “thể loại phụ”) của phim tài liệu. Mặc dù có rất nhiều sự thay đổi bên trong, nhưng đây là sáu danh mục chính của thể loại mà tất cả phim tài liệu đều có thể được đặt vào. Hãy cùng xem.

Phim tài liệu thi ca

Lần đầu tiên được nhìn thấy vào những năm 1920, phim tài liệu thi ca hoàn toàn giống với tên gọi của chúng. Đây là thể loại tập trung vào trải nghiệm, hình ảnh cũng như cho phép khán giả có thể nhìn ngắm thế giới qua một góc nhìn khác. Trừu tượng và khá lỏng lẻo với tự sự, tiểu thể loại thi ca này có thể rất độc đáo và mang tính thử nghiệm về hình thức lẫn nội dung. Mục đích cuối cùng của phim tài liệu thi ca là tạo nên cảm xúc hơn là sự chân thật.

Đối với các nhà làm phim, cách tiếp cận này mang đến một bài học quý giá trong việc thử nghiệm tất cả các yếu tố tạo nên phim tài liệu qua cách tìm ra những pha trộn sáng tạo, những cách ghép nối đầy thách thức bên cạnh những hình thức kể chuyện đậm chất điện ảnh khác nhau.

Một số ví dụ về phim tài liệu thi ca bao gồm:

Phim tài liệu minh hoạ

Phim tài liệu minh hoạ có lẽ là thứ tiệm cận nhất với thể loại mà hầu hết mọi người thường nhắc đến bằng cụm từ “phim tài liệu”. Trái ngược hoàn toàn với thơ, phim tài liệu minh hoạ nhằm mục đích thông báo và/hoặc thuyết phục – thường thông qua lời tường thuật “Voice of God” ở khắp mọi nơi mà không có lời lẽ mơ hồ hoặc thơ mộng. Thể loại này bao gồm các kiểu Ken Burns và truyền hình (A&E, History Channel, v.v.) quen thuộc.

Những người đang tìm kiếm những phương thức kể chuyện tài liệu trực tiếp nhất nên khám phá phong cách phim tài liệu minh hoạ. Đây là một trong những cách tốt nhất để chia sẻ thông điệp hoặc thông tin.

Một số ví dụ về phim tài liệu kho lưu trữ bao gồm:

Phim tài liệu quan sát

Phim tài liệu quan sát giống hệt như cái tên của chúng – chúng nhắm đến việc quan sát thế giới xung quanh một cách đơn giản. Bắt nguồn từ những năm 1960 cùng với những tiến bộ trong thiết bị quay phim di động, kiểu Cinéma Vérité – thứ ít được chú ý hơn so với cách tiếp cận minh hoạ.

Phim tài liệu quan sát cố gắng đưa ra tiếng nói chung cho tất cả các mặt của một vấn đề bằng cách cung cấp cho khán giả quyền truy cập trực tiếp vào những thời khắc quan trọng nhất (và thường là riêng tư) của chủ đề. Phong cách quan sát đã có ảnh hưởng rất lớn trong những năm qua và bạn thường có thể thấy các nhà làm phim sử dụng chúng trong các thể loại phim khác để tạo nên cảm giác đúng đắn và chân thực.

Một số ví dụ về phim tài liệu quan sát bao gồm:

Phim tài liệu tạo cơ hội tham gia

Phim tài liệu tạo cơ hội tham gia bao gồm nhà làm phim trong lĩnh vực tường thuật. Sự liên đới này có thể nhỏ như cách một nhà làm phim sử dụng giọng nói của họ để thúc đẩy đối tượng bằng các câu hỏi hoặc dấu hiệu từ phía sau máy quay – hoặc lớn như một nhà làm phim ảnh hưởng trực tiếp đến hành động của câu chuyện.

Một số cuộc tranh luận đã nổ ra trong cộng đồng phim tài liệu về mức độ tham gia của các nhà làm phim để nhận được một tác phẩm có thể gắn mác “tạo cơ hội tham gia”. Trên thực tế, một số người cho rằng do bản chất của chúng, tất cả các phim tài liệu đều tạo nên cơ hội tham gia. Bất kể, phong cách này có thể là một trong những phong cách tự nhiên nhất dành cho người mới bắt đầu.

Một số ví dụ về phim tài liệu tạo cơ hội tham gia bao gồm:

Phim tài liệu phản xạ

Phim tài liệu phản xạ tương tự như phim tài liệu tạo cơ hội tham gia ở chỗ chúng thường bao gồm cả nhà làm phim trong phim. Tuy nhiên, không giống như người anh em của mình, hầu hết những người sáng tạo phim tài liệu phản xạ không cố gắng khám phá một chủ đề bên ngoài. Thay vào đó, họ chỉ tập trung vào bản thân và hành động làm phim.

Ví dụ điển hình nhất cho phong cách này là bộ phim tài liệu câm Man with a Movie Camera năm 1929 của nhà làm phim Liên Xô – Dziga Vertov. Đó là một cách giới thiệu cổ điển về hình ảnh sáng tạo – và khá thách thức – mà một bộ phim tài liệu phản chiếu chân thực có thể tạo ra.

Một số ví dụ về phim tài liệu phản xạ bao gồm:

Phim tài liệu biểu diễn

Phim tài liệu biểu diễn là sự kết hợp thử nghiệm giữa các phong cách được sử dụng để nhấn mạnh trải nghiệm của đối tượng cũng như chia sẻ phản ứng cảm xúc với thế giới. Họ thường kết nối và gắn các tài khoản cá nhân với các vấn đề chính trị hoặc lịch sử to lớn. Điều này đôi khi được gọi là “phong cách Michael Moore”, vì ông thường sử dụng nhiều câu chuyện cá nhân của mình như một cách để xây dựng sự thật xã hội (mà không cần phải tranh luận về tính hợp lệ của những trải nghiệm của họ).

Một số ví dụ về phim tài liệu biểu diễn bao gồm:

Một lần nữa, phong cách biểu diễn, phản xạ và tạo cơ hội tham gia đôi khi có thể thay thế cho nhau một cách khó hiểu. Tuy nhiên, các phương pháp mà chúng ta rút ra được cung cấp bởi các phong cách khác nhau này có thể sẽ rất hữu ích khi bạn đang chuẩn bị đưa ra một số quyết định theo đuổi một phong cách phim tài liệu chuyên biệt, công cụ tốt nhất để kể nên những câu chuyện độc đáo của riêng mình.

Người dịch: Nam Vu

Nguồn: premiumbeat

Cùng tác giả

#Tag

art director arts cinema cinematography documentary

iDesign Must-try

Thế giới thời trang hoa lệ qua nét vẽ của giám đốc nghệ thuật Spiros Halaris
Thế giới thời trang hoa lệ qua nét vẽ của giám đốc nghệ thuật Spiros Halaris
Spiros Halaris là họa sĩ, nhà thiết kế đồ họa kiêm giám đốc nghệ thuật hoạt động trong đa lĩnh vực. Tác phẩm của anh là sự kết hợp giữa…
Tết này xem gì - Thưởng thức bữa tiệc thị giác của các tác phẩm điện ảnh đẹp nhất năm 2021
Tết này xem gì - Thưởng thức bữa tiệc thị giác của các tác phẩm điện ảnh đẹp nhất năm 2021
“Nhà quay phim giống như một chuyên gia tâm lý về thị giác. Họ khiến khán giả nghĩ theo cách họ muốn, vẽ những bức tranh trong bóng tối.” –…
Tập 10 PURE NOW Show (Phần 1): ‘Việc là một người phụ nữ đã cho tôi sự uyển chuyển, nhẹ nhàng và thấu cảm để truyền tải những câu chuyện.’
Tập 10 PURE NOW Show (Phần 1): ‘Việc là một người phụ nữ đã cho tôi sự uyển chuyển, nhẹ nhàng và thấu cảm để truyền tải những câu chuyện.’
Đến với chương trình PURE NOW lần này, chúng ta sẽ có dịp lắng nghe những chia sẻ từ một đạo diễn nữ tài ba đến từ Nam Phi –…
Tập 4 PURE NOW Show: Khi khép lại cái tôi, cũng là lúc bạn mở ra cơ hội khác - Dong Wun Guan.
Tập 4 PURE NOW Show: Khi khép lại cái tôi, cũng là lúc bạn mở ra cơ hội khác - Dong Wun Guan.
Trong tập tiếp theo của PURE NOW Show, chúng mình sẽ cùng trò chuyện với một chàng trai Việt, người đứng sau hàng loại những thước phim tài liệu, phim…
Dong Wun Guan: ‘Đừng quá hà khắc rằng bản thân phải có đầy đủ năng lực để làm một việc gì đó.’
Dong Wun Guan: ‘Đừng quá hà khắc rằng bản thân phải có đầy đủ năng lực để làm một việc gì đó.’
Dong Wun Guan (Quán Đông) hiện đang là Film Director cho hàng loại những thước phim tài liệu, phim thương mại và các TVC đặc sắc. Anh cũng từng là giám…
Georges Méliès - người đặt nền móng cho các hiệu ứng trong lĩnh vực điện ảnh
Georges Méliès - người đặt nền móng cho các hiệu ứng trong lĩnh vực điện ảnh
Mặc dù máy tính đảm nhiệm hầu hết các công việc trong những bộ phim mà con người thưởng thức, nhưng có thể nói rằng nếu không có Méliès thì…