10 vụ trộm nổi tiếng làm rúng động thế giới nghệ thuật

Những vụ trộm nghệ thuật có hào nhoáng như trên phim mà bạn thường xem?

Now you see me, Ocean‘s 13, Money heist đều là những bộ phim nhận được sự mong chờ từ đại đa số khán giả với điểm chung đều liên quan đến những phi vụ trộm cắp. Hay mới đây nhà đài Netflix đã cho ra mắt loạt phim mới mang tựa đề Lupin, kể về nhân vật Assane Diop lên kế hoạch đánh cắp chiếc dây chuyền kim cương giá trị ở bảo tàng Louvre, Pháp.

Có thể nói chủ đề về những bộ phim siêu trộm luôn tạo nên sức hấp dẫn khó tả dành cho người xem. Một kế hoạch hành động được lên vô cùng tỉ mỉ, tình tiết gay cấn, nhịp phim dồn dập với màn đấu trí giữa phe cảnh sát và những tên đạo chích, cùng đó là những cú “twist” bất ngờ luôn làm chúng ta không thể rời mắt khỏi màn hình.

Vậy ngoài đời thực, những vụ trộm có diễn ra như vậy, đặc biệt là trong thế giới nghệ thuật với những bức tranh vô cùng giá trị. Dưới đây là 10 vụ trộm nổi tiếng nhất từng xảy ra trong giới nghệ thuật.


10. 18 bức tranh bị đánh cắp trong vụ trộm lớn nhất ở Canada (1972)

Vụ trộm bảo tàng Montreal hay còn được biết đến với cái tên ‘Skylight Caper‘ là một trong những vụ trộm lớn nhất lịch sử của Canada. Sự việc diễn ra vào 2 giờ sáng ngày 4/9/1972, khi bảo tàng Montreal đang trong quá trình tu sửa.

Ba tên cướp có vũ trang đã sử dụng một cửa sổ trần đang được sửa chữa để vào bảo tàng từ mái nhà rồi khống chế ba nhân viên người bảo vệ đang làm nhiệm vụ. Sau đó chúng lấy cắp đi gần 50 món đồ giá trị gồm các bức tranh, đồ trang sức và một số bức tượng nhỏ. Đặc biệt là trong số đó là những bức tranh quý hiếm của các họa sĩ nổi tiếng như Rembrandt, Jan Brueghel the Elder, Corot, Delacroix, RubensThomas Gainsborough.

Ước tính giá trị mà những tên trộm lấy cắp lên đến hơn 40 triệu đô la. Kể từ đó đến nay chưa có bức tranh nào trong số đó được tìm thấy và cả những tên trộm cũng chưa thể nhận dạng.


9. Hai tác phẩm bị đánh cắp từ bảo tàng van Gogh ở Amsterdam (2002)

Ảnh: Apnews

Tác phẩm của Vincent van Gogh luôn là mục tiêu hàng đầu của những tên trộm. Năm 2002, hai bức tranh “Congregation Leaving the Reformed Church in Nuenen” (1884) và “View of the Sea at Scheveningen” (1882) đã bị đánh cắp khỏi bảo tàng van Gogh ở Amsterdam. Nhân chứng kể lại tên trộm đã vào bảo tàng bằng cách sử dụng một chiếc thang dài 4.5m sau đó phá cửa sổ để đột nhập vào bên trong bảo tàng lấy cắp tác phẩm.

Mọi chuyện tưởng chừng dần vào quên lãng cho đến năm 2016, sau khi liên kết từ nhiều manh mối khác nhau, cảnh sát Ý đã bắt giữ một số kẻ buôn người đang cư trú tại một trang trại vùng Castellammare di Stabia, gần Naples. Sau quá trình tra hỏi, chúng đã khai nhận hành vi của mình năm xưa và trả lại bức tranh cho bảo tàng van Gogh. Ngày hai tác phẩm trở lại với công chúng, giám đốc bảo tàng, ông Axel Rueger đã rạng rỡ chia sẻ “Không còn gì để nói, hôm nay là một ngày tuyệt vời đối với chúng tôi.”

8. Vụ trộm công phu ở Stockholm (2000)

Ảnh: Elmar Hartmann, AP

Năm 2000 một vụ trộm kinh hoàng đã diễn ra tại Bảo tàng Quốc gia ở Stockholm, những tên trộm đã đánh lạc hướng nhân viên an ninh để đột nhập vào bảo tàng, sau đó dùng súng tiểu liên để uy hiếp nhân viên bảo vệ và con tin. Chúng lấy đi ba tác phẩm của RembrandtPierre-Auguste Renoir, và thoát khỏi hiện trường một cách an toàn.

Vào năm 2001, một điều bất ngờ xảy ra: khi đang thực hiện một cuộc truy quét ma túy, cảnh sát đã phát hiện ra một trong những tác phẩm của Renoir bị đánh cắp năm 2000. Nhờ manh mối này, đến năm 2005 trong khi điều tra một tập đoàn ở Bulgaria, FBI đã bắt được những tên tội phạm đang cố bán tác phẩm của Rembrandt trên chợ đen với giá 42 triệu đô la.


7. Một tác phẩm điêu khắc khổng lồ của Henry Moore biến mất vĩnh viễn (2005)

Ảnh: AP

Henry Moore nổi tiếng với các tác phẩm điêu khắc bằng đồng cỡ lớn, có hình dạng, cấu trúc biến đổi thành dạng vô định mang những nét đẹp của con người. Năm 2005, một tác phẩm ngoài trời của ông mang tên Reclining Figure đã bị lấy trộm tại Hertfordshire, Anh. Điều các cảnh sát khó hiểu là một tác phẩm khổng lồ như vậy làm sao có thể lấy cắp sau 1 đêm.

Sau đó, vào năm 2009, cảnh sát Anh tiết lộ họ tin rằng tác phẩm không còn nữa, và đưa ra giả thuyết sau hàng loạt cuộc điều tra tại các xưởng phế liệu địa phương rằng những tên trộm đã nấu chảy nó trong đêm và bán những miếng đồng đã biến đổi với giá 1.500 bảng Anh. Trong khi giá trị thực của tác phẩm là 18 triệu đô la.


6. Vụ trộm trang sức 1,2 tỷ đô la từ bảo tàng Dresden nổi tiếng (2019)

Ảnh: Sebastian Kahnert, AP

Vụ trộm đồ trang sức ở Dresden, một trong những vụ trộm nghệ thuật lớn nhất từng được thực hiện, diễn ra chỉ trong một phút.

Vào lúc 4 giờ sáng, những tên trộm đã cắt nguồn điện tại bảo tàng Grünes Gewölbe (Green Vault) sau đó đập vỡ tủ kính bằng chiếc rìu, và lấy đi toàn bộ số trang sức trong đó. Trong số các món đồ bị đánh cắp có một số đồ trang sức nổi tiếng nhất trên thế giới như một thanh kiếm nạm 800 viên kim cương và viên kim cương trắng Dresden 49,84 carat.

5. The Scream bị đánh cắp giữa ban ngày tại Bảo tàng Munch (2004)

Ảnh: AP

Nếu hầu hết các vụ trộm diễn ra vào nửa đêm, khi các viện bảo tàng đóng cửa, thì vụ trộm này diễn ra theo một cách thức hoàn toàn khác. Giữa lúc các du khách tham quan Bảo tàng Munch ở Oslo, những tên trộm đã ngang nhiên thực hiện vụ cướp, chúng lấy đi 2 tác phẩm là The Scream (1910) và Madonna (1894) của họa sĩ người Áo. Đây không phải là lần đầu tiên một phiên bản của The Scream bị đánh cắp, nhưng có lẽ đây là lần táo bạo nhất của các tên trộm.


4. Đánh cắp các kiệt tác của trường phái ấn tượng khi công chúng đang chiêm ngưỡng (1985)

Ảnh: Marmottan Monet Museum

Một vụ trộm khác được thực hiện ngay giữa ban ngày, cụ thể, vào năm 1985 tại bảo tàng Marmottan, bọn chúng (gồm khoảng ít nhất 5 người) đã đóng giả là khách du lịch mua vé tham quan như những người khác.

Khi vào đến bên trong bảo tàng, chúng chia làm 2 nhóm, một nhóm dùng súng uy hiếp, dồn khách tham quan bảo tàng và tám bảo vệ vào một căn phòng và bắt họ nằm trên sàn. Nhóm thứ 2 nhanh chóng lấy cắp các tác phẩm nghệ thuật, trong đó có các bức họa của Claude Monet, Berthe MorisotPierre-Auguste Renoir.

Người phụ trách bảo tàng Yves Brayer đã thốt lên rằng “Đó là vụ trộm (nghệ thuật) của thế kỷ.”

Phải đến 5 năm sau tức năm 1990, tất cả 9 tác phẩm bị đánh cắp mới được tìm thấy tại một biệt thự ở Corsica, và bảy tên trộm mới bị bắt.

3.‘Người nhện’ đánh cắp năm kiệt tác từ bảo tàng Paris (2010)

Vụ trộm 5 tác phẩm nghệ thuật hiện đại ở bảo tàng Nghệ thuật hiện đại Paris vào năm 2010 diễn ra quá nhanh gọn, nó được so sánh với Arsène Lupin, tên trộm hư cấu nổi tiếng của Pháp, và cái tên ‘Người Nhện’, đã trở thành biệt danh cho tên kẻ trộm khéo léo thực hiện phi vụ này.

Năm đó, Vjeran Tomic, một tên trộm với biệt tài leo trèo đã ăn cắp các tác phẩm của MatissePablo Picasso với giá trị 104 triệu euro (89 triệu bảng)

Tomic khai với cảnh sát rằng anh ta đột nhập vào bảo tàng lúc 3 giờ sáng với hy vọng lấy trộm một tác phẩm của họa sĩ lập thể người Pháp – Fernand Leger, nhưng do lỗ hổng bảo mật mà hệ thống chuông báo động trong bảo tàng lại không reo. Vậy là ‘tiện tay’, Tomic lấy thêm 4 tác phẩm khác, trả lời báo chí anh ta nói “Đây là phi vụ đơn giản nhất và cũng là lớn nhất từ trước đến nay của tôi.”

2. Mona Lisa bị đánh cắp khỏi bảo tàng Louvre, Ý (1911)

Ảnh: Roger-Viollet/Getty Images

Mona Lisa luôn là mục tiêu hàng đầu của những tên trộm nghệ thuật và năm 1911, Vincenzo Peruggia, một tên trộm người Ý, đã thực hiện phi vụ trộm cắp nghệ thuật lớn nhất của thế kỷ 20.

Theo cuộc thẩm vấn của Peruggia tại Florence sau khi bị bắt, hắn vào bảo tàng vào ngày 21/8/1011 khoảng 7 giờ sáng, qua cánh cửa nhân viên của bảo tàng Louvre. Peruggia khai nhận anh ta mặc bộ đồ đồng phục màu trắng để cải trang thành nhân viên của bảo tàng. Khi Salon Carré, nơi Mona Lisa treo không có ai, anh nâng bức tranh ra khỏi bốn cái chốt sắt đã gắn nó vào tường và mang nó đến một cầu thang dịch vụ gần đó.

Ở đó, Peruggia tháo vỏ bảo vệ và khung của bức tranh, nhưng vì chỉ cao 160 cm mà kích thước Mona Lisa đo khoảng 53 cm x 77 cm, do đó, hắn đã cởi áo khoác của mình và quấn nó quanh bức tranh, giấu nó dưới cánh tay, và rời khỏi Louvre qua cửa nhân viên.


1. Vụ trộm Bảo Tàng Isabella Stewart Gardner (1990)

Bảo tàng Isabella Stewart Gardner, ảnh: Sean Dungan

Vào đêm Ngày Thánh Patrick 18/3/1990, vụ trộm vĩ đại nhất lịch sử nghệ thuật đã diễn ra theo một kịch bản không thể xuất sắc hơn. Hai người đàn ông đeo râu giả mặc đồng phục cảnh sát bước vào cửa bảo tàng Isabella Stewart Gardner thông báo với nhân viên bảo vệ rằng khu phố đang xảy ra tình trạng bạo loạn và cần vào bảo tàng để kiểm tra tình hình.

Khi vào được bên trong, hai tên trộm hạ gục các nhân viên bảo vệ, chỉ trong 81 phút chúng đã lấy cắp 13 bức tranh giá trị của bảo tàng gồm có: 5 tác phẩm của Degas, 3 tác phẩm của Rembrandt, 3 tác phẩm của Rubens, 1 tác phẩm của Vermeer và 1 tác phẩm của Monet. Trong đó bức “Bài học âm nhạc” của Vermeer trị giá 250 triệu đô la, tức là bằng một nửa giá trị của tất cả các tác phẩm nghệ thuật đã bị đánh cắp.

Biên tập: Hoàng
Nguồn: Artnews

Cùng tác giả

#Tag

art claude monet Heirstory Henry Moore monalisa picasso Pierre-Auguste Renoir rembrandt The Scream trộm nghệ thuật van gogh vermeer Vườn Monet

iDesign Must-try

/Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ - Picasso
/Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ - Picasso
Series /Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ là loạt bài giới thiệu và phân tích về chùm tranh tự họa của các họa sĩ…
/Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ - Rembrandt 
/Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ - Rembrandt 
Series /Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ là loạt bài giới thiệu và phân tích về chùm tranh tự họa của các họa sĩ…
Dẫu là nhật ký hay tư liệu, Iva Mikles cũng đều tạo nên những trang chia sẻ đáng yêu
Dẫu là nhật ký hay tư liệu, Iva Mikles cũng đều tạo nên những trang chia sẻ đáng yêu
Với mong muốn chia sẻ tất thảy những gì mình biết về nghệ thuật và sáng tạo, để mọi người được truyền cảm hứng và tạo nên những điều xinh…
Đoạn phim hiếm hoi ghi lại khoảnh khắc Claude Monet vẽ tranh tại khu vườn của ông ở Giverny
Đoạn phim hiếm hoi ghi lại khoảnh khắc Claude Monet vẽ tranh tại khu vườn của ông ở Giverny
Claude Monet là một trong những họa sĩ nổi tiếng nhất trong nhiều thế kỷ qua. Những hình ảnh đầy màu sắc, mang tính biểu tượng của ông đã khởi…
Chú ếch tròn ủm cùng các động tác yoga dẻo dai của Ding Hu
Chú ếch tròn ủm cùng các động tác yoga dẻo dai của Ding Hu
Với tạo hình mũm mĩm, chú ếch của Ding Hu tự tin thả dáng với nhiều động tác yoga, từ cơ bản đến khó nhằn. Tuy thoạt nhìn, các khung…
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 04/2023
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 04/2023
Dove tung ra quảng cáo để thay đổi ‘lý tưởng làm đẹp độc hại’ của thanh thiếu niên, Fanta ra mắt bộ nhận diện thương hiệu toàn cầu, Mr.Doodle tổ…