5 trong số những tác phẩm nổi tiếng nhất của René Magritte thu hút được tâm trí của người theo chủ nghĩa siêu thực

René Magritte là một trong những nghệ sĩ nổi tiếng nhất của phong trào Siêu thực thế kỷ 20. 

Hoạ sĩ René Magritte

Vào những năm 1920, họa sĩ người Bỉ đã tham gia một nhóm các nghệ sĩ trẻ muốn tạo ra tác phẩm tôn vinh tiềm thức và thế giới của những giấc mơ. Trong suốt những năm này và hơn thế nữa, Magritte đã xác định phong cách nghệ thuật độc đáo của mình mà các nhà phê bình gọi là “Chủ nghĩa hiện thực ma thuật” . Trong suốt sự nghiệp lâu dài của mình, ông đã tạo ra những bức tranh làm lu mờ ranh giới giữa thực tại và giả tưởng cũng như mời người xem đặt nghi vấn về những gì họ nghĩ rằng mình đã thấu hiểu.

Dưới đây là 5 bức tranh của René Magritte mang đến cái nhìn sâu sắc về tâm trí của người nghệ sĩ này.

01. THE TREACHERY OF IMAGES, 1929

Được vẽ khi Magritte 30 tuổi, The Treachery of Images là một phần của loạt tranh có những hình ảnh ghép với các từ. Tác phẩm cụ thể này cho thấy một chiếc tẩu với cụm từ tiếng Pháp, “Ceci n’est pas une pipe” (“Đây không phải là một chiếc tẩu”). Magritte muốn nhấn mạnh rằng bức tranh không phải là một cái tẩu, mà là một bức tranh của một cái tẩu. Treachery of Images là một trong những tác phẩm nghệ thuật mang tính biểu tượng nhất của trào lưu Siêu thực, vì nó thách thức những nghịch lý của ngôn ngữ và hình ảnh thể hiện.

02. THE LOVERS II, 1928

Bức tranh sơn dầu này mô tả một người đàn ông và một người phụ nữ đang ôm và hôn nhau qua những tấm vải quấn quanh đầu. Khung cảnh bí ẩn khiến người xem đặt câu hỏi tại sao những người yêu nhau lại không thể thực sự giao tiếp hoặc chạm vào nhau.

Thật khó để suy đoán về một ý nghĩa riêng lẻ, tuy nhiên màu sắc của bức tranh ám chỉ một số chủ đề nhất định. Màu xanh lam trên nền liên quan đến nước, thường tượng trưng cho sự sống. Người phụ nữ mặc màu đỏ, có lẽ đại diện cho tình yêu hoặc sự đam mê. Người đàn ông trong tranh mặc một bộ đồ đen, tông màu thường liên quan đến cái chết. Các tấm khăn che có màu trắng hoặc hơi xám, có thể thể hiện sự trong sạch hoặc tinh khiết bị vấy bẩn. Nhiều người khác giải thích tác phẩm hệt như một bức chân dung về sự cô lập của con người, và miêu tả về việc chúng ta không thể thấu hiểu được hết mọi thứ ngay cả với những người bạn đồng hành thân thiết nhất của chúng ta.

Vào ngày 12 tháng 3 năm 1912, mẹ của Magritte buồn bã qua đời do tự tử sau khi dìm mình xuống sông Sambre ở miền bắc nước Pháp. Khi bà được tìm thấy, Magritte, 13 tuổi đã có mặt tại hiện trường. Chiếc váy che đi khuôn mặt của bà, một hình ảnh có lẽ đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến một số tác phẩm sơn dầu mà nghệ sĩ vẽ về những người có vải che khuất khuôn mặt của họ, bao gồm cả The Lovers II.

03. THE FALSE MIRROR, 1929

Mắt người là chủ đề thu hút nhiều nghệ sĩ Siêu thực, vì họ tin rằng nó đại diện cho cầu nối giữa bản thân và thế giới bên ngoài. The False Mirror, được vẽ vào năm 1929, có chỉ một mắt duy nhất chiếm trọn toàn bộ bức tranh. Nó nhìn chằm chằm vào người xem với chi tiết và kết cấu chân thực. Con ngươi của mắt lơ lửng trên bầu trời đầy mây, trông như thể phần mống mắt là một cửa sổ hình tròn. Nhiếp ảnh gia theo trường phái siêu thực Man Ray – người sở hữu tác phẩm từ năm 1933 đến năm 1936 – đã nhận ra tính hai mặt của The False Mirror, khi ông mô tả tác phẩm như một bức tranh “quan sát nhiều như chính nó được quan sát”.

04. GOLCONDA, 1953

Mặc dù Magritte sống một cuộc sống bình lặng, thuộc tầng lớp trung lưu, nhưng ông đã có thể biến những điều bình thường thành một thứ gì đó kỳ diệu. Golconda mô tả một khung cảnh ngoại ô siêu thực nơi vô số người đàn ông gần như giống hệt nhau mặc áo khoác sẫm màu và đội mũ quả dưa bay lơ lửng trong không khí như những quả bóng bay. Bản thân Magritte cũng sống trong một môi trường và ăn mặc tương tự như các chủ thể trong bức tranh, vì vậy có thể dễ dàng cho rằng tác phẩm này là một bức chân dung tự họa của chính ông. Tuy nhiên, tiêu đề Golconda do bạn của Magritte và nhà thơ Louis Scutenaire cung cấp. Golconda là một thành phố đổ nát ở bang Andhra Pradesh, Ấn Độ, gần Hyderabad. Từ giữa thế kỷ 14 cho đến cuối thế kỷ 17, thành phố là thủ đô của hai vương quốc giàu có và là trung tâm của ngành công nghiệp kim cương huyền thoại trong khu vực. Ẩn trong bức tranh, người đàn ông lớn bên ống khói của ngôi nhà bên phải bố cục được cho là đại diện cho Scutenaire.

05. THE SON OF MAN, 1964

Có lẽ đây chính là tác phẩm nổi tiếng nhất của Magritte, The Son Of Man được vẽ vào năm 1964 là tác phẩm về một bức chân dung tự họa. Bức tranh sơn dầu vẽ chính họa sĩ, mặc áo khoác ngoài và đội mũ quả dưa, đứng cạnh bức tường ngắn với khung cảnh bên bờ biển. Khuôn mặt của ông phần lớn bị che khuất bởi một quả táo xanh lơ lửng, nhưng nếu bạn nhìn đủ gần, bạn có thể thấy đôi mắt của anh ta đang lấp ló trên mép và lá của nó.

Bức tranh là một phần của loạt tranh và thường được xếp chung nhóm với hai tác phẩm khác được sản xuất trong cùng một năm. Đầu tiên là Magritte’s Man in the Bowler Hat có một nhân vật tương tự có khuôn mặt bị che khuất bởi một con chim đang bay. Thứ hai là The Great War of the Facades miêu tả một người phụ nữ ăn mặc sang trọng với những bông hoa đang nở trên mặt.

Nói về The Son of Man, Magritte chia sẻ, “Ít nhất nó cũng đã giấu đi một phần gương mặt. Chà, vậy là bạn có một gương mặt rõ ràng, quả táo, giấu đi cái hữu hình nhưng bị che giấu, khuôn mặt của con người. Đó là một cái gì đó xảy ra liên tục. Mọi điều chúng ta nhìn thấy đều che giấu một thứ gì đó khác, chúng ta luôn muốn thấy những gì được giấu kín bởi những thứ ta thấy. Có một mối quan tâm trong đó được che giấu và điều mà chúng hiển thị lại không cho phép chúng ta thấy. Mối quan tâm này có thể tồn tại ở dạng một cảm giác mãnh liệt, một loại xung đột, người ta có thể nói, giữa cái hữu hình đang bị che giấu và cái hữu hình đang hiện hữu”.

Người dịch: Nam Vu

Nguồn: mymodernmet

Cùng tác giả

#Tag

arts iconic painting rene magritte surrealism

iDesign Must-try

Dẫu là nhật ký hay tư liệu, Iva Mikles cũng đều tạo nên những trang chia sẻ đáng yêu
Dẫu là nhật ký hay tư liệu, Iva Mikles cũng đều tạo nên những trang chia sẻ đáng yêu
Với mong muốn chia sẻ tất thảy những gì mình biết về nghệ thuật và sáng tạo, để mọi người được truyền cảm hứng và tạo nên những điều xinh…
‘Loving Tone-deaf Fellas’: Tác phẩm Siêu Thực vẽ bằng mực của của Trí Lê
‘Loving Tone-deaf Fellas’: Tác phẩm Siêu Thực vẽ bằng mực của của Trí Lê
Những ngày gần đây, một tài khoản có tên Lê Trí đã thu hút đông đảo sự quan tâm của cộng đồng vẽ minh họa Việt khi chia sẻ một…
René Magritte (Phần 2)
René Magritte (Phần 2)
Vào năm 1919, René Magritte nhìn thấy bức tranh Khúc hát tình yêu (The Song of Love) (1914) của Giorgio de Chirico và miêu tả về khoảnh ấy như “một…
René Magritte (Phần 1)
René Magritte (Phần 1)
Một “sự ngộ nhận kinh hoàng” là cách Magritte mô tả cách ông thức dậy khỏi một giấc mơ nơi ông nhìn thấy một quả trứng thay cho một con…
Nghệ thuật hiện đại và những trường phái trong giai đoạn nghệ thuật này
Nghệ thuật hiện đại và những trường phái trong giai đoạn nghệ thuật này
Nghệ thuật hiện đại nổi tiếng với nhiều tính thẩm mỹ tiên phong và được tôn vinh là phong trào nghệ thuật có tư duy tiến bộ. Phát triển trong khoảng…
Ta thấy gì trong bức tranh ‘Cô gái đọc thư bên cửa sổ đang mở’ của Vermeer?
Ta thấy gì trong bức tranh ‘Cô gái đọc thư bên cửa sổ đang mở’ của Vermeer?
Cô gái đọc thư bên cửa sổ đang mở là một bức tranh sơn dầu trên chất vải của họa sĩ Johannes Vermeer có từ năm 1657-1659. Tác phẩm nghệ…