Bộ ảnh “Shanzhai” tái hiện lại những công trình ‘kiến trúc sao chép’ ở Trung Quốc

Vào thế kỷ ba TCN, sau khi hạ được quân địch, hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, Tần Thuỷ Hoàng, đã bắt chước xây nên những toà lâu đài của họ trong thành phố của chính mình. Thực tế, điều này không xuất phát từ lòng tự hào hay ghen tị mà đúng hơn là cách để giương oai quyền lực.

Đây là phương thức để ông ấy thể hiện rằng mình cũng có thể thiết kế và sở hữu những kiến trúc như thế trong chính thủ đô của mình. Thái độ này ở Trung Quốc đối với việc “duplitecture” (kết hợp giữa duplicate và architecture, có nghĩa là kiến trúc sao chép), đã tồn tại qua hàng thập kỷ, mặc dù nó không tập trung ở những vương quốc lân cận mà xa hơn về những quốc gia phía Tây – đặc biệt là Ý, Pháp và vương quốc Anh.

Phong cách kiến trúc này là tâm điểm trong loạt ảnh Shanzhai của nhiếp ảnh gia sinh ra và sinh sống tại London Cian Oba-Smith thực hiện. Cian lần đầu tiên khám phá ra hiện tượng sao chép kiến trúc trong những luận văn của mình tại trường đại học, nhưng ông không có nhiều tiền tại thời điểm đó để đi đến Trung Quốc. Thay vì thế, ông dành thời gian chuẩn bị cho một chuyến trong tương lai bằng cách tìm hiểu tường tận về chủ đề này. Trong khoảng thời gian đó, ông đã đến Thames Town, một khu vực ở phía tây nam Thượng Hải được đặt tên theo con sông nổi tiếng ở London và xây dựng theo lối kiến trúc Anh.

Nói về sự xuất hiện của những thị trấn này, Cian kể: “Ban đầu, phần lớn chúng đều là những thị trấn bỏ hoang, với rất ít người hoặc chẳng có ai sinh sống. Không đủ nhu cầu đất đai vì giá cả cao và hàng quán không chịu mở cửa vì chẳng có khách hàng để phục vụ”. Nhưng sau sự phát triển vượt bậc của tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc, những nơi này bắt đầu thăng hoa, với một vài nơi tập trung dân cư lên đến mười ngàn người.

Mặc dù lối kiến trúc này nở rộ ở Trung Quốc, những thị trấn mà Cian chọn để khắc hoạ trong loạt ảnh của mình lại chỉ tập trung ở Hàng Châu và Thượng Hải. Thượng Hải được thiết kế như một phần của chính sách Một thành phố, Chín thị trấn (One City, Nine Towns) vào năm 2001, và hoàn tất vào năm 2007. Ý tưởng xây dựng những thị trấn như thế này với mục đích nhằm xoá bỏ tình trạng gia tăng nhu cầu đất đai của Thượng Hải.

Điều khiến Cian thực sự hứng thú với những thị trấn trên là cách chúng tượng trưng cho sự Tây hoá trên phổ rộng của Trung Quốc và sự đứt gãy với kết nối truyền thống vốn có. Khi quốc gia đang liên tục nỗ lực hướng đến vị trí cường quốc thế giới, họ không có nhiều thời gian để những dáng hình mới nở của kiến trúc hiện đại Trung Quốc kịp phát triển và trưởng thành. Vì thế những phong cách này trở nên được ưa chuông, đặc biệt là những công trình của Ma Yansong, người đồng sáng lập của công ty kiến trúc MAD tại Bắc Kinh, đã lấy cảm hứng từ thiết kế truyền thống của Trung Quốc và kết hợp nó với những kết cấu đương đại. Tuy nhiên, ở Trung Quốc không có nhiều không gian cho sự đổi mới trong kế hoạch chủ dành cho việc mở rộng.

Mặc dù có rất nhiều ảnh hưởng từ con số và tổ chức để đổi hướng kiến trúc đất nước khỏi lối phong cách ăn theo phương Tây, những thị trấn trong ảnh chụp của Cian vẫn tiếp tục nở rộ. “Tôi từng nói chuyện với một sinh viên người Trung đang học Thạc sỹ ngành Lịch sử ở Hàng Châu, và anh ấy tổng kết thế này: ‘Người Trung không xây dựng vì nhu cầu, họ xây dựng vì lợi nhuận’. Nói cách khác, họ chẳng cần lấp đầy những khu vực này ngay lập tức, vì họ biết chắc chắn nhu cầu cuối cùng sẽ tăng – lượng dân số giờ đây đang là 1,46 tỷ và vẫn đang tiếp tục tăng”.

Nguồn: It’s Nice That

Cùng tác giả

#Tag

duplitecture kiến trúc trung quốc

iDesign Must-try

Isamu Noguchi (Phần 1)
Isamu Noguchi (Phần 1)
Isamu Noguchi – một nghệ sĩ và nhà thiết kế Nisei tức là người Nhật thế hệ thứ hai (tại Mĩ và Canada) – đóng vai trò rất quan trọng…
ELLE Fashion Show 2023: Giao lộ thời trang & Kiến trúc
ELLE Fashion Show 2023: Giao lộ thời trang & Kiến trúc
Ngày 07/12/2023 – ELLE Fashion Show 2023 chính thức công bố chủ đề GIAO LỘ THỜI TRANG & KIẾN TRÚC sẽ diễn ra vào ngày 20/12/2023 tại Dinh Độc Lập,…
Kasaya - nhà hàng chay với thiết kế lấy cảm hứng từ vạt áo cà sa
Kasaya - nhà hàng chay với thiết kế lấy cảm hứng từ vạt áo cà sa
Công trình được xây dựng trên khu đất 20x20m của phố Hàng Than (Hà Nội), với 8 tầng, trong đó 4 tầng nhà hàng, 1 tầng khối phụ trợ –…
Copenhagen giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu với kiến ​​trúc chống chịu khí hậu
Copenhagen giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu với kiến ​​trúc chống chịu khí hậu
Với việc Copenhagen (thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của Đan Mạch) đăng cai Đại hội Kiến trúc sư Thế giới UIA, thành phố đặt mục tiêu…
Hội quán Quảng Đông: Không gian văn hoá mới được phục dựng giữa lòng phố cổ Hà Nội
Hội quán Quảng Đông: Không gian văn hoá mới được phục dựng giữa lòng phố cổ Hà Nội
Với diện tích lên tới 1800 m2, hội quán Quảng Đông vừa được phục dựng là một quần thể kiến trúc cổ kính, đặc sắc thể hiện nỗ lực bảo…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…