Bộ phim “Me and Earl and the Dying Girl” và hành trình của một người hùng

Chủ đề mà Ten Minute Textualism muốn đề cập ở đây chính là “hành trình của một anh hùng”, một khái niệm thường dễ bắt gặp trong bất kỳ bộ phim điện ảnh nào. Cấu trúc này được bắt đầu bằng phân cảnh 1 (Act 1), khi nhân vật của chúng ta bước vào thử thách, và được đẩy lên đỉnh điểm khi buộc nhân vật phải chống lại thế lực gian ác hay phải đối mặt với nỗi sợ hãi của bản thân.

Một ví dụ hiện đại tuyệt vời về khái niệm trên chính là cảnh diễn ra ở bệnh viện trong Me and Earl and The Dying Girl.

Tóm tắt dành cho ai chưa xem qua phim thì Me and Earl and the Dying Girl được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên, có cốt truyện xoay quanh một học sinh trung học tên là Greg – cậu học sinh phổ thông có tính cách kỳ dị và dành phần lớn thời gian của mình để làm những bộ phim nhại theo phim cổ điển cùng với bạn mình là Earl. Cuộc đời nhàm chán của cậu thay đổi từ khi mẹ Greg nói cậu hãy làm bạn với Rachel, một cô gái cậu từng quen biết khi học ở trường Do Thái, người vừa được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Yêu cầu này khiến chàng Greg của chúng ta rơi vào một hành trình “khó nhằn”, bởi cậu không chỉ phải đối mặt với sự cô lập của bản thân mà diễn biến phim còn lên tới đỉnh điểm khi Greg đến thăm Rachel trong bệnh viện vào đêm vũ hội.

*Suỵt, nếu bạn có ý định xem phim một cách trọn vẹn cảm xúc thì hãy cân nhắc nên đọc tiếp bài không nhé, bài phân tích sẽ khó tránh khỏi việc spoil phim đấy*

Đối với thanh thiếu niên Mỹ, đêm vũ hội chứa rất nhiều ý nghĩa biểu tượng. Đó là một đêm không chỉ để bộc lộ tình yêu mà còn là thời điểm đánh dấu một đoạn đời niên thiếu trọn vẹn. Tuy nhiên, thay vì đến vũ hội thì Greg lại dành buổi tối trong bệnh viện. Một nơi không thể rõ ràng và cụ thể hơn khi được liên tưởng là nơi người ta chết. Mọi cảnh quay bắt đầu phức tạp hơn sau phân cảnh Greg tiến vào bệnh viện, ngày từ cảnh quay đầu tiên đã tạo cho người xem một bầu không khí u ám bao trùm trong khi lẽ ra nó nên đề cập đến tình yêu nhiều hơn. Điều này khiến phân cảnh bị chia ra ở cấp độ cơ bản nhất – đó chính là khi cả tình yêu và cái chết đều bị thử thách.

Một cảnh mang nhiều ý nghĩa ẩn dụ khác chính là khi Greg trong quá trình làm phim ngắn tặng Rachel, cũng là lần đầu tiên cậu trình chiếu cho Rachel xem. Liên kết về mặt cấu trúc của một bộ phim, đây là giai đoạn nhân vật chính của chúng ta bước vào chặng đường đầy cam go và phải chiến đấu vượt qua thử thách, đối mặt với nỗi sợ hãi của bản thân đã được nhắc đến ở phân cảnh 1 của phim.

Trong suốt phân cảnh 1 ở các bộ phim, nhân vật chính thường rơi vào chuỗi ngày lạc lối, bóng tối bao quanh cuộc sống và tất cả hy vọng đều không còn, hoặc tuyệt vọng khi phát hiện ra mình mắc căn bệnh hiểm nghèo sắp chết. Lúc này đây họ ý thức rằng mình phải tự vực dậy, rời bỏ cuộc sống tẻ nhạt ấy và cần khẳng định bản thân, tái sinh thành con người mới trong phân cảnh thứ 5 (Act 5). Đây chính là thời điểm các nhân vật sẽ trở lại cuộc sống hằng ngày của họ, mang theo những bài học mà họ có được từ chuyến hành trình nhiều trải nghiệm kia.

Olivia Cooke thủ vai cô nàng Rachel cá tính và quái dị khi sở hữu một bộ sưu tầm… kéo.

Trở lại bộ phim Me, Earl and the Dying Girl, kẻ thù tồi tệ nhất của Greg không ai khác chính là bản thân cậu. Đây là thời điểm duy nhất mà cậu có thể đánh bại “cái ác” và thừa nhận rằng cậu không muốn trở thành một người ẩn dật nữa. Hẳn rằng điều đầu tiên anh chàng cần làm lúc này chính là thú nhận tình cảm của mình dành cho Rachel. Khi chiếu bộ phim tự làm cho Rachel xem, Greg nói:

”Đó không phải là điều tớ muốn nói với cậu”.

Và ngay sau đó nội dung phụ hiện lên, bày tỏ điều Greg thực sự muốn nói thông qua bộ phim cậu tự làm chính là:

“Tớ yêu cậu”.

Một trong những cảnh quay lấy đi nhiều nước mắt của khán giả.

Mặc dù Greg đã cố gắng thừa nhận cảm xúc của mình với Rachel trước đây, nhưng đó chỉ là những cảm xúc thoáng qua, chẳng có gì rõ ràng khi cậu hời hợt mời cô đến buổi vũ hội ở giữa phim. Và bây giờ thì nhân vật chính của chúng ta đã có thể thực sự thấu hiểu cảm giác của mình và bày tỏ với người mình yêu, rằng cô ấy có ý nghĩa đối với cậu như thế nào thông qua bộ phim mình tự làm. Đó cũng chính là “biểu tượng” tình yêu mà Greg dành cho Rachel.

Xuyên suốt bộ phim, đạo diễn Alfonso Gomez-Rejon đã sử dụng máy quay góc cao để thể hiện ý đồ rằng Greg vốn đã định sẵn một trật tự cho thế giới này khi cậu tự mình phân loại mọi người ra thành từng nhóm ở đầu phim. Đạo diễn người Mỹ tin rằng vạn vật đều có một vị trí riêng của nó, và mỗi khung hình có một ý nghĩa nhất định qua từng góc máy hoặc chuyển cảnh tuân theo quy tắc 1/3, quy tắc vuông góc và quy tắc góc phần tư của màn hình.

Tuy nhiên, khi tình bạn của Rachel và Greg phát triển, đạo diễn Gomez-Rejon bắt đầu phá vỡ những quy tắc này với những thước phim được lia nhẹ, hoặc tận dụng không gian âm trong khung để làm nổi bật những chuyển biến trong nhận thức của Greg khi cậu bắt đầu suy xét về chính mình. Đây là một phân cảnh sở hữu những kỹ thuật quay khá rắc rối và phức tạp. Cuối cùng thì Greg cũng có sự thay đổi trong quan điểm về cuộc sống và cách nhìn của anh chàng về thế giới bên ngoài tích cực hơn. Và đó cũng là lý do một số cảnh được quay góc cận hơn, bộc tả sự thân mật đang dần phát triển giữa các nhân vật.

Rồi thảm kịch cũng đến và có chút muộn màng đối với Greg cũng như đối với Lester Burnham (Trong American Beauty), Charles Foster Kane (Trong Citizen Kane) và Macbeth (Trong Macbeth). Giai điệu của bản nhạc The Big Ship của Brian Eno bị phá vỡ trong giây lát bởi cơn ho của Rachel, dự báo về điềm không may, tất cả đều ngầm hiểu ngọn lửa sự sống của cô nàng cá tính kia đang dần thoi thóp, điêu tàn. Grey vội vã tìm sự giúp đỡ, và mẹ Rachel cùng y tá xuất hiện ở bên cạnh để hỗ trợ. Tiết tấu của bài hát vẫn được tiếp tục mặc dù ngày càng to và thống thiết hơn, gợi lên một dự cảm không lành về nỗi đau, mất mát và những đam mê, khao khát đang hoài dở. Tất cả như muốn che giấu những nỗ lực điên rồ đang giành lại sự sống cho Rachel. Nhưng rồi, dường như không gì có thể ngăn chặn những điều sẽ diễn ra tiếp sau đó, tựa như những nốt nhạc cuối của The Big Ship – dồn dập và xa xôi, day dứt cùng nhiều nuối tiếc.

Rachel tự cho mình một khoảnh khắc ít ỏi để ở gần với mẹ, lời tạm biệt cuối cùng được truyền tải thông qua ánh mắt, trước khi quay lại nhìn cái màn hình trước mặt cô – nơi mà Greg đang đứng đấy và che khuất đi tầm nhìn của Rachel với bộ phim vẫn đang được chiếu. Giải nghĩa ở phân cảnh này, Greg dường như đã tan vào chính bộ phim của mình, và Rachel vẫn tiếp tục nhìn chằm chằm hướng ấy. Cô không chỉ yêu những gì Greg đã làm cho mình, mà cô còn yêu Greg nhiều hơn thế nữa. Vào những giây cuối khi thần chết mang Rachel đi, tất cả những gì cô muốn làm là nhìn cậu lần cuối và thú nhận tình cảm của cô dành cho cậu.

Sau đó Greg phải ra khỏi phòng bệnh theo yêu cầu và bị bao phủ bởi ánh đèn ngoài hành lang. Đó là thời khắc cậu phải trải qua thử thách của mình, hoàn toàn đánh bại “kẻ thù bên trong” và thêm một lần nữa tái sinh con người mới, trở về hiện thực. Trong chặng đường phía trước, Greg sẽ bắt đầu chiêm nghiệm và vận dụng những bài học mà cậu đã có trong “chuyến hành trình” vừa qua, hướng đến một cuộc sống không có Rachel, cùng những bài học mà cô đã dạy.

Greg như rơi vào vực sâu nhưng đây cũng là thời khắc cậu dần trưởng thành.

Dù rằng bi kịch kia chỉ xảy ra trong một đoạn ngắn của bộ phim, nhưng chính những phân cảnh ấy lại càng dễ chiếm tình cảm của người xem hơn cả. Chúng ta hiểu rằng hành trình của các nhân vật đang dần đi đến hồi kết, từng nhân vật có thể cho người xem thấy một hình ảnh hoàn toàn mới, một con người mới vừa được tái sinh – khác hoàn toàn với nhân vật tẻ nhạt, lạc lối mà người xem gặp ở đầu bộ phim.

Có những cảnh mang nghĩa đen tường tận về cái chết, nhưng sau cùng tất cả những gì chúng ta có thể thấy là tình yêu mà Greg và Rachel dành cho nhau thật đẹp và đáng nhớ. Một khoảnh khắc mộc mạc, giản dị nhưng không kém phần tinh tế lại có thể chạm đến lòng trắc ẩn của mỗi người, dễ dàng lấy đi nước mắt của bất cứ ai, kể cả người khó tính nhất. Và cũng sẽ không có nhiều bất ngờ khi Me and Earl and the Dying Girl giành hai giải thưởng lớn nhất của LHP độc lập Sundance lần 31 là “Grand Jury” (Giải thưởng của Ban giám khảo) và “Audience Awards” (Giải khán giả bầu chọn). Nếu bạn trông thấy nàng Rachel có chút quen quen thì iDesign bật mí thêm đây cũng chính là người đẹp kiên cường Samantha Evelyn Cook trong bộ phim hot không kém gần đây Ready Player One (tựa tiếng Việt: Đấu trường ảo).

Cấu trúc người hùng hay còn được biết dưới cái tên “Hero’s Journal” do nhà văn đại tài Joshep John Campbell tạo ra. “Hero’s Journal” là một “công thức” được áp dụng trong nhiều bộ phim điện ảnh với mỗi phân cảnh là một sự kiện của nhân vật. Tất nhiên không phải rập khuôn theo lối mòn anh hùng đi giết quái vật, săn đuổi kẻ xấu, mà tác giả ẩn ý rằng bất cứ cá nhân nào trong chúng ta cũng chính là một anh hùng của cuộc đời mình.

Cũng như Greg, cậu cần phải bước ra khỏi vùng an toàn của mình và trải nghiệm khiến cậu dần thay đổi quan điểm về thế giới xung quanh. Những bài học từ cô bạn Rachel chính là kinh nghiệm, những điều đáng nhớ để cậu mang theo trong cuộc sống. Xin dừng bài phân tích bằng một câu nói nổi tiếng của Joshep John Campbell:

“Kho báu mà bạn tìm nằm trong cái hang mà bạn sợ.”

(“The cave you fear to enter holds the treasure you seek”)

Tác giả: Ted Wilkes
Người dịch: Lynnette Dinh
Nguồn: Methodsunsound

Cùng tác giả

#Tag

Alfonso Gomez-Rejon hero's journal Joshep John Campbell kỹ thuật quay phim me and earl and the dying girl phân tích phim tua phim điện ảnh

iDesign Must-try

Xem Lê Phan vẽ lại những khung cảnh điện ảnh tiêu biểu bằng màu nước
Xem Lê Phan vẽ lại những khung cảnh điện ảnh tiêu biểu bằng màu nước
Dạo quanh Instagram của nam hoạ sĩ trẻ, ánh mắt ngay lập tức vào những khung cảnh tuy quen thuộc nhưng lại ngờ ngợ bởi cách vẽ mới mẻ, đặc…
Những chú mèo siêu thực trong poster phim Cộng hòa Séc và Ba Lan
Những chú mèo siêu thực trong poster phim Cộng hòa Séc và Ba Lan
Chẳng biết vô tình hay hữu ý, mèo xuất hiện rất nhiều trong những tấm poster phim của Séc và Ba Lan thập niên 1960 - 1970, với đủ hình…
Georges Méliès - người đặt nền móng cho các hiệu ứng trong lĩnh vực điện ảnh
Georges Méliès - người đặt nền móng cho các hiệu ứng trong lĩnh vực điện ảnh
Mặc dù máy tính đảm nhiệm hầu hết các công việc trong những bộ phim mà con người thưởng thức, nhưng có thể nói rằng nếu không có Méliès thì…
Những tựa phim Oscar để bạn thưởng thức trong kỳ giãn cách xã hội (phần 4)
Những tựa phim Oscar để bạn thưởng thức trong kỳ giãn cách xã hội (phần 4)
Những tựa phim Oscar tuần rồi thế nào? Bạn đã cày hết các bộ phim mà iDesign đã đề xuất? Tuần này, chúng mình sẽ khám thêm 4 tựa phim…
Đằng sau mối tình của Carl và Ellie trong phim ‘Up’: Cảm hứng từ câu chuyện có thật
Đằng sau mối tình của Carl và Ellie trong phim ‘Up’: Cảm hứng từ câu chuyện có thật
Chuyến hành trình đầy gian nan, thử thách nhưng cũng vô cùng thú vị của bộ phim Up đã trở thành tuổi thơ của rất nhiều khán giả. Trong đó,…
Những tựa phim Oscar để bạn thưởng thức trong kỳ giãn cách xã hội (phần 3)
Những tựa phim Oscar để bạn thưởng thức trong kỳ giãn cách xã hội (phần 3)
Tiếp nối loạt bài Những tựa phim Oscar để bạn thưởng thức trong kỳ giãn cách xã hội, tuần này iDesign sẽ mang đến bốn tựa phim “đáng dán mắt”…