Bức tượng ‘Rabbit’ không mặt của điêu khắc gia Jeff Koons bán được 91 triệu USD

6 năm sau khi bức tượng “Balloon Dog (Orange)” bán được gần 60 triệu USD, điêu khắc gia người Mỹ Jeff Koons lại gây chấn động khi thiết lập kỷ lục mới về giá: hơn 91 triệu USD với bức tượng thỏ không mặt.

Theo Đài CNN, bức tượng con thỏ vui vẻ không mặt chỉ cao khoảng 1m có tên Rabbit (Con thỏ) của nhà điêu khắc người Mỹ Jeff Koons, vừa trở thành tác phẩm nghệ thuật đắt giá nhất của một nghệ sĩ đang sống sau khi bán được hơn 91 triệu USD tối 15-5 tại nhà đấu giá Christie’s ở New York, Mỹ.

Kỷ lục mới được xác lập chỉ 6 tháng sau khi bức tranh “Portrait of an Artist (Pool With Two Figures),” (Chân dung của một họa sĩ – Hồ bơi với 2 hình ảnh) của họa sĩ David Hockney thiết lập “tiêu chuẩn” mới về giá của một tác phẩm nghệ thuật của nghệ sĩ đang sống với giá bán 90,3 triệu USD, cũng tại sàn đấu giá Christie’s ở New York.

Bức tranh của họa sĩ người Anh David Hockney đã có giá bán cao ở khoảng cách khá xa so với tượng Balloon Dog (Orange) (Chó bong bóng) cũng của nhà điêu khắc Jeff Koons bán được 58,4 triệu USD năm 2013, cũng từng là một kỷ lục về giá trong quá khứ.

Nhà đấu giá Christie’s thoạt đầu ước tính bức tượng thỏ không mặt của ông Koons sẽ bán được với giá trong từ 50-70 triệu USD. Tuy nhiên mức giá giành thắng lợi chung cuộc là 80 triệu USD, sau khi cộng thêm các khoản phí khác của nhà đấu giá, tổng cộng là 91,075 triệu USD.

Trước phiên đấu giá tối 15-5, nhà Christie’s mô tả tác phẩm điêu khắc của Jeff Koons là “một trong những tác phẩm mang tính biểu tượng nhất của nghệ thuật thế kỷ 20”.

Tượng thỏ không mặt vừa bán được giá kỷ lục là tác phẩm được ông Koons sáng tạo năm 1986 và thuộc bộ sưu tập của ông trùm truyền thông quá cố S.I. Newhouse. Trong hơn 30 năm qua, nó chưa từng được triển lãm công khai.

Các nhà phê bình cho rằng bức tượng “Rabbit” gợi nhắc tinh tế về những tác phẩm nổi tiếng thời trước như Constantin Brancusi, Marcel Duchamp và Andy Warhol.

“Tôi luôn nghĩ rằng bức tượng sẽ đặt trong điện thờ,” ông Deitch nói. “Nó lập tức được nghệ sĩ và giới phê bình thích thú, và giữ được tiếng vang của mình suốt những năm qua.”

Sự khẳng định này thậm chí còn ngọt ngào hơn đối với ông Koons, người có sự nghiệp gây khá nhiều tranh cãi và không thuận buồm xuôi gió lắm. Vào năm 2017, yêu cầu đặt hàng dần ít đi khi ông phải thu nhỏ lại phần lớn studio của mình. Những buổi đấu giá cho các tác phẩm giá trị nhất của ông gần như tuột dốc. Từ năm 2014, tác phẩm đấu giá cao nhất trong giới nghệ thuật đương đại cho tác phẩm của ông là 22.8 triệu USD, cho bức tượng nhôm màu sắc “Play Doh”, theo thông tin của Artnet.

Ông Koons từng bị kiện vì đạo nhái, vào năm 2016, ông làm phật lòng bộ Văn hoá Pháp khi gửi Paris bức tượng “Bouquet of Tulips”, lấy cảm hứng từ tượng Nữ thần Tự do, như lời tưởng niệm đến nạn nhân của lần khủng bố mới đây ở Pháp.

“Có rất nhiều khía cạnh kỳ lạ và không thể lý giải ở Jeff Koons, nghệ thuật và sự nghiệp của ông, khiến ta thấy thật khó để tiếp cận chúng’’, Roberta Smith viết trên tờ New York Times, phê bình về buổi triển lãm tưởng niệm tại Whitney Museum of American Art vào năm 2014.

Kỷ lục mới về tượng của điêu khắc gia Jeff Koons là một sự kiện tiếp nối cho một tuần “phá kỷ lục” trong lĩnh vực nghệ thuật tại New York. Trước đó, ngày 14-5, một bức tranh của danh họa Pháp, bậc thầy của trường phái ấn tượng Claude Monet, cũng đã bán được 110,7 triệu USD tại nhà đấu giá Sotheby’s, mức giá kỷ lục cho tới nay với một tác phẩm hội họa thuộc trường phái Ấn tượng.

Biên tập: Chilaxu

Cùng tác giả

#Tag

jeff koons nghệ thuật tuồng điêu khắc

iDesign Must-try

Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 2)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 2)
Trong hơn hai thập kỷ không ai thành công trong việc khái quát về nghệ thuật đương đại. Đầu tiên là mối lo sợ về chủ nghĩa bản chất, tiếp…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 1)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 1)
Nghệ thuật đương đại là một phần của cuộc đối thoại văn hóa liên quan đến các khuôn khổ bối cảnh lớn hơn như bản sắc cá nhân và văn…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Có thật là ta sắp tiến tới một thời đại không gian-thời gian mới, nơi những sản phẩm của ta sẽ hoàn toàn mang tính chân thực, đưa người xem…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Hiện nay, một số nền tảng cho phép người dùng số hóa và quốc tế hoá thị trường nghệ thuật.
Isamu Noguchi (Phần 1)
Isamu Noguchi (Phần 1)
Isamu Noguchi – một nghệ sĩ và nhà thiết kế Nisei tức là người Nhật thế hệ thứ hai (tại Mĩ và Canada) – đóng vai trò rất quan trọng…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Ngày nay, sự xuất hiện của nhiều loại công nghệ mới đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi mối quan hệ của ta với nghệ thuật.