Business Insider giới thiệu về sơn mài - hình thức nghệ thuật đắt giá của Việt Nam

Sơn mài là một hình thức tranh sơn phết truyền thống của Việt Nam được tạo ra từ một loại sơn độc được thu hoạch từ một vùng xa xôi của đất nước. Ảnh cắt từ video clip của Business Insider

Sơn mài là một hình thức tranh sơn phết truyền thống của Việt Nam được tạo ra từ một loại sơn độc được thu hoạch từ một vùng xa xôi của đất nước. Cùng với những loại vật liệu đắt tiền, nó đòi hỏi nhiều tháng thi công và chà nhám các lớp sơn để xây dựng nên hình ảnh bên dưới.

Chuyên trang Business Insider tại Hoa Kỳ đã đưa ra một cái nhìn sâu sắc về nghệ thuật và giải thích lý do tại sao những bức tranh này lại đắt đỏ hệt như tác phẩm đã được bán đấu giá với giá 972.000 USD năm ngoái.

Hoạ sĩ Phạm Chính Trung. Ảnh cắt từ video clip của Business Insider

Họa sĩ Phạm Chính Trung, người đã có gần 50 năm tâm huyết với nghề sơn mài cho biết “Bạn không bao giờ thực sự biết được bên dưới một bức tranh sơn mài là gì khi bạn đang hoàn thiện nó”. ông được Business Insider trích dẫn: “Quá trình này bao gồm việc các nghệ sĩ chà nhám tác phẩm thành hình dạng, từ từ để lộ màu sắc, tạo cho nghệ sĩ cảm giác mong đợi khi họ đang chuẩn bị vượt qua vạch đích và các nghệ sĩ yêu thích cảm giác đó,”.

Đây là một loại hình nghệ thuật có giá trị đáng kinh ngạc trong nền văn hóa Việt Nam, đòi hỏi cả thời gian, kỹ năng và nguyên liệu tự nhiên độc quyền để làm ra nó. Quá trình làm tranh sơn mài bắt đầu từ những khu rừng tại Việt Nam, nơi những người trồng rừng lấy nhựa từ một loại cây sáp độc có nguồn gốc từ Đông Nam Á được gọi là Rhus Succedanea. Người trồng rừng phải chặt hơn 400 cây để lấy từ 1 đến 1,5 kg nhựa.

Để lấy nhựa cây, người trồng rừng phải bắt đầu từ 4 giờ sáng, rạch trên vỏ cây và dùng vỏ trai để hứng nhựa. Ảnh cắt từ video clip của Business Insider

Theo chị Tạ Thị Thu Hương, một người dân trồng cây phúc bồn tử, cây sưa cho thu hoạch sau 3 năm trồng, sau đó có thể thu hoạch từ 4 đến 5 năm. Để lấy nhựa cây, người trồng rừng phải bắt đầu từ 4 giờ sáng, rạch trên vỏ cây và dùng vỏ trai để hứng nhựa, bà Hương cho biết thêm, sau 3-4 giờ mới thu được nhựa. Sau khi thu hoạch, sơn mài phải được loại bỏ hết tạp chất và trộn trong vài giờ trước khi được đưa vào sử dụng.

Một trong những đặc điểm cơ bản của sơn mài là độ sâu được tạo ra bằng cách sơn thêm nhiều lớp sơn và chà nhám chúng. Những lớp này không phải lúc nào cũng có thể nhìn thấy trong tác phẩm đã hoàn chỉnh nhưng là điểm khác biệt của tranh sơn mài với các phong cách tranh thông thường khác.

Nhựa cây sơn được thu hoạch để làm nguyên liệu vẽ tranh sơn mài. Ảnh cắt từ video clip của Business Insider

Với chất liệu sơn dầu, các họa sĩ vẽ từ sau ra trước, vẽ phong cảnh trước và các chi tiết sau. Quy trình làm tranh sơn mài thì ngược lại. Các nghệ sĩ trộn các thành phần tự nhiên để tạo ra màu sắc, như vỏ trứng để tạo màu trắng hoặc chu sa, một loại quặng độc, để tạo ra màu đỏ. Trong một số trường hợp, các nghệ sĩ còn thêm vào những lá bạc, đôi khi thậm chí là vàng, để tạo ra vẻ sáng bóng nhẹ nhàng. Những chất này có thể được xem là một trong những phần đắt giá nhất của sơn mài.

Hoạ sĩ Phạm Chính Trung cho biết “Phần gốc của chu sa là thủy ngân. 1 lạng chu sa, trên lòng bàn tay chỉ to bằng quả trứng cút nhưng có thể cảm nhận được độ nặng. Bạn thấy đấy – 1 triệu đồng Việt Nam (khoảng $45) cho một túi nhỏ như thế. Nó rất tốn kém để sử dụng, về mặt vật chất.”

Các nghệ sĩ trộn các thành phần tự nhiên để tạo ra màu sắc, như vỏ trứng để tạo màu trắng hoặc chu sa, một loại quặng độc hại, để tạo ra màu đỏ. Ảnh cắt từ video clip của Business Insider

Mặc dù nguyên liệu thô của bức tranh có thể đắt hơn nhiều phong cách khác, nhưng kỹ năng và công việc của người nghệ sĩ mới là thứ thiết lập nên giá trị cuối cùng. Cùng với việc đòi hỏi lòng kiên nhẫn vô bờ bến, mỗi tác phẩm đều vô cùng độc đáo và cực kỳ khó đoán. Đó là bởi các họa sĩ không bao giờ có thể chắc chắn về cách mà các lớp sẽ tái tạo thông qua việc chà nhám. Điều này có thể làm tăng giá trị của tác phẩm hoặc buộc một nghệ sĩ phải bắt đầu lại.

Người thực hiện phải cẩn thận để từng lớp sơn khô hoàn toàn trước khi chà nhám. Nếu không, màu sắc hoặc thiết kế có thể bị hủy hoại. Không có khoảng thời gian nhất định cho việc khô một lớp vì nó phần lớn phụ thuộc vào thời tiết hôm đó. “Để làm một bức tranh sơn mài, có thể mất hàng tháng,” ông Trung nói.

Sau nhiều tuần làm việc, các mảnh được đánh bóng bằng bột than, tạo nên bề mặt nhẵn và độ sáng bóng lâu dài của sơn mài. Ảnh cắt từ video clip của Business Insider

Sau nhiều tuần làm việc, các mảnh được đánh bóng bằng bột than, tạo nên bề mặt nhẵn mịn và độ sáng bóng lâu dài của sơn mài. Các nghệ sĩ đã sử dụng sơn mài để tạo ra lớp sơn bóng trong hàng nghìn năm. Một trong những ứng dụng nổi tiếng nhất của nó là đồ sơn mài Nhật Bản – đồ trang trí của nội thất, hộp và đồ ăn. Nhưng vào đầu thế kỷ 20, các nghệ sĩ Việt Nam đã phát triển niềm yêu thích với tranh sơn mài và tạo ra một phong cách riêng cho thế giới.

Ấn tượng như những tác phẩm này, quá trình này vừa tốn kém lại vừa gian khổ. Và đó là lý do tại sao hoạ sĩ Phạm Chính Trung tin rằng tương lai của truyền thống này sẽ phụ thuộc vào việc tìm kiếm thêm nhiều nghệ sĩ sẵn sàng học hỏi nó.

Sơn mài địa phương vươn ra thế giới

Hiện nay Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chính thức phê duyệt đề án xây dựng và công bố thương hiệu quốc gia cho nghệ thuật sơn mài Việt Nam đến năm 2030, theo Viet Nam News. Dự án nhằm thúc đẩy sự phát triển lớn mạnh cũng như giới thiệu mảnh đất và con người Việt Nam với bạn bè quốc tế thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa.

Một báo cáo từ Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm của Bộ cho biết dự án đã được thực hiện từ năm ngoái và chủ yếu tập trung vào công tác chuẩn bị khảo sát và lấy ý kiến từ các chuyên gia, nhà nghiên cứu và các quan chức quản lý. Theo đề án, các cơ quan, địa phương liên quan tập trung xây dựng logo, bộ nhận diện cho tranh sơn mài Việt Nam và ban hành các tiêu chuẩn liên quan đến chất liệu và phong cách sáng tạo.

Một trong những tác phẩm sơn mài của ông Chu Việt Cường. Ảnh kenhnghethuat.com

Đầu tư vào việc trồng cây Rhus ở phía bắc tỉnh Phú Thọ và thúc đẩy sản xuất sơn mài ở làng Hạ Thái của Hà Nội cũng sẽ được chú trọng. Một loạt các sự kiện sẽ được tổ chức nhằm quảng bá thương hiệu sơn mài Việt Nam, bao gồm các lễ hội, hội thảo, hội nghị, triển lãm quốc tế và quốc gia, các tour du lịch giới thiệu và khám phá làng nghề truyền thống.

Sách, tài liệu và video về hình thức nghệ thuật này cũng sẽ được xuất bản để thúc đẩy việc bán hàng làm quà lưu niệm. Liên hoan nghệ thuật sơn mài quốc tế cũng sẽ được tổ chức hai năm một lần nhằm quảng bá thương hiệu sơn mài của địa phương trên thị trường toàn cầu.

Cùng iDesign chiêm ngưỡng cận cảnh quá trình thực hiện một tác phẩm sơn mài qua bàn tay tài hoa của hoạ sĩ Phạm Chính Trung

Người dịch: Nam Vu

Nguồn: vietnamtimes

Cùng tác giả

#Tag

artist sơn mài Traditional tranh sơn mài vietnam

iDesign Must-try

Edvard Munch (Phần 1)
Edvard Munch (Phần 1)
Trong loạt bài hai phần về Edvard Munch, chúng ta tìm hiểu về một trong những hoạ sĩ tài năng nhất, gây tranh cãi nhất, có những tác phẩm độc…
Lạc vào thế giới điện ảnh màu sắc qua các tác phẩm của họa sĩ James Chapman
Lạc vào thế giới điện ảnh màu sắc qua các tác phẩm của họa sĩ James Chapman
Một điểm dễ dàng nhận thấy trong tranh vẽ của James Chapman là bảng màu rực rỡ cùng cách tiếp cận vô cùng hài hước. Tuy không sử dụng quá…
Quan điểm và cách sử dụng màu sắc trong minh họa của Victo Ngai
Quan điểm và cách sử dụng màu sắc trong minh họa của Victo Ngai
Theo Victo Ngai, mỗi chúng ta nên tiếp cận màu sắc một cách có chủ đích. Thay vì thêm màu ngẫu nhiên vào tác phẩm, bạn cần tự hỏi mục…
Bộ tranh minh họa “Nhật ký đi tiêm vắc xin” của X.Lan: Một cảm giác khá là … trúng số!
Bộ tranh minh họa “Nhật ký đi tiêm vắc xin” của X.Lan: Một cảm giác khá là … trúng số!
Nhật ký đi tiêm vắc xin là bộ tranh minh họa ghi lại những khoảnh khắc dễ mến của đội ngũ y bác sĩ, cán bộ và tình nguyện viên…
Nghe Monstio chia sẻ về công cuộc hóa thân họ nhà ‘báo’: Cái chữ trổ ra cái hình
Nghe Monstio chia sẻ về công cuộc hóa thân họ nhà ‘báo’: Cái chữ trổ ra cái hình
Để chào mừng Ngày Báo chí Cách Mạng Việt Nam (21/06/1925 - 21/06/2021), Monstio (một studio chuyên thiết kế sáng tạo các linh vật, nhân vật và minh họa nội…
Hơn 350 vết cắt giấy tạo nên một tác phẩm nghệ thuật phản ánh hình ảnh của một ý nghĩ
Hơn 350 vết cắt giấy tạo nên một tác phẩm nghệ thuật phản ánh hình ảnh của một ý nghĩ
Orpheus là một tác phẩm điêu khắc/ sắp đặt trên giấy được làm từ hơn 350 vết cắt giấy do nghệ sĩ Aivaras Ligeika tạo ra. Phòng trưng bày bằng…