Cầm viết vẽ sao cho đúng?

Khi nhắc tới việc vẽ sao cho tốt, sẽ có nhiều kĩ thuật cầm bút hơn bạn tưởng tượng đấy.

Bạn có thể sở hữu những công cụ tốt nhất trên thế giới, tuy vậy chúng sẽ trở nên vô dụng trừ khi bạn biết cách sử dụng. Bạn chắc hẳn biết cầm một cây bút ra làm sao, tuy nhiên liệu bạn có cầm đúng khi vẽ không? Cách mà hầu hết chúng ta cầm bút để viết hằng ngày có thể không hiệu quả, và sẽ đặt ta vào nhiều tình huống bị giới hạn khi vẽ.

Đơn giản, khi vẽ từ ngón tay và cổ tay (là khoảng di chuyển hẹp theo kĩ thuật viết tay chuẩn) không đạt hiệu suất chuyển động tối đa như khi vẽ mà có toàn bộ cánh tay và vai hỗ trợ chúng ta.

Hãy học cách cầm công cụ vẽ của mình như một người chuyên nghiệp với những bước sau đây. Sau đó, khi đã tự tin với kĩ thuật cầm nắm của mình, hãy xem qua các kĩ thuật vẽ bằng bút chì, trang bị cho mình chiếc bút chì tốt nhất có thể và tìm hiểu sâu hơn về hướng dẫn vẽ của chúng tôi.

1. Tìm hiểu hai kĩ thuật cầm bút

Có hai kỹ thuật cầm bút cơ bản: Tripod và Overhand.

Kĩ thuật cầm bút tốt sẽ giúp bạn vẽ tốt hơn theo đúng nghĩa đen bởi khi nắm chắc và kiểm soát được bất kì công cụ vẽ nào, mức độ tự tin để khám phá những gì mình có thể làm với nó sẽ tăng lên rất nhiều.

Có một vài cách để cầm bút vẽ. Hầu hết là biến thể của hai loại kĩ thuật cầm bút là Tripod và Overhand. Cả hai có thể được ứng dụng khi cầm nhiều loại công cụ vẽ khác nhau, tuy nhiên bạn sẽ thấy được sự liên quan giữa các loại công cụ hình ống (bút chì và bút mực) với kĩ thuật Tripod và các loại công cụ lớn hơn với kĩ thuật Overhand.

Cả hai kĩ thuật trên đều có đất dụng võ riêng, tuy nhiên kĩ thuật Overhand thường được coi là phương pháp của tay lão luyện hơn. Trước khi giải thích vì sao, hãy cùng tìm hiểu kĩ thuật Tripod.

2. Tìm hiểu kĩ thuật Tripod

Tripod là kĩ thuật mà chúng ta sử dụng khi viết bằng bút, do đó nó được biết đến như kĩ thuật viết. Bạn sẽ cầm bút bằng ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Thân bút cần tựa tự nhiên vào lòng bàn tay.

Hãy tránh đóng lòng bàn tay của mình bởi đây là yếu tố khiến thân bút nằm vào đốt ngón tay trỏ và cho phép chuyển động chỉ thông qua thao tác ngón tay. Bạn cũng cần tránh nắm đầu bút vì nó có thể giới hạn chiều dài và khiến các đường nét trở nên nguệch ngoạc và không liên tục.

Khi nào cần sử dụng kĩ thuật Tripod

Khoảng di chuyển của kĩ thuật Tripod có giới hạn, tuy nhiên nó có thể rất hữu ích khi hoàn thiện các phần nhỏ.

Dù khoảng chuyển động của kĩ thuật Tripod có giới hạn, nhưng nó hữu ích khi hoàn thiện các phần nhỏ của một bức vẽ lớn. Hãy cố gắng cầm thân bút cao một chút để khuỷu tay được linh hoạt hơn và hỗ trợ lực vẽ từ vai.

Kĩ thuật Tripod được ứng dụng phù hợp hơn khi làm việc trong môi trường vẽ nhỏ – khổ A4 hay nhỏ hơn. Hãy cố gắng đừng tựa tay lên mặt giấy bởi điều này có thể cản trở sự linh hoạt của cổ tay.

3. Thuần thục kĩ thuật Overhand

Nếu chưa từng sử dụng kĩ thuật Overhand, bạn có thể cảm thấy lạ lẫm lúc ban đầu nhưng lợi ích rất đáng để khổ luyện kĩ thuật này.

Đặt bút xuống một bề mặt phẳng và dùng ngón cái và 4 ngón còn lại để nhấc bút lên. 4 ngón tay cần nắm chắc vòng ngoài thân bút và ngón cái nắm phần đối diện, lúc nào cũng cần giữ lực nắm nhẹ nhàng.

Khi nào cần sử dụng kĩ thuật Overhand

Kĩ thuật Overhand có thể cho cảm giác lạ lẫm lúc ban đầu nhưng sẽ tăng độ linh hoạt và khoảng mà bạn có thể vẽ.

Kĩ thuật Overhand cùng một cây bút được tỉa gọt đúng cách sẽ tăng độ linh hoạt và vùng chuyển động mà bạn có thể vẽ bằng cách điều chỉnh cạnh ngòi bút.

Ví dụ, khi vẽ trên mặt phẳng đứng (một trong những hướng đặt khung vẽ tốt nhất), cách cầm bút theo chiều dọc (và toàn bộ phần cạnh tiếp xúc với mặt giấy), động tác kéo bút xuống sẽ tạo ra một nét đơn. Tuy nhiên khi bạn di chuyển phần cạnh ngòi bút sang trái hay phải theo chiều ngang, nó sẽ tạo ra nét đậm hơn.

4. Lợi ích từ kĩ thuật Overhand

Di chuyển ngón trỏ xa cạnh ngoài của cây bút đến phần đỉnh của thân bút.

Di chuyển ngón trỏ xa cạnh ngoài của cây bút đến phần đỉnh của thân bút. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát bút tốt hơn bằng cách kiểm soát thân bút và áp lực đặt lên đó.

Việc di chuyển cổ tay hướng ra ngoài có nghĩa là phần cạnh sẽ ít tiếp xúc với mặt giấy, từ đó tạo ra đường nét mỏng và bén hơn. Hãy thu cổ tay lại và bạn sẽ áp nhiều cạnh hơn lên mặt phẳng, mở rộng và làm nhẹ đường nét hơn.

5. Thử qua các bài tập kĩ thuật Overhand

Một cách để thay đổi độ đậm nét là đổi nhẹ góc cổ tay.

Một cách khác để thay đổi độ đậm nét là đổi nhẹ góc cổ tay khi vẽ một nét liền để xoay cổ tay nhằm tăng/giảm phần cạnh tiếp xúc với bề mặt.

Đề xây dựng kí ức cơ bắp hãy thử bài tập sau đây: Viết nhiều chữ X bất kì lên mặt giấy, nối chúng bằng những đường nét ngắn dài liên tục với độ đậm nhạt linh hoạt tùy ý. Sử 4 chữ X gần nhau (nằm hướng bắc, nam, đông, tây) để thực hành vẽ Ellipse.

6. Hình vẽ

Trau dồi sự tự tin bằng cách tìm hiểu những hình bạn có thể vẽ với từng kĩ thuật.

Trau dồi sự tự tin bằng cách tìm hiểu những hình bạn có thể vẽ với từng kĩ thuật. Nền tảng của mỗi bức vẽ có thể chia ra thành 3 yếu tố cơ bản: đường nét, sắc thái và chất liệu.

Bạn càng có nhiều cách tạo những yếu tố này thì bức vẽ sẽ trở nên càng “rộng”. Hình dạng có thể được tạo ra bằng các nhân tố: phương hướng, góc độ, tốc độ và áp lực. Hãy thử viết lên giấy những hình dạng thử nghiệm có những tính chất này.

Tác giả: Paul Tysall
Người dịch: Đáo
Nguồn: Creative Bloq

Cùng tác giả

#Tag

cầm bút drawing for beginner drawing tutorial how to grasp a pen overhand tripod

iDesign Must-try

Giới thiệu 4 loại bút vẽ tốt nhất cho các họa sĩ
Giới thiệu 4 loại bút vẽ tốt nhất cho các họa sĩ
Với bất kì họa sĩ mới vào nghề nào, việc tìm ra ngòi bút vẽ phù hợp giữa hàng trăm kiểu dáng và kích thước khác nhau gây ra không…
Chuỗi video miễn phí dành cho người mới tập vẽ đến từ Dẫu Phải Giải Phẫu
Chuỗi video miễn phí dành cho người mới tập vẽ đến từ Dẫu Phải Giải Phẫu
Giải phẫu học (anatomy) luôn là bài học khó nhằn dành cho những ai vừa mới loạng choạng bước chân vào tập vẽ. Hiểu được điều ấy, Nguyên (phone.nguyen) -…
Bản phác thảo hoạt ảnh: 8 phương pháp để cải thiện bản vẽ của chính bạn
Bản phác thảo hoạt ảnh: 8 phương pháp để cải thiện bản vẽ của chính bạn
Chúng tôi muốn mời bạn dạo chơi và khám phá những khía cạnh không thành văn, mơ hồ và vô hình của việc làm nghệ thuật
‘Thật như đùa’ - Tuyệt chiêu vẽ truyện tranh khi bạn không biết vẽ
‘Thật như đùa’ - Tuyệt chiêu vẽ truyện tranh khi bạn không biết vẽ
Đã nhiều lần bạn muốn tự mình vẽ ra những bộ truyện tranh thú vị, nhưng bạn không biết vẽ, hoặc vẽ không đẹp, hoặc không có khiếu hài hước.…
Chia sẻ từng-bước-một bí kíp để vẽ lên tay từ họa sĩ Taji Joseph
Chia sẻ từng-bước-một bí kíp để vẽ lên tay từ họa sĩ Taji Joseph
Dựng hình và tạo khối luôn là một trong những kỹ thuật tương đối khó trong hội họa. Tuy nhiên, những họa sĩ đi trước luôn mong muốn có thể…
5 bài tập vẽ giúp bạn phân biệt sự khác nhau giữa quan sát và tư duy
5 bài tập vẽ giúp bạn phân biệt sự khác nhau giữa quan sát và tư duy
Hãy cùng phân tích những khía cạnh khác nhau của việc quan sát để củng cố tư duy hình ảnh qua những bài tập vẽ sau. Bài tập 1: “Không…