Chiêm nghiệm nét đẹp nguyên sơ của tà áo dài Việt qua bộ ảnh ‘Portraits of Ao Dai’ của Chiron Dương

Áo Dài, quốc phục của người Việt Nam có lẽ là chất liệu quá đỗi quen thuộc với cộng đồng sáng tạo Việt. Tuy nhiên, việc giữ được bản sắc của chiếc Áo Dài nguyên bản trong các tác phẩm nghệ thuật dường như vẫn chưa thực sự được chú trọng. Trăn trở với những câu hỏi: Tại sao chúng ta lại chụp Áo Dài với các kiểu tóc và cách trang điểm mang cảm hứng Trung Quốc, Hàn Quốc,vvv. Hoặc tại sao có một số nhà thiết kế lại biến Áo Dài thành các thiết kế thảm họa? – Chiron Dương – một nhiếp ảnh gia Việt Nam trẻ tuổi đã bắt tay thực hiện dự án “Portraits of Ao Dai – Chân dung Áo Dài” (365 days with Ao Dai) với mong muốn được thể hiện sự gắn kết giữa phong cách của mình với hình ảnh chiếc Áo Dài truyền thống.

Chiron Dương tên thật là Dương Quang Đạt (sinh năm 1996), hiện đang là một nhiếp ảnh gia Việt Nam. Lĩnh vực chủ yếu mà Chiron theo đuổi là nhiếp ảnh thời trang và Fine Art Photography (nhiếp ảnh nghệ thuật), đồng thời Chiron còn là một kiến trúc sư cảnh quan. 

“Nguồn cảm hứng cho các tác phẩm thời trang của mình đến từ nền văn hóa truyền thống của Việt Nam, cũng như các quốc gia châu Á khác. Mình đã khám phá và học hỏi qua nhiều nghiên cứu cá nhân và nhận thấy rằng:

Chiron nỗ lực truyền tải những cảm xúc huyền bí về văn hóa dân gian, tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống của người châu Á thông qua những bức ảnh mang màu sắc tâm linh, thời trang cũng như sự giao thoa giữa văn hóa phương Tây và phương Đông, đặc biệt là văn hóa Việt Nam. Bạn ấy cũng áp dụng nhiều kỹ thuật trong nhiếp ảnh để tạo cảm xúc cho các tác phẩm của mình thay vì cố gắng tạo ấn tượng thị giác. 

Chiron Duong cũng đã từng nhận được giải nhất Picto Prize for Fashion Photography 2020 và tác phẩm của Chiron cũng đã được triển lãm tại nhiều quốc gia như Việt Nam, Pháp, Trung Quốc, vvv

Behance | Instagram | Facebook

Chia sẻ về cảm hứng thực hiện bộ ảnh Portraits of “Ao Dai”, Chiron chia sẻ: “Một hôm, mình được nhiều bạn nước ngoài hỏi về Áo Dài, nhưng tiếc là mình chưa chụp được nhiều ảnh về trang phục này. Vì vậy mình quyết định bắt đầu dự án chụp Áo Dài truyền thống dựa trên những giá trị truyền thống và hiện đại độc đáo.”

Nào, hãy cùng chúng mình trò chuyện với Chiron để khám phá câu chuyện thú vị đằng sau Portraits of “Ao Dai” nhé! 

Hãy nêu lên những cái tên (về một nhân vật, bộ phim, tác phẩm,… nổi tiếng nào đó) có tác động hoặc ảnh hưởng đến phong cách nhiếp ảnh mà bạn theo đuổi?

Ghibli studio và những bộ phim hoạt hình Ghibli có tác động đến quan điểm và cách sáng tạo của mình đối với các dự án nghệ thuật cá nhân.

Nếu mô tả phong cách nhiếp ảnh của mình trong 3 “cụm” từ, bạn sẽ dùng những từ ngữ nào? 

“Chân không diệu hữu”

“Lãng Mạn”

“Ranh giới tương phản và tương đồng”

Bạn có thể chia sẻ về tinh thần chảy xuyên suốt trong dự án Portraits of “Ao Dai”?

Mình được nhiều bạn bè quốc tế hỏi một câu hỏi rất hay về sự ảnh hưởng của trang phục truyền thống Việt Nam là Áo Dài lên phong cách nhiếp ảnh thời trang của mình. Sau những tìm hiểu cá nhân, mình đã trả lời được câu hỏi này, tất cả xuất phát từ nguồn gốc cá nhân và nơi chốn hình thành nên sự mềm mại, bay bổng, hiền diệu, nhân từ,… trong phong cách nhiếp ảnh của mình.

Sau đó mình bắt đầu với “Portraits of Ao Dai” (365 days with Ao Dai) để thể hiện sự gắn kết phong cách của mình với hình ảnh Áo Dài – một nhận diện độc đáo của Việt Nam. 

Thông qua bộ ảnh này, mình đặt ra các giai đoạn khác nhau để kể các câu chuyện khác nhau, từ các cảm hứng khác nhau như: ký ức cá nhân của mình về hình ảnh Áo Dài xuất phát từ tuổi thơ đến lúc trưởng thành; Áo Dài trong thơ ca và hội hoạ Việt Nam; Áo Dài với tình yêu quê hương Việt Nam; Áo Dài với các hoạt động văn hoá dân gian độc đáo của Việt Nam; Áo Dài trong thời chiến tranh và khát vọng hoà bình; … Tất cả các đề tài này được thể hiện qua hình ảnh người phụ nữ Việt Nam mặc Áo Dài Việt Nam. 

Trên thực tế, Áo Dài là trang phục truyền thống đặc biệt của Việt Nam và phản ánh những giá trị truyền thống, đan xen yếu tố hiện đại độc đáo. Tuy nhiên, vài chục năm trở lại đây, nhiều nhà thiết kế đã cách tân áo dài trở thành thảm họa thời trang và phá hủy hình ảnh áo dài trong mắt mình. Đồng thời Áo Dài cũng rơi vào tình trạng chiếm đoạt văn hoá.

Áo Dài đại diện cho sự tương phản giữa sự mộc mạc, giản dị nhưng đồng thời cũng rất mạnh mẽ quyến rũ của người phụ nữ Việt Nam. Nó phản ảnh cả sự tích cực và tiêu cực của những giai đoạn lịch sử đã qua mà ở thời kỳ đó, người phụ nữ bị xem thường bởi xã hội xưa và họ phải âm thầm học cách chịu đựng. 

Ở thời kỳ hiện đại, Áo Dài Việt Nam không chỉ là một loại quốc phục mà còn chứa đựng cả bề dày lịch sử, truyền thống văn hóa, quan niệm thẩm mỹ, ý thức và tinh thần dân tộc của người Việt Nam. Trải qua bao biến thiên của xã hội và thời đại, Áo Dài luôn là biểu tượng đẹp của văn hóa dân tộc, là niềm tự hào của người Việt Nam.

Áo Dài không những là quốc phục của đất nước Việt Nam, mà còn là chất liệu sáng tạo quá đỗi quen thuộc với cộng đồng sáng tạo Việt, tuy nhiên, bạn đã làm mới Áo Dài bằng việc đưa ngôn ngữ nhiếp ảnh của bản thân vào trong bộ ảnh? Điều này được xem là điểm lợi thế hay bất lợi?

Vấn đề nằm ở việc quy hoạch và nhận diện về nghệ thuật. Ở các quốc gia Châu Á phát triển như Trung Quốc và Hàn Quốc, một số hình thức nghệ thuật được phát triển để tạo ra nhận diện văn hóa. Tuy nhiên, mình nhận thấy sự ảnh hưởng của nhiếp ảnh thời trang Trung Quốc và Hàn Quốc đôi khi làm mất đi tính nhận diện của nhiếp ảnh thời trang Việt Nam. Mình thấy bất lợi không nằm ở việc chọn Áo Dài làm nhận diện nghệ thuật để đại diện cho Việt Nam. Đây xem như lợi thế và động lực để mình nghiên cứu tính nhận diện trong nhiếp ảnh thời trang Việt Nam để có thể giới thiệu với bạn bè quốc tế.

Có thể thấy, các mẫu áo dài mà bạn chọn trong Portraits of “Ao Dai” đều là những kiểu dáng basic nhất, giữ lại được vẻ đẹp mềm mại, dịu dàng và kín đáo của tà Áo Dài Việt. Đây có phải là điều mà bạn hướng tới trong các tác phẩm của mình?

Mình muốn tập trung sự nhận diện cao nhất ở phôm Áo Dài cơ bản với sự mềm mại, cổ cao, hạn chế sự phá cách và các hình thức bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc.

Bước ra khỏi những cách tạo dáng truyền thống mà đa số người mẫu mặc áo dài thường sử dụng, những người mẫu trong các tác phẩm của Đạt có những cách “vận động với Áo Dài” rất đỗi phóng khoáng và tự do, liệu đây có phải là thông điệp mà bạn muốn truyền tải về người phụ nữ Việt Nam hiện đại?

Mình chọn ra các tính từ để thể hiện hình ảnh Áo Dài đi kèm với danh từ: “Áo Dài”, vì vậy các tính từ sẽ thể hiện trong dự án ảnh này.

Những người mẫu trong bộ ảnh này hầu hết là những người bạn của mình ở nhiều lĩnh vực khác nhau, họ không phải người mẫu thời trang và không hề giống với hình mẫu về vẻ đẹp thường thấy của người mẫu Châu Á (vốn chủ yếu được biết đến từ Trung Quốc – Hàn Quốc). Có những người lần đầu tiên đứng trước ống kính máy ảnh nhưng họ đều thể hiện được nét đẹp hiền dịu, nhân từ, thanh lịch, với những đường nét tự nhiên về cấu tạo khung xương mặt và khuôn mặt của người Việt Nam.

Rõ ràng, Portraits of “Ao Dai” là một dự án dài hơi, đòi hỏi sự quyết tâm và tập trung cao độ. Ngoài ra, sự chỉn chu trong từng bức ảnh là điều mà bất cứ ai chiêm ngưỡng tác phẩm của bạn cũng phải đều công nhận. Điều gì giúp bạn có thể thúc đẩy bản thân hoàn thành đúng deadline, đặc biệt là trong thời điểm mà rất nhiều người đang phải đấu tranh với một nỗi lo sợ mang tên “sự trì trệ”?

Mình luôn đặt câu hỏi: Tại sao chúng ta lại chụp Áo Dài với các kiểu tóc và trang điểm mang cảm hứng Trung Quốc, Hàn Quốc,vvv. Hoặc tại sao có một số nhà thiết kế lại biến Áo Dài thành các thiết kế thảm họa? Điều này chỉ là cảm nhận cá nhân của mình và không thể tránh được sự đụng chạm về quan điểm của mỗi người. Tuy nhiên, nó lại là động lực cho dự án ảnh này.

Bạn có định hướng phát triển nào dành cho dự án Portraits of “Ao Dai” trong thời gian sắp tới không?

Dự án sắp tới sẽ được giới thiệu trên Vogue, cũng như sẽ có buổi triển lãm tại Pháp. Tuy nhiên mình cũng có những sự phát triển để tăng tính nhận diện nhiều nhất về hình ánh Áo Dài Việt Nam đối với bạn bè quốc tế của mình.

Thực hiện: May

Thiết kế: Uyên Nguyễn

Hình ảnh do nhân vật cung cấp

Cùng tác giả

#Tag

áo dài chiron duong idesign signature may nhiếp ảnh

iDesign Must-try

Sans-Phố Typeface: Dự án thiết kế mặt chữ lấy cảm hứng từ các bảng hiệu thủ công trên khắp đường phố Việt Nam
Sans-Phố Typeface: Dự án thiết kế mặt chữ lấy cảm hứng từ các bảng hiệu thủ công trên khắp đường phố Việt Nam
Sự náo nhiệt, hối hả và phần nhìn vô cùng đặc trưng của đường phố Việt Nam luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những nhà sáng tạo Việt.…
Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
A’ Design Award & Competition – Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ theo đuổi mục tiêu vinh danh các công trình thiết kế xuất sắc đã được đề…
New York School và thiết kế đồ hoạ Mĩ giữa thế kỉ 20 (Phần 1)
New York School và thiết kế đồ hoạ Mĩ giữa thế kỉ 20 (Phần 1)
Làn sóng đầu tiên của thiết kế Hiện đại ở Mĩ là do những người nhập cư châu Âu tài năng tìm kiếm trốn thoát chủ nghĩa toàn trị chính…
Những mảng xanh trùng điệp yên bình của vùng đất nông nghiệp Palouse 
Những mảng xanh trùng điệp yên bình của vùng đất nông nghiệp Palouse 
Những ngọn đồi thoai thoải ở vùng Palouse miền bắc Hoa Kỳ với đất đai màu mỡ là kết quả của hoạt động núi lửa cổ xưa và xói mòn…
/Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ - Frida Kahlo
/Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ - Frida Kahlo
Series /Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ là loạt bài giới thiệu và phân tích về chùm tranh tự họa của các họa sĩ…
/Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ - Picasso
/Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ - Picasso
Series /Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ là loạt bài giới thiệu và phân tích về chùm tranh tự họa của các họa sĩ…