Dada (Phần 3) - Các tác phẩm nổi bật

Chúng ta tìm hiểu những tác phẩm Dada nổi bật còn lại trong phần cuối của loạt 3 bài về trào lưu này.

  • Những từ ngữ dâng lên, vai của chúng, chân, cẳng tay, tay của những từ. Au, oi, uh. Một người không nên thốt ra quá nhiều từ ngữ. Một dòng thơ là một cơ hội để loại bỏ tất cả những bẩn thỉu bám chặt vào thứ ngôn ngữ đáng nguyền rủa này, như thể nó được đặt ở đó bởi bàn tay của những kẻ môi giới chứng khoán, bàn tay nhẵn thín bởi những đồng tiền nó nắm. Tôi muốn một từ là nơi bắt đầu cũng là nơi kết thúc. Dada là trái tim của ngôn từ.” – tuyên ngôn của Hugo Ball
  • Chúng ta đã nỗ lực đạt lấy sự hoàn hảo; chúng ta đã muốn một vật thể không tì vết, vì vậy chúng ta đã cắt giấy bằng dao cạo, dán chúng xuống tỉ mỉ, nhưng để rồi chúng bị cong vênh và hư hỏng… đó là lý do tại sao chúng tôi quyết định xé những miếng giấy vốn nhăn sẵn, để trong tác phẩm nghệ thuật hoàn thiện, sự bất hoàn hảo là một phần không thể thiếu, như khi ngay trong lúc sinh ra cái chết đã được xây vào.” – Hans Arp
  • “Mỗi từ mà được nói lên và hát lên ở đây (Cabaret Voltaire) đại diện cho ít nhất một điều: rằng thời đại đáng hổ thẹn này chưa hề thành công trong việc đạt được sự tôn trọng của chúng tôi.” – Hugo Ball
  • Dada cũng giống như những hy vọng của các bạn: không gì
    như thiên đường của bạn: không gì
    như những thần tượng của bạn: không gì
    như những anh hùng của bạn: không gì
    như những nghệ sĩ của bạn: không gì
    như những tôn giáo của bạn: không gì
    – Picabia
  • Tôi chỉ nói về bản thân bởi tôi không mong muốn thuyết phục, tôi không có quyền gì kéo người khác vào con sông của mình, tôi không bắt buộc ai đi theo tôi và mọi người đều thực hành nghệ thuật của họ theo cách riêng.” – Tuyên ngôn Dada, 1918 – Tristan Tzara

Các tác phẩm nổi bật (tiếp)

1917: Đài phun nước của Marcel Duchamp

Bồn tiểu – Bảo tàng nghệ thuật Philadelphia, Philadelphia, Mỹ

Duchamp là nghệ sĩ đầu tiên sử dụng readymade và lựa chọn sử dụng một chiếc bồn tiểu này của ông đảm bảo là đã thách thức và xúc phạm ngay cả những đồng nghiệp nghệ sĩ của ông. Ông tác động khá ít tới chiếc bồn tiểu – chỉ lộn ngược nó và ký lên trên một chữ ký hư cấu. Bằng cách loại bỏ bồn tiểu khỏi môi trường hàng ngày và đặt nó vào bối cảnh nghệ thuật, Duchamp đã đặt ra câu hỏi về các định nghĩa cơ bản của nghệ thuật cũng như vai trò của nghệ sĩ trong việc tạo ra nó. 

Với tiêu đề Đài phun nước (The Fountain), Duchamp đã đưa ra một sự châm biếm khi so sánh mục đích của bồn tiểu cũng như tư cách tác phẩm của nó với các đài phun nước nổi tiếng được thiết kế bởi các nghệ sĩ thời Phục hưng và Baroque. Với sự táo bạo đầy đột phá, tác phẩm Đài phun nước thuộc phong trào Dada đã trở thành biểu tượng của sự bất kính đối với cả các giá trị nghệ thuật và kỹ thuật sản xuất truyền thống. Tác phẩm đã có những ảnh hưởng không nhỏ đối với các nghệ sĩ thế kỷ 20 sau này như Jeff Koons, Robert Rauschenberg, Damien Hirst, và những nghệ sĩ khác.

Vào năm 2018, Damien Hirst tặng bản in tác phẩm miễn phí trị giá 3000-3700$ cho bất cứ ai đặt ra lời chú thích hay nhất cho bức ảnh chụp nghệ sĩ đang mặc quần boxer Calvin Klein màu hồng với tất cùng màu giữa những bức tranh có những chấm màu hồng lớn, đăng lên Instagram chính chủ. Hãy nhớ Hirst đã có tác phẩm lên trị giá tới hơn 19 triệu $ sau thuế, nằm trong danh sách top 10 tác phẩm nghệ thuật đắt nhất thế giới của những nghệ sĩ còn sống.

1919: LHOOQ của Marcel Duchamp

In collotype – Bảo tàng Boijmans Van Beuningen, Rotterdam, Hà Lan

Tác phẩm này là một ví dụ kinh điển về sự bất kính của phong trào Dada đối với nghệ thuật truyền thống. Duchamp đã thay đổi một tấm bưu thiếp giá rẻ của bức Mona Lisa (1517) mà chỉ mới được trả lại cho Bảo tàng Louvre sau khi bị đánh cắp vào năm 1911. Mặc nó vốn là một tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng từ trước, nhưng tất cả những sự quan tâm của công chúng tới nó đến từ vụ kiện đã đảm việc tác phẩm này trở thành một trong những tác phẩm nghệ thuật được tôn kính nhất và nổi tiếng nhất: nghệ thuật với chữ N viết hoa. 

Trên tấm bưu thiếp, Duchamp đã vẽ bộ ria mép và râu dê lên khuôn mặt của nàng Mona Lisa và viết nhãn cho nó là L.H.O.O.Q. Nếu các chữ cái được phát âm theo kiểu tiếng Pháp bản địa, thì cụm từ đọc lên nghe sẽ giống như “Elle a chaud au cul“, dịch nôm na là “Cô ấy có đang nóng mông.” Một lần nữa, Duchamp đã thành công trong việc xúc phạm tất cả mọi người, đồng thời cũng đặt ra những thách thức đối với các giá trị nghệ thuật, sự sáng tạo nghệ thuật và các quy tắc chung.

1919: Cắt bằng dao bếp. Dada qua kỷ nguyên văn hoá bụng bia Weimar cuối cùng ở Đức.

Cắt dán giấy – Phòng trưng bày Quốc gia, Bảo tàng Nhà nước Berlin, Berlin, Đức

Hannah Höch nổi tiếng với những tác phẩm cắt dán và cắt ghép ảnh được tạo nên từ mảnh của các tờ báo và tạp chí, cũng như các thiết kế may và thủ công thường được lấy từ các ấn phẩm mà bà đã đóng góp cho tờ Ullstein. Là một thành viên của CLB Dada ở Berlin, Höch không ngần ngại phê bình văn hóa Đức bằng cách cắt rời hình ảnh của nó theo đúng nghĩa đen và tập hợp lại thành những mô tả sống động, rời rạc, nhưng cũng đầy cảm xúc về cuộc sống hiện đại. 

Tiêu đề của tác phẩm này – Cắt bằng dao bếp. Dada qua kỷ nguyên văn hoá bụng bia Weimar cuối cùng ở Đức (Cut with a Kitchen Knife. Dada through the Last Weimar Beer Belly Cultural Epoch of Germany) đề cập đến sự suy đồi, băng hoại, và phân biệt giới tính của nền văn hóa Đức trước chiến tranh. Tác phẩm phản nghệ thuật phân mảnh này không chỉ lớn hơn và mang tính chính trị hơn những tác phẩm cắt dán thông thường của người nghệ sĩ, mà nó còn làm nổi bật sự phân cực của nền chính trị của Cộng hòa Weimar bằng cách lồng ghép hình ảnh của những nhà cầm quyền với giới trí thức, nhà cấp tiến, giới giải trí và các nghệ sĩ. Những gương mặt nhận biết được bao gồm Marx và Lenin, Pola Negri, và Kathe Kollwitz. Tấm bản đồ châu Âu xác tính các quốc gia mà phụ nữ đã giành được quyền bầu cử cho thấy những phụ nữ mới lên cầm quyền của Đức sẽ sớm “cắt đứt” văn hóa “bụng bia” của nam giới. 

Việc đưa các ấn phẩm thiết kế được sản xuất thương mại của người nghệ sĩ vào những tác phẩm cắt dán đã phá vỡ ranh giới giữa nghệ thuật và thủ công hiện đại, cũng như giữa phạm vi công cộng và riêng tư.

1920: Tinh thần của thời đại chúng ta của Raoul Hausmann

Đầu ma-nơ-canh gỗ với các vật thể khác. Trung tâm Pompidou, Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại quốc gia, Paris, Pháp

Tác phẩm Tinh thần của thời đại chúng ta (The Spirit of our Time) thể hiện sự thất vọng của Hausmann với chính phủ Đức cũng như sự bất lực của chính phủ nước này trước những thay đổi cần thiết để xây dựng một quốc gia tốt đẹp hơn. Tác phẩm là một bức điêu khắc châm biếm, minh họa cho niềm tin của Hausmann rằng một thành viên trung bình của xã hội (suy đồi) “không có năng lực nào ngoài những thứ được gắn lên phía ngoài hộp sọ của anh ta; bộ não vẫn trống rỗng”. 

Do đó, Hausmann sử dụng hình nộm của người thợ làm mũ đại diện cho những người đầu óc đần độn. Những kẻ này chỉ có thể trải nghiệm những thứ đo lường được bằng các công cụ cơ khí gắn trên đầu – thước kẻ, thước dây, đồng hồ bỏ túi, hộp trang sức chứa bánh xe đánh chữ, các nút bấm máy ảnh, một bình đong thủy tinh bị rò rỉ từng được binh lính sử dụng trong chiến tranh và một chiếc ví cũ. Vì vậy, họ không có tư duy phản biện hoặc sự tinh tế. Đồng thời, với đôi mắt trống rỗng, hình nhân này là một con rô-bốt trì độn và mù quáng.

1920: Chim sơn ca Trung Quốc của Max Ernst

Cắt ghép ảnh – Bộ sưu tập cá nhân

Việc sử dụng nghệ thuật cắt ghép ảnh của Ernst mang ít tính chính trị hơn và thi vị hơn so với những nghệ sĩ khác theo phong trào Dada ở Đức, tạo ra những hình ảnh dựa trên sự liên kết ngẫu nhiên của các hình ảnh đặt cạnh nhau. Ông mô tả kỹ thuật của mình là “sự khai thác có hệ thống của tính ngẫu nhiên hoặc kích động một cách có chủ đích sự đối đầu lẫn nhau của hai hoặc nhiều thực thể xa lạ ở một mức độ hiển nhiên không phù hợp – và tia sáng thơ ca vụt qua khi những thực thể này tiếp cận nhau”.

Từ năm 1919 đến năm 1920, Ernst đã thực hiện một loạt tác phẩm cắt dán kết hợp hình minh họa của máy móc trong chiến tranh với chân tay của con người và các phụ kiện đa dạng để tạo ra những sinh vật lai kỳ quái. Do đó, tác phẩm thường là sự kết hợp của nỗi sợ hãi tạo nên bởi vũ khí, các yếu tố lành tính và các tiêu đề thường mang tính trữ tình. Sự thanh thẩy này chắc hẳn có một sự cộng hưởng riêng đối với Ernst, người mang một vết thương trong chiến tranh do súng giật. Ví dụ, trong tác phẩm Chim sơn ca Trung Quốc (The Chinese Nightingale), cánh tay và quạt của một vũ công phương Đông đóng vai trò như tứ chi và mũ của một sinh vật có cơ thể là một quả bom của Anh. Một con mắt đã được thêm vào phía trên giá đỡ ở bên quả bom để tạo ra hiệu ứng của một con chim kỳ dị. Vì vậy, sự kỳ quái của Ernst xoa dịu nỗi sợ với bom. Tiêu đề trên được lấy từ một câu chuyện cổ tích của Hans Christian Andersen.

1921: Hình ảnh Merz 46A. Hình ảnh về trò chơi con ky của Kurt Schwitters

Lắp ráp gỗ, sơn dầu, kim loại, ván gỗ trên ván gỗ của nghệ sĩ – Bộ sưu tập của Tate, Vương quốc Anh

Đây là một ví dụ sớm về tập hợp các vật thể hai chiều và ba chiều được kết hợp với nhau. Từ “Merz” được Schwitters sử dụng để mô tả thực hành nghệ thuật cũng như các tác phẩm cá nhân của ông, là một từ vô nghĩa, giống như “Dada”. Schwitters lấy từ “Merz” từ từ “commerz”, mà theo ông, ý nghĩa của nó là: “Trong Chiến tranh, mọi thứ rơi vào tình trạng hỗn loạn khủng khiếp. Những gì tôi học được ở Học viện chẳng có ích gì…. Mọi thứ đều đã đổ vỡ và những điều mới phải được tạo ra từ những mảnh vỡ ấy; và đây là Merz“. Trong những tác phẩm Hình ảnh Merz của mình, hay còn được gọi là “cắt dán mang tính tâm lý”, ông đã sắp xếp các đồ vật được tìm thấy – thường là các mảnh vụn – trong những bố cục đơn giản để biến những đổ đã bị bỏ đi thành các tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp. Cho dù vật liệu là dây, một cuống vé hay một quân cờ, Schwitters đều coi chúng như bất kỳ vật liệu nghệ thuật truyền thống nào. Merz, tuy nhiên, không mang tính tư tưởng, giáo điều, thù địch, hay chính trị như phần lớn các tác phẩm thuộc phong trào nghệ thuật Dada.

1922: Rayograph của Man Ray

Quang đồ trên giấy ảnh đen trắng

Man Ray là một nghệ sĩ người Mỹ đã dành hầu hết những năm tháng sự nghiệp của cuộc đời mình ở Pháp. Ông gọi các thí nghiệm của mình là rayographs, là cách những bức ảnh được tạo ra bằng cách đặt các đồ vật trực tiếp lên giấy nhạy sáng và phơi sáng chúng. Các đồ vật ngẫu nhiên để lại những dấu vết là những cái bóng, tách chúng ra khỏi bối cảnh ban đầu. Với sự kết hợp kỳ lạ giữa các đồ vật và hình dạng ma mị, các tác phẩm phản ánh mối quan tâm của Dada đối với sự tình cờ và sự vô nghĩa. Cũng như các nghệ sĩ khác thuộc phong trào Dada – giải phóng hội họa và điêu khắc khỏi vai trò truyền thống của nghệ thuật đại diện, Ray làm như vậy đối với nhiếp ảnh – trong tay ông, nhiếp ảnh không còn là tấm gương phản chiếu tự nhiên nữa.

Bản thân việc khám phá ra rayograph của Ray cũng là do tình cờ: sau khi ông quên phơi sáng một hình ảnh và đang đợi hiện ảnh trong phòng tối, ông đã đặt một số đồ vật lên tờ giấy ảnh. Khi nhìn thấy chúng, Tzara đã gọi chúng là “những sáng tạo thuần túy của Dada” và chúng ngay lập tức trở nên nổi tiếng trong những nghệ sĩ có cùng khuynh hướng. Mặc dù Man Ray rõ ràng không phát minh ra quang đồ, nhưng những tác phẩm của ông là những tác phẩm nổi tiếng nhất.

Dịch: Thúy An

Cùng tác giả

#Tag

chủ nghĩa dada Hương Mi Lê Lê Hương Mi may Series Lịch sử thiết kế đồ họa

iDesign Must-try

Maybe bạn nên … Đi! Tháng 04/2024
Maybe bạn nên … Đi! Tháng 04/2024
/Maybe bạn nên … Đi/ là series giới thiệu những sự kiện nổi bật trong tuần hoặc trong tháng mà bạn không nên bỏ lỡ 1. Triển lãm ‘Hoạ Chiêu…
Dự án Rebrand GHTK: ‘DNA của một ‘kỳ lân logistics’ thuần Việt phải đến từ những góc phố, cung đường thân thuộc của đất nước’
Dự án Rebrand GHTK: ‘DNA của một ‘kỳ lân logistics’ thuần Việt phải đến từ những góc phố, cung đường thân thuộc của đất nước’
Giao Hàng Tiết Kiệm (GHTK) là nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển và giao hàng lớn nhất và hàng đầu tại Việt Nam. GHTK đóng vai trò quan trọng…
/Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ - Vincent Van Gogh
/Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ - Vincent Van Gogh
Series /Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ là loạt bài giới thiệu và phân tích về chùm tranh tự họa của các họa sĩ…
Triển lãm cá nhân của Hà Ninh Pham: ‘Fugitive Zone’ sắp sửa mở cửa đón công chúng tại Paris
Triển lãm cá nhân của Hà Ninh Pham: ‘Fugitive Zone’ sắp sửa mở cửa đón công chúng tại Paris
Đã 7 năm kể từ khi Hà Ninh Pham bắt đầu xây dựng cho mình một thế giới riêng trong dự án My Land [1] (Đất Mình), từ lúc còn…
Sans-Phố Typeface: Dự án thiết kế mặt chữ lấy cảm hứng từ các bảng hiệu thủ công trên khắp đường phố Việt Nam
Sans-Phố Typeface: Dự án thiết kế mặt chữ lấy cảm hứng từ các bảng hiệu thủ công trên khắp đường phố Việt Nam
Sự náo nhiệt, hối hả và phần nhìn vô cùng đặc trưng của đường phố Việt Nam luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những nhà sáng tạo Việt.…
Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
A’ Design Award & Competition – Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ theo đuổi mục tiêu vinh danh các công trình thiết kế xuất sắc đã được đề…