Đi tìm lời giải đáp cho nỗi lo âu của phần lớn cư dân đô thị

Trong lĩnh vực quy hoạch đô thị, kiến trúc và công trình xây dựng, thuật ngữ môi trường xây dựng (built environment) đề cập đến môi trường do con người tạo ra, bao gồm nhà cửa, cao ốc, đường phố, vỉa hè, không gian công cộng, vv. Trong nội dung hôm nay, hãy cùng chúng mình tìm hiểu về mối liên hệ ít được biết đến giữa môi trường xây dựng và mức độ hạnh phúc của con người nhé!

Môi trường xây dựng và mức độ hạnh phúc của con người có mối liên hệ mật thiết.

Một số nghiên cứu của các giáo sư đến từ trường Đại học Tufts, Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng những cư dân ở trong các thành phố đông đúc có xu hướng kém hạnh phúc hơn so với người sống ở vùng ngoại ô. Họ có tỷ lệ trầm cảm cao hơn đến 40% và độ lo âu thì nhiều hơn 20% so với người ở các vùng khác. Mật độ dân cư đông đúc, cơ sở hạ tầng ưu tiên cho phát triển kinh tế và công nghiệp khiến con người dần trở nên xa cách với thiên nhiên và không khí trong lành. Qua đó, các chuyên gia nhận thấy sự liên kết mạnh mẽ giữa độ hạnh phúc và hài lòng của con người đến với môi trường sống xung quanh họ.

Một số nghiên cứu của các giáo sư đến từ trường Đại học Tufts, Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng những cư dân ở trong các thành phố đông đúc có xu hướng kém hạnh phúc hơn so với người sống ở vùng ngoại ô.

Trong một buổi nói chuyện tại hội nghị của Hiệp hội Quy hoạch Hoa Kỳ, giáo sư Justin Hollander thuộc khoa chính sách và quy hoạch môi trường đô thị tại đại học Tufts, cho biết các chuyên gia và kiến trúc sư nên cảm thấy mình có trách nhiệm đối với môi trường xây dựng, vì qua đó có thể làm tăng hoặc giảm chất lượng cuộc sống của người dân.

Các chuyên gia và kiến trúc sư nên có trách nhiệm đối với môi trường xây dựng vì chúng có thể làm tăng hoặc giảm chất lượng cuộc sống của người dân.

“Chúng ta thường có phản ứng vô điều kiện với các hình khối, hoa văn và màu sắc. Những gì ta nhận thức được thực sự chỉ là bề nổi của tảng băng, bởi trí não con người thường chỉ biết được đến 5% những gì thực sự đang diễn ra đối với mình,” vị giáo sư cho biết trong quyển sách Cognitive Architecture: Designing for How We Respond to the Built Environment (Tạm dịch: Kiến trúc Nhận thức: Thiết kế để phù hợp với cách chúng ta phản ứng trong môi trường xây dựng) mà ông là đồng tác giả cùng với kiến trúc sư, tác giả Ann Sussman.

Con người có xu hướng tìm kiếm “những khuôn mặt” ở từng nơi họ đến.

Từ sâu trong tiềm thức, loài người thường cảm thấy an toàn ở những không gian được tổ chức gọn gàng, chặt chẽ và không bị khuất tầm nhìn. Bên cạnh đó, họ còn có xu hướng tìm kiếm “những khuôn mặt” ở từng nơi họ đến. Con người cảm thấy hạnh phúc khi được giao tiếp, công nhận và sống trong một cộng đồng có mối quan hệ gắn kết. Dù là người hướng nội hay hướng ngoại, ai cũng cần được kết nối với người khác để thúc đẩy những giá trị bên trong họ. Đó có lẽ là lý do vì sao kiến trúc truyền thống thường mô tả phần “mặt người” qua việc sắp xếp cửa đi ở trung tâm chính diện của ngôi nhà với các cửa sổ ở hai bên.

Nghiên cứu thú vị của giáo sư Hollander về phản ứng tự nhiên của con người đối với môi trường xây dựng.

Tại đại học Tufts, giáo sư Hollander đã nghiên cứu về phản ứng tự nhiên của các sinh viên đối với hàng loạt bức ảnh về môi trường xây dựng. Thông qua phần mềm theo dõi ánh mắt, ông tìm ra những sự thật thú vị về các phản xạ vô điều kiện ở 30 sinh viên tham gia thí nghiệm. Đối với tấm ảnh đầu tiên về một ngôi nhà có kiến trúc truyền thống, ánh nhìn của họ đặt nhiều vào phần cửa ra vào các các cửa sổ. Nhưng khi qua đến một công trình thư viện với toàn là mặt kính, có lẽ vì chúng không có kết cấu của một dạng “mặt người” nên những ánh nhìn sẽ chú mục vào phần rìa của tòa nhà cho thấy bầu trời quang đãng. (Trong tấm ảnh bên trên, phần màu đỏ cho thấy điểm nhìn cao nhất, tiếp đến là màu cam; những phần màu xanh cho thấy điểm nhìn ít được quan tâm nhất).

Bên cạnh những yếu tố thường được đề cập như dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và không khí, tiếng ồn và đám đông thì cơ sở hạ tầng cũng là một điều đáng phải quan tâm.

Kết quả của thí nghiệm trên cho ta thấy phản xạ không điều kiện và xu hướng tự nhiên của chúng ta đối với các vật thể trong môi trường xây dựng. Loạt hình ảnh và cảm giác được thu nạp hằng ngày sẽ có tác động đến với sức khỏe tinh thần và thể chất của con người. Trong khi đó, tỷ lệ người mắc các bệnh về sức khỏe tâm thần, đặc biệt ở các thành phố lớn, đang ngày càng tăng ở Hoa Kỳ. Bên cạnh những yếu tố thường được đề cập như dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và không khí, tiếng ồn và đám đông thì cơ sở hạ tầng cũng là một điều đáng phải quan tâm.

Hiện nay, những công trình xây dựng dù thuộc về cá nhân, doanh nghiệp hay cộng đồng phần lớn đều trông như những khối hộp vây lấy con người, làm ngăn cách sự giao tiếp đối với những người xung quanh.

Nhìn tổng thể vào quy hoạch của những đô thị phát triển trên thế giới, chúng ta chỉ thấy rất nhiều tòa nhà bê tông chọc trời, những công trình xây dựng dù thuộc về cá nhân, doanh nghiệp hay cộng đồng phần lớn đều trông như những khối hộp vây lấy con người, làm ngăn cách sự giao tiếp đối với những người xung quanh. Sống trong môi trường như vậy, làm thế nào con người đáp ứng được nhu cầu tự nhiên bên trong họ? Đó là tìm kiếm cảm giác an toàn thông qua mối quan hệ trong cộng đồng.

Đã đến lúc những nhà quy hoạch, kiến trúc sư và chuyên gia đầu ngành cần quan tâm hơn đến với chất lượng của môi trường xây dựng trong từng công trình mình đã và đang thực hiện.

Có lẽ, đã đến lúc những nhà quy hoạch, kiến trúc sư và chuyên gia đầu ngành cần quan tâm hơn đến với chất lượng của môi trường xây dựng trong từng công trình mình đã và đang thực hiện. “Hãy bắt đầu với sự kết nối với mọi người. Từ chối những khối nhà khép kín với kích thước khổng lồ. Hãy tạo dựng một công trình khiến mọi người cảm thấy thoải mái và được kết nối, qua việc sử dụng yếu tố chiều sâu, ngôn ngữ hoa văn, màu sắc, chi tiết, sáng tạo để xóa nhòa khoảng cách giữa các tòa nhà và không gian đô thị.” Nikos Salingaros, giáo sư tại đại học Texas cho biết.

Hãy tạo dựng một công trình khiến mọi người cảm thấy thoải mái và được kết nối, qua việc sử dụng yếu tố chiều sâu, ngôn ngữ hoa văn, màu sắc, chi tiết và sáng tạo để xóa nhòa khoảng cách giữa các tòa nhà và không gian đô thị.

Bài viết: Gấu Trúc

Nguồn tham khảo: Archdaily

Cùng tác giả

#Tag

gấu trúc kiến trúc kiến trúc sư môi trường môi trường sống nghệ thuật và thiết kế quy hoạch đô thị đô thị

iDesign Must-try

Isamu Noguchi (Phần 1)
Isamu Noguchi (Phần 1)
Isamu Noguchi – một nghệ sĩ và nhà thiết kế Nisei tức là người Nhật thế hệ thứ hai (tại Mĩ và Canada) – đóng vai trò rất quan trọng…
ELLE Fashion Show 2023: Giao lộ thời trang & Kiến trúc
ELLE Fashion Show 2023: Giao lộ thời trang & Kiến trúc
Ngày 07/12/2023 – ELLE Fashion Show 2023 chính thức công bố chủ đề GIAO LỘ THỜI TRANG & KIẾN TRÚC sẽ diễn ra vào ngày 20/12/2023 tại Dinh Độc Lập,…
Các tác phẩm sắp đặt môi trường tạm thời lấy cảm hứng từ ‘những ham muốn đối lập của con người’ 
Các tác phẩm sắp đặt môi trường tạm thời lấy cảm hứng từ ‘những ham muốn đối lập của con người’ 
Những tấm vải tuyn thanh tao với chuyển động ma mị trên đồng cỏ và dưới những tán cây được ghi lại trong những bức ảnh mới nhất của Thomas…
Kasaya - nhà hàng chay với thiết kế lấy cảm hứng từ vạt áo cà sa
Kasaya - nhà hàng chay với thiết kế lấy cảm hứng từ vạt áo cà sa
Công trình được xây dựng trên khu đất 20x20m của phố Hàng Than (Hà Nội), với 8 tầng, trong đó 4 tầng nhà hàng, 1 tầng khối phụ trợ –…
12 bài viết được yêu thích nhất tại iDesign năm 2022
12 bài viết được yêu thích nhất tại iDesign năm 2022
Trước khi kết thúc năm 2022 và bước sang năm 2023 đầy hứa hẹn, hãy cùng chúng mình điểm lại 12 bài viết được các độc giả yêu thích nhất…
Copenhagen giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu với kiến ​​trúc chống chịu khí hậu
Copenhagen giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu với kiến ​​trúc chống chịu khí hậu
Với việc Copenhagen (thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của Đan Mạch) đăng cai Đại hội Kiến trúc sư Thế giới UIA, thành phố đặt mục tiêu…