Điểm qua các họa sĩ đồng tính nữ nổi bật trong lịch sử nghệ thuật tại Châu Âu (1850-1950) - Phần 1

Thuật ngữ ‘lesbian artist‘ (họa sĩ đồng tính nữ) xuất phát từ phong trào nữ quyền những năm 70.

Tôi sử dụng thuật ngữ lesbian artists như một khái niệm bao trùm trong bài viết này, mô tả về các họa sĩ nữ yêu phụ nữ và chọn làm theo mong muốn của họ cũng như dấn thân vào các mối quan hệ lãng mạn với phụ nữ thay vì tuân theo quy tắc châu Âu (heteronormative – dị hóa) để được cưới nhau.

Nhà thơ Hy Lạp Sappho cho rằng tình yêu luyến ái giữa phụ nữ có ít nhất 1,825 văn bản bằng tiếng Anh, châm ngòi cho việc sử dụng các từ như ‘sapphist‘, và ‘sapphism‘. Danh từ ’đồng tính nữ’ (lesbian) được ghi nhận lần đầu tiên trong Từ điển y tế Billing năm 1890. Khoảng năm 1900, các thuật ngữ invert, lesbian, homosexualhomosexuality thường dùng thay thế qua lại với sapphistsapphism.

Bài viết được thực hiện bởi tác giả Birthe Havmoeller.


Các nghệ sĩ đồng tính nữ trong bài viết về ‘Lịch sử nghệ thuật đồng tính nữ ở châu Âu 1850 – 1950’ đã được lựa chọn thông qua nghiên cứu trên Internet (tháng 3 năm 2017).

Mạng lưới không chính thức của các nghệ sĩ đồng tính nữ ở châu Âu trước năm 1950 và mối quan hệ yêu đương có thể đã ảnh hưởng đến thực tiễn sáng tạo của họ. Các họa sĩ đồng tính nữ đều không để lại nhiều thông tin rõ ràng về mức quan trọng của những người tình lãng mạn hay ‘người vợ’ có là nguồn cảm hứng sáng tạo hay không, có hướng dẫn và hỗ trợ đạo đức hoặc tài chính hay không; hoặc nhật ký cá nhân của họ đã bị mất trong chiều dài lịch sử. Bài viết này chỉ cho thấy một phần thoáng qua về cuộc sống của họ.


Rosa Bonheur (1822 – 1899)

Horse Fair bởi Rosa Bonheur (1852 – 1855).
Đây là cảnh tượng của chợ bán ngựa tại Paris. Mái vòm của La Salpêtrière có thể được nhìn thấy ở hậu cảnh.

Họa sĩ người Pháp Rosa Bonheur (1822 – 1899) nổi tiếng vừa là một nghệ sĩ vừa là một người đồng tính nữ. Cô có niềm yêu thích mãnh liệt với ngựa, các chú bê, chó và các động vật thuần hóa khác. Sự ủy thác của chính phủ Pháp dẫn đến thành công lớn đầu tiên của Rosa Bonheur: tác phẩm Ploughing in the Nevernais, được trưng bày vào năm 1849. Công trình nổi tiếng nhất của cô, Horse Fair hoành tráng với chiều cao 2,5 m và rộng 4,90 m được hoàn thành vào năm 1855.

Rosa mặc quần áo nam khi cô làm việc với những loài động vật và dùng chúng làm mẫu vẽ cho mình. Cô sống trong mối quan hệ 45 năm với Nathalie Micas.

Sau cái chết của Natalie, nghệ sĩ người Mỹ Anna Elizabeth Klumpke trở thành người vợ thứ hai và người viết tiểu sử của Rosa. Tiểu sử minh họa phong phú ấy được xuất bản năm 1909 với tên Rosa Bonheur: sa vie, son oeuvre.


Mary Lloyd (1819 – 1896)

Mary Lloyd là một nhà điêu khắc người xứ Wales. Năm 1853, cô làm việc trong xưởng vẽ của đồng nghiệp John Gibson ở Rome. Cô là thành viên của nhóm nghệ sĩ quốc tế tại Rome cùng với các nghệ sĩ khác, ví dụ như nhà điêu khắc đồng tính nữ người Mỹ Harriet Hosmer.

Mary Charlotte Lloyd.jpg
Chân dung Mary Charlotte Lloyd. Nguồn ảnh: en.wikipedia

Năm 1859, Mary trở nên độc lập về tài chính sau cái chết của cha mình. Vào mùa đông năm 1861-62, cô gặp Frances Power Cobbe, một nhà văn và nhà vận động quyền bầu cử của phụ nữ. Họ yêu nhau say đắm và đến năm 1863 thì định cư cùng nhau ở London. Ngay sau ấy, Mary kết thúc sự nghiệp của mình. Tuy nhiên, cô còn được biết đến là một người bạn lâu năm của nghệ sĩ người Pháp Rosa Bonheur. Mối quan hệ giữa Mary và Frances kéo dài trong 34 năm cho đến khi Mary qua đời năm 1896.


Louise Abbéma (1853 – 1927)

Chân dung tự họa của Louise Abbéma (1876) và
chân dung Sarah Bernhardt (1875) vẽ bởi Louise Abbéma (1875).

Louise Abbéma là một họa sĩ, nhà điêu khắc và nhà thiết kế người Pháp của Belle Époque. Cô sinh ra trong một gia đình giàu có ở Paris với mối liên hệ tốt với cộng đồng nghệ thuật địa phương. Louise bắt đầu vẽ tranh từ khi còn nhỏ và nhận được sự công nhận đầu tiên cho tác phẩm của mình ở tuổi 23 khi cô vẽ một bức chân dung của nữ diễn viên nổi tiếng người Pháp Sarah Bernhardt (năm 1875), người bạn và người tình trọn đời của cô. Louise trưng bày tác phẩm thường xuyên tại Salon des Artistes Françai ở Paris cho đến năm 1926.


Ambrosia Tønnesen (1859 – 1948)

Ambrosia Tønnesen mặc quần bó hoa
(trang phục phổ biến cho phụ nữ vào những năm 1890)
khi cô làm việc trong studio của mình.

Nhà điêu khắc người Na Uy Ambrosia Tønnesen đã nghiên cứu nghệ thuật tại Copenhagen, Đan Mạch vào năm 1884. Cô trình bày các tác phẩm đầu tiên tại một triển lãm ở thành phố Bergen, Na Uy cùng năm. Một năm sau, Ambrosia đến Berlin để tiếp tục học nghệ thuật.

Năm 1887, cô chuyển đến Paris, nơi cô học và làm việc hơn 20 năm. Ambrosia đã gặp vợ người Anh Mary Banks vào năm 1888; họ sống với nhau 30 năm ở Paris và thành phố Bergen, Na Uy.


Sigrid Blomberg (1863 – 1941)

Sigrid Blomberg là một nhà điêu khắc người Thụy Điển. Cô lớn lên ở vùng quê của quận Småland phía nam Thụy Điển và chuyển đến Stockholm khi 21 tuổi để học nghệ thuật.

Cô học điêu khắc tại Học viện Nghệ thuật Stockholm, và sau đó tiếp tục học lên ở Dresden, Đức. Năm 1890, cô nhận được một nhiệm vụ quan trọng: tác phẩm điêu khắc nhóm thay đổi cho nhà thờ Oskarshamn, Thụy Điển. Điều này dẫn đến nhiều tác phẩm quan trọng hơn, trong số những công trình quan trọng khác cho sự kiện Bebådelsen (Truyền tin) mà cô đã thực hiện ở Ý cho Nhà nước Thụy Điển.

Cô làm việc tại Florence, Ý trong một vài năm trước khi trở về Stockholm. Sigrid Blomberg làm việc với nhiều chất liệu. Trong những năm đầu, cô chỉ làm việc với gỗ, sau đó cô dùng các vật liệu bao gồm đất sét, thạch cao, đá cẩm thạch, đồng và đá. Cô chủ yếu tạo ra các tác phẩm cho không gian công cộng và tránh trưng bày tác phẩm của mình trong các triển lãm. Có lẽ có một số lý do cho sự miễn cưỡng này và ngày nay cô đã được ghi vào lịch sử nghệ thuật quê nhà.

Image result for Sigrid Blomberg
Tác phẩm điêu khắc “Bebådelsen”, Sigrid Blomberg.
Chất liệu: Gốm sứ

Năm 1904, Sigrid Blomberg đã xây dựng một nơi cư trú mùa hè tại quê hương Småland nơi cô làm việc trong nhiều năm. Bạn đồng hành trong cuộc đời cô là nhà sử học và nhà văn Sigrid Leijonhufvud.


Đồng tính nữ trong trí tưởng tượng của các họa sĩ nam vào thế kỉ 19

Họa sĩ thời kì Pre-Raphaelite người Anh và người đồng tính Do Thái Simeon Solomon (1840 – 1905) miêu tả nhà thơ đồng tính nữ Sappho trong bức tranh Sappho and Erinna in a Garden at Mytelene (1864). Họa sĩ người Pháp Gustave Coubert (1819 – 1877) đã vẽ Le Sommeil / The Sleepers (1866). Không hề nghi ngờ rằng Coubert đã vẽ bức tranh giả tưởng với tư cách một người dị tính nam về hai người phụ nữ khỏa thân cùng nhau trong bức tranh ấy. Một vài năm sau bức tranh đã bị cấm trưng bày.

Sappho and Erinna in a Garden at Mytilene, vẽ bởi Simeon Solomon (1864).

Họa sĩ thời kì Post-Impressionism, Henri de Toulouse-Lautrec, cũng vẽ tranh về đồng tính nữ. Ông đã thực hiện một số bức tranh thực tế về tình bạn và mối quan hệ mật thiết giữa phụ nữ như In Bed: The Kiss (1892) và Les deux amies (1895).

Góc nhìn nam tính và sự miêu tả các nghệ sĩ nam về đồng tính nữ đã biến chủ đề này thành đối tượng khiêu dâm để thỏa ham muốn của nam giới. Xu hướng sản xuất hình ảnh đồng tính nữ khiêu gợi dành cho người tiêu dùng nam đã nở rộ đến mức lesbian art (nghệ thuật đồng tính nữ) hôm nay là một từ nói giảm nói tránh cho những người phụ nữ khỏa thân đầy “mời gọi” và hình ảnh “nhạy cảm” về đồng tính nữ được tạo ra bởi nam giới, cho người tiêu thụ là nam.

Các thử nghiệm năm 1895 của nhà văn người Anh Oscar Wilde đã giúp định hình bản sắc nổi bật của người đồng tính như là kẻ phạm tội hình sự, vừa là người nghệ sĩ phóng túng. Có hàng loạt báo chí đưa tin rộng rãi về những thử nghiệm này và Oscar Wilde bị buộc tội ‘không đứng đắn’ (gross indecency), một hành động chỉ có thể được thực hiện bởi ‘nam nhân’ (male persons); phụ nữ không thể phạm tội thiếu đứng đắn, ít bị kết án hơn vì hệ thống luật pháp ở Anh không thể tưởng tượng được khả năng tình dục đồng tính nữ trong thế kỷ 19.

(còn tiếp)


Nguồn: femininemoment

Cùng tác giả

#Tag

art history Heirstory lesbian lịch sử nghệ thuật nữ họa sĩ đồng tính đồng tính nữ

iDesign Must-try

Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Tính khái niệm trong Design Decisions (tạm dịch: Quyết định thiết kế) của một thiết kế hay là hành trình những cảm xúc Cheryl Vo sẽ được mở khóa từ…
Nghệ thuật Phi thẩm mỹ
Nghệ thuật Phi thẩm mỹ
Nghệ thuật có thể xấu xí không? Chúng ta đang sống trong một thế giới xoanh quanh cái đẹp. Nghệ thuật là một hoạt động mang tầm quốc tế đồng…
Định nghĩa của Nghệ thuật
Định nghĩa của Nghệ thuật
Có nhiều sản phẩm nghệ thuật trên khắp thế giới. Và cũng có nhiều thứ trên đời này không phải những tác phẩm nghệ thuật. Vậy làm sao để ta…
Mọi điều về Jean-Michel Basquiat, một họa sĩ từ cốt lõi
Mọi điều về Jean-Michel Basquiat, một họa sĩ từ cốt lõi
Mặc dù cuộc đời của ông ngắn ngủi một cách đáng buồn, nhưng những bức tranh thô mộc, cấp tiến của Jean-Michel Basquiat đã tạo được ảnh hưởng lâu dài…
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 3): Các tác phẩm tiêu biểu
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 3): Các tác phẩm tiêu biểu
Trong phần cuối cùng của chuỗi bài Hiện thực, chúng ta cùng tìm hiểu các tác phẩm nổi bật và quan trọng đối với trào lưu - được sắp xếp…
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 1): Tóm lược, ý tưởng chính và thành tựu, những sự khởi đầu
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 1): Tóm lược, ý tưởng chính và thành tựu, những sự khởi đầu
Gustave Courbet nói rằng ông vẽ “người thị trường, nặng 180kg, vị linh mục quản xứ, công lý của hoà bình, người mang thánh giá, công chứng viên Marlet, vị…