Đột phá mới với kĩ thuật in ảnh bằng đất và đá, cho ra chất ảnh xịn hơn bao giờ hết

Nhiếp ảnh gia Calvin Grier vốn được xem là bậc thầy của kĩ thuật in chuyển carbon (carbon transfer printing). Trong vài tháng qua, Grier đã nâng cấp kĩ thuật này lên một tầm cao mới bằng cách tạo ra các ảnh in bằng bụi đất tự nhiên. In ảnh màu bằng bụi đất ư?! Nghe có vẻ khó tin nhỉ, nhưng hoàn toàn là sự thật đấy.

Kĩ thuật in chuyển carbon được Grier dành hàng trăm giờ đồng hồ và hàng nghìn đô la để nghiên cứu sử dụng gelatin sắc tố thay cho thuốc nhuộm hay muối bạc thông thường để tạo màu. Các sắc tố này được Grier sàng lọc qua hàng trăm mẫu đất từ khắp nơi trên thế giới để chọn các loại đất tạo màu tốt nhất cho bản in.

Cuối cùng, Grier đã tìm được 5 loại đất tạo ra 5 màu cơ bản:

  • Màu đỏ từ ​​đất ở Morocco
  • Màu xanh lá và vàng từ đất ở Pháp
  • Màu đen từ bồ hóng (hợp chất bột đen carbon được hình thành từ quá trình đốt cháy không hoàn toàn gỗ, than đá và kim loại)
  • Màu xanh lam từ đá thanh kim (còn được gọi là đá Lapis Lazuli, loại đá được xếp loại bán quý hiếm trong tự nhiên)

Sau khi nghiền đất và đá thành bột cực mịn, Grier hòa tan từng loại bột màu đó với nước, gelatin, đường và một loại muối bắt sáng để tạo ra nhũ tương ảnh. Sau đó, lớp phủ của nhũ tương ảnh sẽ được sử dụng để tạo ra các màng phim bắt sáng.

Sau khi hoàn tất phần chuẩn bị màu, Grier tiếp tục nghiên cứu đến quy cách in. Grier cho biết anh sử dụng các ảnh được định dạng màu kỹ thuật số tiêu chuẩn RGB, sau đó sẽ chuyển đổi chúng ra 10 ảnh âm bản khác nhau và in lên các tấm phim bạc bằng tia laser có độ chính xác cao.

Calvin Grier tạo ra 10 âm bản khác nhau để tạo màu cho từng lớp ảnh trước khi ghép chúng lại với nhau

Tiếp theo, Grier chiếu tia cực tím công suất cao vào các tấm phim đã được phủ nhũ tương tương ứng với từng âm bản của bức ảnh. Khi tia cực tím tiếp xúc với nhũ tương, các gốc tự do sẽ được giải phóng giúp làm cứng các phần màu được phủ nhũ và giúp chúng bám chặt trên tấm phim. Các phần còn lại của bức ảnh không được phủ nhũ tương sẽ được loại bỏ bằng cách rửa qua nước nóng thông thường. Áp dụng phương thức đó cho từng âm bản, từng lớp màu của bức ảnh dần xuất hiện một cách rõ nét và chuẩn xác.

Thời gian để hoàn thiện một lớp màu như vậy mất khoảng 1.5 giờ đồng hồ. Vì thế, Grier thường mất khoảng 24 giờ đồng hồ để hoàn tất tất cả các lớp màu của một bức ảnh.

Nói về ưu điểm của kĩ thuật in màu bằng đất, Grier khẳng định “Chúng cho ra các bản in có kết cấu màu mượt mà hơn nhiều so với các bản in phun chất lượng cao. Thậm chí, độ chuẩn màu sắc của kĩ thuật này cũng có sự ổn định theo thời gian cao hơn so với các chất màu hiện đại.”

“Vì các sắc tố chế tác từ đất và đá đã tiếp xúc với oxy, tia cực tím và axit trong bầu khí quyển suốt hàng triệu năm, vì vậy chúng có xu hướng ở dạng cơ bản nhất. Chúng sẽ không bị phân hủy hoặc mờ đi như nhiều chất màu tổng hợp.”, Grier chia sẻ thêm.

Ảnh được in từ màu hiện đại (phải) không đạt được độ mượt như màu in từ kĩ thuật in chuyển carbon với màu từ bụi đất
Cận cảnh bề mặt bức ảnh được in bằng màu thiên nhiên
Bức ảnh hoàn chỉnh được in từ màu đất và đá thiên nhiên của Calvin Grier

Bạn có thể tìm hiểu thêm về công việc in ấn của Grier trên website của anh ấy, The Wet Print. Grier cho biết anh đang có kế hoạch tiếp tục hoàn thiện thêm quy trình này thêm trong những năm tới.

Toàn cảnh quá trình in ảnh màu từ đất và đá thiên nhiên của nhiếp ảnh gia Calvin Grier

Biên tập và dịch: Thùy Vân
Nguồn: PetaPixel

Cùng tác giả

#Tag

calvin grier carbon print hệ màu RGB in ấn kỹ thuật in

iDesign Must-try

Từ poster đến web: Mối tương quan giữa thiết kế in ấn và kỹ thuật số (Phần 2)
Từ poster đến web: Mối tương quan giữa thiết kế in ấn và kỹ thuật số (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã khám phá một số mối tương quan giữa thiết kế poster và thiết kế web. Trong phần hai này chúng ta sẽ tiếp tục…
Từ poster đến web: Mối tương quan giữa thiết kế in ấn và kỹ thuật số (Phần 1)
Từ poster đến web: Mối tương quan giữa thiết kế in ấn và kỹ thuật số (Phần 1)
Trong hàng thập kỉ qua, hình ảnh luôn đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử loài người. Từ những bản vẽ sơ khai trong hang động, những biểu tượng,…
Từ A - Z các thuật ngữ nghệ thuật có thể bạn chưa tỏ tường (phần 5)
Từ A - Z các thuật ngữ nghệ thuật có thể bạn chưa tỏ tường (phần 5)
Việc nắm được một số thuật ngữ là điều cần thiết khi tìm hiểu và học hỏi về các kiến thức nghệ thuật, từ đó tạo nên nền tảng vững…
Triển lãm của Khô Mực Studio, đi xem người trẻ vẽ thế giới tâm linh huyền bí
Triển lãm của Khô Mực Studio, đi xem người trẻ vẽ thế giới tâm linh huyền bí
Các hoạ sĩ thể hiện một cách đầy ma mị hình tượng 44 loài ma quỷ, yêu tinh đến từ các điển tích dân gian quen thuộc, truyền thuyết đô…
Không chủ đích đi tìm phong cách đặc trưng, Studio Helmo đa dạng để thoát khỏi chính mình
Không chủ đích đi tìm phong cách đặc trưng, Studio Helmo đa dạng để thoát khỏi chính mình
“Một phong cách đặc trưng không phải là thứ chúng tôi tìm kiếm. Thậm chí có thể nói rằng chúng tôi luôn luôn cố gắng thoát ra khỏi việc lặp…
Hệ màu RGB, CMYK, PMS khác nhau thế nào và dùng sao cho đúng?
Hệ màu RGB, CMYK, PMS khác nhau thế nào và dùng sao cho đúng?
Nếu từng thực hiện các dự án thiết kế cho mảng ngành kĩ thuật số hay in ấn, bạn hẳn không xa lạ gì với các hệ màu có tên…